Hạng B2
26/10/04
192
0
18
38
TP Hồ Chí Minh
Đấy là ý kiến các nhân em. Hứng lên thì phăng tí chút về mấy vấn đền vĩ mô đó mà. Chẳng biết thế nào, các bác đánh giá hộ. Dù sao đây cũng là vấn đề cần được bàn nhiều hơn trên OS. Không nên chỉ bó hẹp thảo luận với vấn đề công nghệ hay văn hóa xe.

Khủng hoảng tại General Motors. Nền kinh tế hãm phanh

“Những gì tốt cho GM là tốt cho nước Mỹ và ngược lại”, câu nói nổi tiếng của ông Charles Erwin Wilson, cựu bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, người đã từng giữ chức chủ tịch GM thập niên 1950 chứng tỏ 1 điều rằng, General Motors không phải là 1 nhân vật đơn giản, nếu ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế sâu sắc thế nào thì trong trường hợp sự việc tại GM không mấy lạc quan thì nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ ra sao?

Hãy trở lại với thời gian cách đây khỏang 50 năm, giai đoạn nóng nhất của ngành công nghiệp ô tô Hoa Kỳ. Nền kinh tế quốc gia hùng mạnh thực chất hưởng lợi từ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2. Hoa Kỳ chiếm vị trí số 1 trong mọi lĩnh vực, nhất là ngành công nghiệp ô tô. Detroit, nơi sản sinh ra những vị anh hùng của nền kinh tế Hoa Kỳ, là căn cứ của 3 gã khổng lồ trong ngành công nghiệp ô tô thế giới (Big Three) cùng hàng loạt các nhà máy sản xuất và cung ứng phụ tùng lớn nhất Hoa Kỳ. Những hợp đồng kinh doanh béo bở, những phi vũ đầu tư sinh lãi, thị trường khu vực rộng lớn với mức thu nhập cao của người dân, thành phố với hơn 900.000 dân này (số liệu năm 2003) như trở thành điểm yếu của nền kinh tế Hoa Kỳ. Chỉ cần 1 vấn đề nhỏ xuất phát từ trung tâm Renaissance, thủ phủ của GM, lập tức những rúng động trên thị trường chứng khoán New York sẽ không thể tránh khỏi.

Thập niên 1950, nhìn vào thị trường xe hơi Hoa Kỳ ta sẽ thấy rõ niềm tự hào của người Mỹ. Với hơn ½ số lượng xe hơi lưu hành trên đất Mỹ mang các nhãn hiệu của GM, tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới này có mức thu nhập hàng năm chiếm hơn 1% GDP của Hoa Kỳ, lèo lái cả 1 nền kinh tế thời hậu chiến. Thế nhưng khi thời gian trôi qua thì sự vật hiện tượng phải thay đổi, không có gì là vĩnh cửu, đó là tất yếu của cuộc sống. Thế kỷ 21 đánh dấu những khó khăn đáng kể và triên miên của những kẻ từng xưng hùng xưng bá tại vùng đất được ven bờ Đại Ngũ Hồ. Thực ra điều này đã được dự báo từ lâu khi những chiếc xe mang quốc tịch của xứ sở mặt trời mọc xuất hiện trên đất Mỹ và cho đến lúc Honda xây dựng nhà máy sản xuất xe Accord đầu tiên của người Nhật tại Ohio, cuộc chiến mới thật sự bắt đầu. Trở lại với hiện tại, lợi thế đang nghiêng về phía Toyota và khó khăn đang đè lên vai GM sau nhiều năm gần đây, thị phần sụt giảm “đều đặn”, sa thải nhân công triền miên và công suất sản suất giảm mạnh và … những khoản tiền khổng lồ ra đi vào những chuyện không đâu. Phải chăng GM đã không còn ảnh hưởng đối với nền kinh tế Hoa Kỳ khi doanh thu quý I năm nay của hãng chỉ chiếm 0.4% GDP cả nước. Thục ra với tình trạng suy yếu hiện nay, General Motors vẫn là 1 lực lượng quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, dễ thấy rằng những kết qủa tài chính mà GM đưa ra đã ảnh hưởng nhiều đến lòng tin của người tiêu dùng, tạo hiệu ứng dây chuyền xấu cho nhiều ngành công nghiệp liên quan hoặc thậm chí không liên quan, từ những ngành công nghiệp phụ trợ cho đến … ngành quảng cáo hay … y tế. Đó là sự thật, nhưng nguy hiểm hơn thế, người ta không thể ngăn chặn được những tác động lên vùng nhạy cảm nhất của nền kinh tế thế giới, phố Wall. Được mệnh danh là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, thị trường chứng khoán New York là công cụ đo nhiệt độ nền kinh tế toàn cầu. Mọi phiên giao dịch và các biến động chỉ số chứng khoán trên sàn đều được dõi theo bởi các chuyên gia quan sát kinh tế, các nhà đâu tư cũng như bất kỳ ai quan tâm đến kinh tế tài chính. Tại đây, tâm lý của giới đầu tư và thương buôn cổ phiếu có sức ảnh hưởng nhất đến sự thịnh vượng của bất kỳ các tổ chức phát hành cổ phiếu hay các trung gian tài chính nào. Thực tế, giá trị cổ phiếu sẽ phản ánh hoàn toàn giá trị của doanh nghiệp. Bởi thế, GM đang lo ngại về sự rớt giá mạnh mẽ khi giá cổ phiếu của hãng tiếp tục giảm xuống còn $25,46/cổ phiếu. Trong quý I năm nay, hãng đã công bố khoản lỗ $1,1 tỷ và rút lại kế hoạch đạt mức lợi nhuận từ $1 – $2 tính trên 1 cổ phiếu, theo đó GM chỉ còn thu được khoảng 61 cent lợi nhuận 1 cổ phiếu, theo tính toán của Reuters Estimates.Tại Châu Âu, dòng chi của hãng là $4,7 tỷ, bao gồm 1,7 tỷ cho khoản cắt giảm nhân lực và phần bồi thường Fiat Auto sau khi chấm dứt hợp đồng liên minh. Thị phần tại sân nhà của GM là 25% trong quý đầu năm so với 34% năm 1992. Năm 2004, hãng đã phải chi $5,2 tỷ trợ cấp y tế cho lực lượng nhân công đông đảo thuộc UAW (Union Auto Worker) và năm nay con số này sẽ tăng lên $5,6 tỷ.

Hiện nay, GM là nhà cung cấp trợ cấp xã hội lớn nhất Hoa Kỳ với hơn 1 triệu công nhân đã và đang làm việc cho hãng. GM đang thật sự khó khăn, nguyên nhân phải chăng do sự chậm cải tiến trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm dẫn đến doanh số bán giảm, sự cạnh tranh ào ạt từ các nhà sản xuất ô tô Châu Á, hay đơn giản là do lượng lao động khổng lồ dường như trở thành 1 gánh nặng tài chính đè lên vai General Motors. Ảnh hưởng của điều này là gì? Nếu so với lực lượng lao động tại Wal-Mart, tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực siêu thị và bán sỉ thì con số của GM không đáng kể. Chỉ riêng tại Mỹ, họ tuyển dụng hơn 1,6 triệu người nhưng họat động kinh doanh vẫn rất hiệu qủa. Dù sao cũng phải nói rằng những khó khăn của GM đã tác động nhiều đến nền kinh tế Mỹ, sau khi đóng cửa hàng lọat các nhà máy, cắt giảm năng suất và sa thải công nhân, ngoại trừ sự sụp đổ của 1 số nhà cung cấp linh kiện phụ trợ, đời sống kinh tế lân cận vùng cũng trở nên trì trệ. Ví dụ như hệ thống nhà hàng và giải trí Café Italino hay Art Deco, khách hàng chủ yếu của họ là người của GM, việc đóng cửa nhà máy làm những người này mất việc và nguồn thu nhập ổn định, chi tiêu của họ vào dịch vụ khác giảm dẫn đến tình trạng “ế” dây chuyền. Từ góc độ đó, ta có dễ dàng suy rộng ra dưới góc nhìn vĩ mô bởi biên giới kinh doanh của GM đâu chỉ gói gọn trên 1 lãnh thổ. Đó là hiệu ứng bên ngoài nên dễ nhận diện. Những ảnh hưởng mang tính chất nội bộ tuy không dễ biết và không phải ai cũng có quyền được biết do tính nhạy cảm của vấn đề mới thật sự quan trọng. Tình hình tài chính không mấy sáng sủa của GM có thể được nhận biết qua báo chí, tin tức hay các cuộc họp báo do chính GM tổ chức phải chăng phản ánh hoàn toàn thực trạng hiện tại. Thậm chí GM không phải là kẻ chơi nhỏ trên sân bóng nhưng việc nó bị chấn thương được minh bạch hóa hoàn toàn sẽ tạo nên lợi thế cho đối thủ và giới “cá độ” bóng đá sẽ phải xem xét lại việc đặt cược cho GM. Nhưng không vì thế mà chúng ta đánh mất lòng tin vào những thông tin mà GM đưa ra. Ngày nay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp luôn được giám sát bởi 1 số tổ chức như Quỹ Đầu tư hay các hãng đánh giá tín dụng bởi đó là cơ sở cho những mục đích đầu cơ và xếp hãng cho vay của họ. Dù sao, GM vẩn chưa tới mức phá sản vì hãng còn đang nắm giữ hơn $23 tỷ tiền mặt và những thông tin lạc quan từ phía Cadillac hay Chevrolet. Hồi đầu tháng, thông tin về việc nhà tỷ phú Kirk Kerkorian, CEO của tập đoàn Tracinda Corp mua lại 28 triệu cổ phiếu trị giá $870 triệu của GM đã dấy lên cú sốc lớn trong giới đầu tư. Đây phải chăng chỉ là hành động cứu trợ đơn giản? Nhưng Kirk không phải là nhân vật tầm thường và nếu hành động của ông là dấu hiệu của sự đầu cơ mạo hiểm thì nó hàm ý rằng GM sẽ vực dậy và phát triển bởi chí ít cũng còn tồn tại những suy nghĩ lạc quan về GM. Và nếu toan tính của Kirk Kerkorian đúng, ông sẽ trở thành kẻ khôn ngoan nhất thế giới và những gì ông thu được sau khi bỏ ra “con tép” chính là “con tôm”.

GM và các con số (2004)
Doanh thu: $193,5 tỷ
Lợi nhuận: $2,8 tỷ
Nhân lực: 321000 người
Tổng lương: $21,5 tỷ
Doanh số tòan cầu: $8,2 triệu đơn vị sản phẩm
Chi phí chăm sóc sức khỏe: $5,2 tỷ
Chi phí quảng cáo: $2,8 tỷ
Chi phí dịch vụ và phụ kiện: $85 tỷ
 
Hạng D
28/11/03
4.207
48
48
53
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

tôi không biết tí ti gì về vĩ mô nhưng đọc bài của bác thấy cách hành văn giông giống mấy bài đăng trên các báo lớn (không phải OTXM [8D]) bài viết có dùng nhiều số liệu thực tế khá cụ thể (tiếc là không ghi rõ nguồn)

nói chung bài viết của bác rất hay
 
Tập Lái
14/10/04
44
0
0
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

Nói chung thì GM điều hành không nhạy. Chỉ cần thấy ở VN thôi là có thể hiểu, lấy Laceti ra làm điển hình. Nếu chỉ cần bỏ chử DW mà gắn vào 1 thương hiệu khác của GM, doanh số sẻ tăng rất nhiều. Túm lại, con người là quan trọng. GM có những con người chả biết gì về tâm lý người tiêu dùng ở nơi mình đang kinh doanh là đáng dứt đi rồi. Không biết có phải là con các cụ đang làm ở đây không nên mới như dzậy. Ẹ QUÁN [8|]
 
Hạng B2
18/8/04
221
44
28
39
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

Trích đoạn: mexehoi

Nói chung thì GM điều hành không nhạy. Chỉ cần thấy ở VN thôi là có thể hiểu, lấy Laceti ra làm điển hình. Nếu chỉ cần bỏ chử DW mà gắn vào 1 thương hiệu khác của GM, doanh số sẻ tăng rất nhiều. Túm lại, con người là quan trọng. GM có những con người chả biết gì về tâm lý người tiêu dùng ở nơi mình đang kinh doanh là đáng dứt đi rồi Không biết có phải là con các cụ đang làm ở đây không nên mới như dzậy. Ẹ QUÁN [8|]
bỏ chử DW gắn cadillac vào là được phải không bác-[8|]

Trích đoạn: mexehoi
GM có những con người chả biết gì về tâm lý người tiêu dùng ở nơi mình đang kinh doanh là đáng dứt đi rồi
bác nói hay nhỉ- vậy tai sao nó vẫn là tập đòan hùng mạnh nhất thế giới trong suot 73 năm qua- hiện tại ở TQ-thị trường tiêu thụ xe hơi phát triển nhất thì toyota vẫn không thể qua được GM.
 
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

đúng là thời gian này việc làm ăn của GM ko suôn sẻ cho lắm , cổ phiếu luôn bị tụt nhưng em nghĩ là những người điều hành tập đoàn sẽ đưa GM trở lại bình thường ngay thôi
 
Hạng B2
26/10/04
192
0
18
38
TP Hồ Chí Minh
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

BÀi viết được tôi sưu tầm từ rất nhiều nguồn bằng tiếng anh, nói chung là tổng hợp và biên tập lại theo ý kiến các nhân, không copy từ bất kỳ tài liệu liên quan nào. Đây là bài tôi viết nhằm nộp cho trang xe hơi của báo DNSG cuối tuần, thế nhưng không được bên báo hưởng ứng. Thế rồi bên vnepress.net cũng vậy. Tôi hơi cú 1 chút đấy, hehehe. Nhưng không sao vì tui thích những khó khăn như vậy. Dù sao cũg phải nói rằng GM đang mang theo mình tính bảo thủ như bác mexehoi nói. Ngược lại bề ngoài lại rất muốn đổi mới. Bằng chứng là sự "không thay đổi" của các dây chuyền sx nhưng lại thích hợp tác với Toyota nhằm dựa trên công nghệ của họ mà phát triển thành của mình, theo đúng phong cách Mỹ. Dấu hiệu suy thoái của GM đâu phải mới bắt đầu. Nó đã lộ lên từ những năm 1990s rồi. Người Mỹ vẫn cứ tự tin với hàng chục các thương hiệu chính nhánh danh tiếng của mình (nhưng già cổi và ít đổi mới) để mà coi thường thành tích của người Nhật, nhưng bề ngoại lại cứ ca ngợi họ.
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

Tất cả những thằng sx xe hơi, có lẽ thằng Toyota là thành công nhất, liên tục mở rộng thị trường, thay đổi, làm mới sản phẩm, thu lợi nhuận cao. Toyota đầu tư vào tối ưu hoá hệ thống thiết kế, sản xuất, tiếp thị mà không sa vào việc tung tiền mua lại các hãng xe hơi khác. Tập trung thì tốt hơn là phân tán phải không các bác?
 
Hạng B2
26/10/04
192
0
18
38
TP Hồ Chí Minh
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

Bác uZast nói phải lém, không biết thời gian sau này, vị trí của Rick Wagoner có thay đổi không nữa. Kể cả Bob Lutz cũng vậy. Có lẽ phải đợi đến cuộc họp Đại Hồi Đồng Cổ Đông năm sau mới biết được. Pontiac sẽ ra đi chăng??Giống như GM đã từng làm với Oldsmobile.
 
Hạng B2
28/5/04
181
3
16
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

Nguyên nhân của sự đi xuống của GM theo em là chiến lược bành trướng quá đà, trong khi nền kinh tế thế giới đang có xu hướng tập trung lại ở những thị trường có tỉ suất lợi nhuận cao. Metro Group liên tục sa thải nhân công châu Âu, mở rộng thị trường châu Á. Năm 2004 Deutsche Bank đạt kỉ lục lợi nhuận trong lịch sử nhưng vẫn sa thải 6500 nhân viên. etc.

Trong khi đó GM vung tiền quá trán, đầu năm nay, GM đã phải chi trả ~1,5 tỉ Euro để thoát khỏi sự ràng buộc với Fiat( trước đây GM có ý định tiếp quản Fiat, sau đó thì rút lui và phải bồi thường).

Ở châu Âu, nhãn hiệu Opel và Saab của GM đang đứng trước câu hỏi tồn tại, cả hai nhãn hiệu này đều đem lại những khoản lỗ cho GM, đặc biệt là Saab, có thể chẳng lâu nữa nhãn hiệu này sẽ không còn tồn tại

Nhìn vào những con số của GM, rõ ràng đây ko phải là một tập đoàn 'khỏe mạnh', lợi tức doanh thu quá thấp(1,4%), chi phí quảng cáo quá thấp và chi phí bảo hiểm chăm sóc sức khỏe quá cao. Thực tế thì GM là một nhà sản xuất ô tô nhưng nguồn thu chủ yếu lại bằng việc cho vay&đầu tư tài chính

Nguyên nhân của việc mua lại cổ phiếu của GM theo em là do hiện tại GM đang đi đầu trong nghiên cứu xe hơi chạy bằng nhiên liệu sạch Hybrid, dự kiến đến 2008 sẽ xuất xưởng loạt Serie đầu tiên giới thiệu ra thị trường, và sẽ được đón chào nồng nhiệt?
 
Hạng B2
27/12/04
380
1
18
RE: Khủng hoảng tại General Motor!!!

Theo cuốn "Kaisha, các công ty Nhật Bản" thì chiến lược kinh doanh của các công ty Nhật có những đặc điểm khác với các cty phương Tây:
*Nhằm các mục tiêu dài hạn và chiếm lĩnh thị trường hơn là mục tiêu lợi nhuận cao trong ngắn hạn cho các cổ đông, một phần do các cty Nhật sử dụng vốn vay ngân hàng nhiều hơn là vốn của cổ đông (do giá bất động sản ở Nhật rất cao nên dễ thế chấp vay ngân hàng hơn).
*Lựa chọn sản phẩm và thị trường một cách khôn khéo để tránh đối đầu trực tiếp với đối thủ mạnh hơn trong từng giai đoạn, chiếm lĩnh và thu lợi nhuận từ từng phân khúc thị trường, từ thấp tiến lên cao dần. Trong giai đoạn thị trường tăng trưởng nhanh, liên tục tăng công suất sản xuất và sản lượng để đạt ưu thế giá thành SX rẻ do qui mô lớn (ví dụ Honda đã có thời tăng gấp đôi công suất sau mỗi năm), trong giai đoạn thị trường tăng trưởng chậm thì đầu tư vào hệ thống SX linh hoạt, tự động hoá, kết hợp chặt chẽ với các nhà cung cấp để có thể SX các lô hàng nhỏ, thích hợp cho các nhu cầu của từng phân khúc thị trường, chu kì sản phẩm ngắn mà giá thành vẫn thấp.Khi đồng Yên tăng giá, đã kịp thời đầu tư vào việc SX ngay tại các thị trường khác để duy trì cạnh tranh về giá thành.
*Chính sách nhân lực không linh hoạt bằng các cty phương Tây do chế độ làm việc suốt đời cho cty phổ biến ở Nhật, bù lại các cty Nhật phải chú trọng đến đào tạo và tái đào tạo nhân viên cũng như đòi hỏi sáng kiến và đóng góp của nhân viên hơn.
*Cạnh tranh trong thị trường nội địa cực kỳ khốc liệt, thị trường Nhật đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao nên các cty Nhật tồn tại và thắng lợi ở nội địa cũng có ưu thế khi tiến ra nước ngoài.