Hạng B2
17/9/15
130
2.962
93
XXXX
Ok, vậy là các bác đã có một cái hình dung khá là cơ bản về động cơ biết nguyên lý hoạt động của nó, biết cái trục cam, xu pap, piston, xéc măng, xilanh, trục khuỷu, bánh đà là cái gì, hình thù ra sao, nằm ở đâu trong máy, và nó có chức năng tác dụng gì. Nếu chưa nhớ thì đọc kỹ lại mấy bài ở trên ngay. Vậy là giờ ra Gara hay về nhà chém gió với vợ được rồi. He, nói đùa thế chứ èo mẹ, đàn ông đi xe mà ko hiểu về xe thì vứt, lỡ đi trên đường hư xe đứng khóc bù lu bù loa vợ con nó cười cho...haha

Bài 8 (phần 1) - Dầu động cơ và cơ chế bôi trơn của dầu động cơ

Nói thật các bác ngày xưa e chả hiểu éo gì về dầu với mè, đi thay dầu thợ hỏi có thay dầu trợ lực, dầu phanh, dầu hộp số ko hay chỉ thay dầu động cơ thôi. Èo mẹ, chả hiểu nó khác nhau thế éo nào và thời gian bao lâu thì nên thay mấy cái dầu đó nhưng cũng tỏ vẻ ta đây bảo thôi, đang có việc gấp, thay dầu động cơ đc rồi. Ô, sao càng viết bài ngôn ngữ của e càng trở nên giang hồ thế nhở, biến chất vãi. Thôi các bác thông cảm, con người mà, ai đầu tiên chả giả nai, sau rồi quen mùi rồi thì lộ rõ nguyên hình...khà khà. Nói chứ ngoài đời e hiền khô, trên diễn đàn chém tí cho zui thôi. Các bác thông cảm nhé.

Nói chung các bác chưa cần quan tâm tới dầu hộp số dầu trợ lực gì sất, chỉ biết là trong động cơ cần có dầu nhớt (dầu nhờn) để làm gì, làm gì??? bác nào đọc đến đây mà hóng câu trả lời tiếp thì éo phải đàn ông. :))) bởi câu trả lời quá ư là đơn giản. Các bác cứ tưởng tượng lúc "ấy con em" mà ko có nhớt bôi trơn, bố con thằng nào chịu đc ko? haha. Đùa chứ dễ cũng phải nói, lỡ có bác pê đê nào đọc đến đây ko hiểu thì sao, lại mang dầu ăn đổ vào động cơ bỏ mẹ.

Nếu động cơ là trái tim của xe thì dầu nhớt giống như là máu của trái tim. Dầu nhớt hay dầu nhờn tùy mỗi xe, mỗi động cơ mà nó khác nhau 1 chút và dầu cho động cơ thì khác dầu cho hộp số khác dầu phanh...còn khác thế nào thì kệ bà nó đi, tìm hiểu sau, đi xe nào thì các bác tìm hiểu loại phù hợp với xe đó là đc (tra cụ Gu Gồ hoặc hỏi mấy thằng cha bán xe, hãng xe, xem trong quyển Manual kèm theo xe). Tác dụng của nó là bôi trơn và làm mát các chi tiết trong động cơ vì động cơ hoạt động mà ko có nhớt sẽ bị mài mòn, nóng và dẫn đến mòn gãy chỉ trong vài nốt nhạc là bình thường.

Bây giờ ta cùng tìm hiểu nguyên lý dầu động cơ hoạt động trong động cơ ra sao nhé. Đầu tiên là xem cái lỗ để cho dầu vào nằm ở đâu đã:
Dau-oto-1-1718-1428564777-8830-1434615597.jpg

Hình 8.1 - Thay dầu động cơ
Trên động cơ nào cũng có 1 cái nắp to to, đó chính là cái lỗ thay dầu động cơ.

Giờ ta cùng xem xét cái nguyên lý làm việc của dầu động cơ nhé, xem nó chảy trong động cơ ra sao. Trước tiên xem kỹ hình này và nhớ tên các bộ phận chính. Cái đường đỏ đỏ để dần dầu từ các te đến các bộ phận. Thực tế ở thân máy, nắp máy người ta thiết kế các ống dẫn sẵn, trên trục cam, trục khuỷu, piston đều có các cái lỗ nhỏ nhỏ thông nhau, đó chính là đường ống dẫn dầu đấy.
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 8.2 - Các bộ phận của hệ thống bôi trơn động cơ (dầu động cơ là dung dịch tím tím đựng trong các te dưới cùng đó)
Cùng xem nguyên lý làm việc của dầu bôi trơn qua video

Chúng ta lưu ý là dầu động cơ này chỉ bôi trơn phần sau:
- Trục cam, các vấu cam.
- Phần trên các xu páp (bài trước có nhắc rằng trên xupap có cái phớt dầu là để chặn dầu bôi trơn này đây).
- Piston: để ý trong video người ta có chiếu rõ cái dầu bôi trơn giữa piston và thành xilanh được cái xéc măng dầu gạt lên gạt xuống đấy. Xe đi mà bị khói xanh xanh tanh tanh là có thể cái xéc măng này bị gãy làm cho dầu nhớt lọt vào buồng đốt bị đốt cháy thải ra đấy.
- Thanh truyền (tay biên, tay dên)
- Trục khuỷu (xem lại bài trước, chúng ta sẽ thấy có nhiều cái lỗ nhỏ nhỏ trên trục khuỷu là để dầu bôi trơn chảy qua đấy)
Đệch, viết xong lại thấy thừa thừa, rốt cuộc là bôi trơn hết cả bà nó mọi bộ phận trong động cơ rồi gì nữa, trừ mỗi cái phần buồng đốt trong đó có bugi và vòi phun nhiên liệu thôi. Tất cả dầu bôi trơn xong thì lại tự rớt xuống cái Các te dầu bên dưới và cứ lặp đi lặp lại vậy.

Mỏi tay vãi, làm hớp bia đã.
Bài tiếp theo ta sẽ cùng xem các bộ phận bơm dầu, các te... trong thực tế hình thù nó ra làm sao nhé.
Hết bài 8 (phần 1)/ HV - Còn nữa...
Xem bài tiếp tại đây Bài 8 (Phần 2)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
20/1/15
1.413
4.186
113
Thủ Đức, HCM
Đọc bài của bác dễ hiểu quá. Em cũng newbie đọc bài của bác cũng hiểu sơ sơ động cơ vận hành thế nào. Thanks bác. Chờ các bài tiếp của bác.
 
  • Like
Reactions: hoangvuong2512
Hạng B2
18/1/13
318
178
43
(!)
Sáng thứ 7, ngồi nhâm nhi ly cafe trong cái nắng vàng hiu hắt dịu nhẹ của mùa thu, ngắm những tà áo dài thướt tha đang hì hục cong đít đạp xe tới trường của mấy nữ sinh cuối cấp, lòng lại thấy bồi hồi (nói cho văn vẻ thế chớ ngắm áo dài éo gì, toàn là nhìn (. ) (. ) với cả [BCOLOR=rgb(255, 102, 0)]( | ) [/BCOLOR]thôi. Chẹp chẹp, lại tiếc nuối 1 thời trẻ trâu. ...
Phần màu em xin bổ sung là ( ! ) ạ :D
 
Hạng D
9/5/10
1.804
3.816
113
Bác chủ cho tôi hỏi 2 câu :
1- Máy hồi xưa nó kg có cái vòi phun nhớt vào phía dưới piston mà nó có cánh tát phải kg, mỗi khi trục máy chạy nó tát dầu lên có phải kg ?
2- Mức dầu trong cacte cho phép chạm vào truc khuỷu và tay dên kg, nếu mực dầu cao nó có làm gãy trục khuỷu kg ?
 
Hạng B2
17/9/15
130
2.962
93
XXXX
Bác chủ cho tôi hỏi 2 câu :
1- Máy hồi xưa nó kg có cái vòi phun nhớt vào phía dưới piston mà nó có cánh tát phải kg, mỗi khi trục máy chạy nó tát dầu lên có phải kg ?
2- Mức dầu trong cacte cho phép chạm vào truc khuỷu và tay dên kg, nếu mực dầu cao nó có làm gãy trục khuỷu kg ?

1 - Ngày xưa ng ta dùng cái thìa múc bác à, thìa này được gắn vào đầu to của thanh truyền, cứ quay 1 vòng nó lại múc lên 1 gáo dầu tưới tung tóe bên dưới piston, nhưng cách này dầu tưới ko đều và ko đủ, vì máy móc càng ngày càng phức tạp và nhiều chi tiết, lại công suất lớn. Bên cạnh đó thì do lực cản của dầu làm trục khuỷu quay chậm, lại còn làm phát sinh bọt khí, các mạt kim loại bị đánh lên tứ tung thường xuyên nên cách này chỉ dùng cho các động cơ đơn giản, công suất thấp
2. (Editted) E hiểu sai ý bác, mức dầu min max trong các te theo cái thăm dầu thì các động cơ đời mới bây giờ thì dầu ko chạm vào trục khuỷu và tay dên được. Nhưng bác cứ mạnh tay đổ vào cao hơn mức max đó thì là sẽ chạm thôi

Các bác lưu ý là trong các động cơ ngày xưa, trục khuỷu được thiết kế kiểu zic zăc hơn và ngập 1 phần trong dầu cùng với đầu to thanh truyền nhé. Tuy nhiên hiện nay, động cơ trang bị thêm cái bơm dầu rồi nên trục khuỷu bây giờ nằm cao lên rồi, ko chạm dầu nữa.
 
Chỉnh sửa cuối: