Re:[KIA-Carens Corner] Góc chia sẻ , trao đổi mọi vấn đề về xe Kia Carens
Nito vs không khí
Câu hỏi : Có ưu điểm gì khi dùng Nito thay không khí cho lốp? Tiết kiệm xăng hay cảm giác lái tốt hơn? Lốp xe bền hơn?
Câu trả lời là : Trong không khí chứa 78% Nito, dưới 21% Oxy, phần còn lại là hơi nước, CO2 và một ít khí hiếm như Neon và Argon.
Có nhiều lý do hấp dẫn để dùng khí Nito tinh khiết cho lốp.
Khí Nito ít thoát ra ngoài qua lớp bố cao su hơn Oxy, nghĩa là áp suất lốp xe sẽ ổn định lâu hơn. Các tay đua nhận thấy rằng lốp xe bơm nito thay cho không khí ít thay đổi áp suất khi nhiệt độ biến động. Nghĩa là áp suất lốp hầu như không đổi trong suốt quá trình đua dù lốp xe nóng lên. Chỉ với nữa psi thay đổi cũng ảnh hưởng đến độ ổn định của xe đua.
Với xe du lịch cũng có ưu điểm tương tự là áp suất lốp ổn định. Nhưng hơn nữa : hơi ẩm rất không tốt bên trong lốp xe. Nước, hơi nước hay chất lỏng trong lốp xe, là nguyên nhân thay đổi áp suất lốp khi nhiệt độ biến động hơn là không khí khô. Nó cũng làm tăng sự ăn mòn của mâm xe bằng thép hay nhôm.
Bạn thử lấy đầu ngón tay ấn vào van cho ít không khí thoát ra. Nếu đầu ngón tay bị ướt có nghĩa là có nước trong lốp xe. Các trạm bơm hơi không làm làm tốt quá trình tách ẩm trong không khí khi nạp hơi vào bình chứa nên bạn không có không khí thật sự khô trong lốp.
Vấn đề nước liên quan đến Nito như thế nào? Các hệ thống cung cấp Nito tinh khiết cũng phải là loại Nito khô. Trình tự bơm Nito đã được làm sạch nhiều lần sẽ làm loãng không khí trong lốp và nó cũng đẩy hơi nước ra ngoài. Điều chắc chắn rằng giá thành bơm Nito sẽ cao hơn bơm hơi thường
Vì vậy, câu trả lời rõ ràng : với Nito, áp suất lốp sẽ duy trì lâu hơn, tiết kiệm ít chi phí xăng và bảo dưỡng lốp. Sẽ có ít hơi ẩm trong lốp, nghĩa là ít tác nhân ăn mòn đến mâm xe. Bạn sẽ không cảm thấy khác biệt với cảm giác lái hay độ ổn định hay thắng xe, trừ khi lốp xe áp suất lốp quá không đủ và việc thay đổi từ bơm hơi thông thường sang Nito đã mang lại những ưu điểm đáng kể
Lược dịch từ ->
Nitrogen vs Air In Tires - Why Nitrogen in Tires - Popular Mechanics