Hạng B2
4/11/09
149
1
0
@tuanabc: Một dây bu-gi/ bô-bin tốt dài 30 cm phải có trở kháng ít hơn 10000 ôm (10000 ôm/ 30 cm). Nếu gần bằng hoặc vượt trên mức cho phép của hãng chế tạo thì thay thế không ngần ngại.
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
tuanabc nói:
có một số dây em đo o điên trở o lên kim. nhưng nối với bugi vẫn tốt. vậy là sao hả bác Minheng?

1- Đồng hồ đo "đểu".
2- Dây đứt nhưng đoạn hở ngắn nên cao thế vẫn "nhảy" qua được !
 
Tập Lái
19/2/08
46
4
8
Là bugi bị lỗi các Bác ơi. Họ thay cho tôi 04 cái khác rồi. . . OK luôn.
Họ kêu thay cu roa cam luôn, tôi thấy phải mở nắp máy ra nên . . . thôi cứ "từ từ" hỏi lại người khác xem sao.:)
Vì đó là gara do người quen giới thiệu nên "tế nhị" về thôi.
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.348
160.676
113
www.phindeli.com
MINHENG nói:
tuando nói:
Trường hợp cụ thể của bác chủ thớt này thì thợ đểu: gắn bugi đểu cho khách, sửa xe xong không thử lại trước khi giao cho khách, khách hỏi thì ... cười. Vậy ko phải thợ đểu thì là gì?
Ah bây giờ em hiểu ý Bác rồi, nhưng mà như thế là cả hai cùng đểu chứ???
033102bebe_1_prv.gif


Em đoán không phải bugi đểu (hàng giả), mà là bugi không đúng chủng loại theo xe. Thợ ẩu thường chỉ xem cái bugi nào vặn vừa răng là thay luôn, không nghĩ đến chuyện cái bugi ngoài việc vừa răng còn phải đúng mã chuẩn theo thiết kế của xe nữa ... có khi cái bugi xịn, lắp vừa nhưng không hợp thì cũng tèo như bác chủ thớt đã bị ...
 
Hạng D
10/11/08
1.335
1.679
113
TG
tuanabc nói:
các bác cho em hỏi xe thuờng bị 1 bugi đóng muội than là bị gì vậy?
- Bị đóng muội than thì là... bị đóng muội than :D, thợ thuyền còn gọi là đóng chấu bugi.
- Còn muội than: do các sản phẩm của quá trình cháy tạo ra, như là các tạp chất có trong nhiên liệu, nhớt từ cạc-te sục lên buồng đốt, các chất có được do phản ứng hóa học của nhiên liệu ở nhiệt độ cao... các tạp chất này khi cháy tạo một lớp được gọi là muội than. Muội sinh ra nhiều khi quá trình cháy không hoàn hảo: dư xăng, nhớt lên buồng đốt nhiều, xăng kém chất lượng... hoặc đơn giản là do dùng sai chủng loại bugi.
- Muội than sẽ bám dính dần dần lên hai điện cực của bugi, làm cho khe hở giữa hai điện cực thay đổi, điều này dẫn đến tính chất của tia lửa cao áp thay đổi theo hướng xấu đi. Tệ nhất là muội than dính liền giữa hai điện cực làm cho mất hẳn tia lửa và động cơ không nổ được.
----------
Còn xe Bác chỉ thường đóng muội than ở một trong các bugi: thì thường do lên nhớt ở máy đó nhiều hơn các máy còn lại.
Trong một động cơ, mài mòn ở các xylanh/xécmăng cũng khác nhau, nên chuyện xylanh này mòn hơn xylanh khác cũng không có gì là lạ. Ở xe chế hòa khí thì thành phần hỗn hợp nhiên liệu ở từng máy có khác nhau, nên mức độ bám dính muội than ở các máy cũng khác nhau.
---------
Nói túm lại, phân tích những cái khác nhau trong một nhóm chi tiết giống nhau của cùng một động cơ rất phức tạp, em chỉ tóm lược lại vậy.
 
Last edited by a moderator: