cảm ơn bác @babinh đã chia sẻ thông tin. Chắc e sẽ làm sớm luôn. E cũng được báo yêu cầu thay càng chữ A, và rotuynCái nào thì em ko biết nhưng cái này thì em mới vừa làm xong nhé bác. Xe em kia morning 2009 cũng bị bể phốt cốt máy tiền cái phốt có 70k nhưng tiền công + dầu nhớt nữa là tổng chi 1700k. Phải hạ hộp số nhé bác đem vô hãng nhé mọi chuyện cũng ko có gì phức tạp nhé nếu cứ để vậy mà đi thì xe mình giống như bị rong kinh ấy đậu ở đâu là nhớt ở đó. Nên thay gấp nhé bác vì sẽ hết nhớt máy ấy. Vài tháng nữa bác sẽ đến giai đoạn cây thước lái, đầu rô tin, cặp phuộc trước nữa nhé khoản 7chai nói chung là đến thời kỳ rồi nhé!!! Khuyên bác là nên vô hãng chi phí so với garage ở ngoài ko cao hơn là mấy đôi khi còn rẻ hơn đằng khác.
Mình vô hãng nó báo mình nên thay thước lái, cặp phuộc trước, cao su bánh bèo, mấy cái đầu rô tin kêu nó báo giá nó làm cho mình cái list tổng chi là 7tr28. Mình nói hôm sau mình sẽ làm ( vì nghe rát quá) sau đó mình chạy ra garage bên ngoài kêu tụi nó kiểm tra rồi báo giá để mình làm mình yêu cầu phục hồi thước lái, thay bánh bèo phuộc trước ( ko thay phuộc nha vì sợ chi phí cao), thay đầu rô tin. Sau một hồi tính toán nó đưa cho mình cái list như mình yêu cầu nhưng tổng chi phí là 7tr05 ( vậy là hiểu garage ngoài rồi ha). Hôm sau mình quay lại thaco và khóc thì sau một hồi hỏi ý kiến đội trưởng đội bảo trì sữa chữa nó bớt cho mình tiền công còn lại 7tr160 vậy là ok làm. Đến thời kỳ là phải sửa chữa thôi nhé bác cho dù là xe Đức, Nhật Bản hay hàn gì cũng vậy!!!!
Bác Babinh ui! Cho em hỏi là xe bác đời 2009 nhưng odo lúc đó báo mấy vạn rùi bác? Để em chuẩn bị tinh thần là vừa .Thanks, bác.Mình vô hãng nó báo mình nên thay thước lái, cặp phuộc trước, cao su bánh bèo, mấy cái đầu rô tin kêu nó báo giá nó làm cho mình cái list tổng chi là 7tr28. Mình nói hôm sau mình sẽ làm ( vì nghe rát quá) sau đó mình chạy ra garage bên ngoài kêu tụi nó kiểm tra rồi báo giá để mình làm mình yêu cầu phục hồi thước lái, thay bánh bèo phuộc trước ( ko thay phuộc nha vì sợ chi phí cao), thay đầu rô tin. Sau một hồi tính toán nó đưa cho mình cái list như mình yêu cầu nhưng tổng chi phí là 7tr05 ( vậy là hiểu garage ngoài rồi ha). Hôm sau mình quay lại thaco và khóc thì sau một hồi hỏi ý kiến đội trưởng đội bảo trì sữa chữa nó bớt cho mình tiền công còn lại 7tr160 vậy là ok làm. Đến thời kỳ là phải sửa chữa thôi nhé bác cho dù là xe Đức, Nhật Bản hay hàn gì cũng vậy!!!!
Chỉnh sửa cuối:
Dạ, em cảm ơn bác. vì em cũng chạy con morning mua 2012,hỏi bác để biết tuổi thọ của các chi tiết cần thay thế này để tiện việc theo dõi và chủ động thay thế.thanks.Mình mới làm xong hôm T3 nhé bác Tiến Đạt xe đi được 50.000km nhé nói chung là hên xui thôi!!!!
Các bác ơi, hình như các bác đang biến cái topic này thành chỗ hỏi đáp sửa xe rồi...hic hic... Các bác hỏi cũng được nhưng mà ở đây cũng toàn là newbie hết nên các bác nên hỏi những câu gì nó đơn giản và liên quan tới bài học của e nhé. Các bác hỏi sâu xa phức tạp quá ở đây ko có nhiều chuyên gia trả lời các bác đâu nghen.
Chiến tiếp nhé các bác
Bài 11 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Tác dụng của nó thì chắc chả cần phải lói lữa các bác nhở. Còn nguyên lý thì như sau
Hình 11.1 - Nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu
Nguyên lý cũng đơn giản thôi, bơm xăng hút xăng từ két xăng qua lọc xăng tới 4 vòi phun để phun xăng vào 4 xi lanh. Nếu áp suất tăng quá cao, có 1 van điều áp mở ra để xăng hồi về két xăng.
Vòi phun có tác dụng phun xăng, nó sẽ được ECU (bộ điều khiển trung tâm - hiểu sơ sơ là giống như cái máy tính vậy) điều khiển lúc nào phun, lúc nào không, phun nhiều hay phun ít. ECU này sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến (gắn bên ngoài các bộ phận liên quan), gồm có dữ liệu:
1. Độ mở bướm ga (bướm này là bướm gì kệ bà nó đi, bài sau tìm hiểu)
2. Nhiệt độ nước làm mát
3. Nhiệt độ nhớt
4. Lượng Ô xi đi vào cửa nạp
5. Nhiệt độ không khí vào cửa nạp
(Lưu ý các cảm biến này nó tạo ra tín hiệu điện chuyển về ECU, rồi ECU phân tích, sau đó điều khiển vòi phun bằng tín hiệu điện)
Cùng xem cái video cho nó dễ hiểu nhé
Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế nhé
1. Két xăng
Hình 11.2 - Két xăng
Lưu ý là két xăng này thường được đặt dưới hàng ghế ngồi phía sau nhé. Chắc các bác phải xem cái video sau để hình dung được két xăng nó nằm ở đâu. (Đồng thời xem thay cụm bơm xăng sao nhé)
2. Cụm bơm xăng
Hình 11.3 - Cụm bơm xăng
Cụm bơm này chứa bơm xăng nằm trong đó. Ngoài ra còn có phao xăng để đo lượng xăng còn bao nhiêu báo lên đồng hồ xăng trên táp lô. Có cái lọc bình là cái lưới lọc thô xăng trước khi đưa vào bơm, nó khác cái lọc xăng nhé.
3. Bơm xăng
Hình 11.4 - Bơm xăng
Bơm xăng này chẳng qua giống như cái mô tơ chạy bằng điện thôi, bác nào ko biết cái mô tơ là cái gì thì chắc tuổi thơ các bác thê thảm phải biết. Nguyên lý nó như sau:
Hình 11.5 - Nguyên lý bơm xăng
Cái bơm này là loại chạy bằng điện và nằm trong cụm bơm xăng (các bác xem video ở trên thấy đấy), cụm này nằm trong két xăng. Bơm này có cái cánh tuabin quay để hút xăng lên. Có 1 cái van 1 chiều để ngăn xăng không quay ngược trở lại để khi khởi động xe, xăng nó có sẵn lên nhanh hơn. Chứ mà chờ bơm bơm từ dưới két lên thì lâu bỏ mịe.
4. Lọc xăng
Hình 11.6 - Lọc xăng lắp đặt trên xe
Nguyên lý và cấu tạo lọc xăng này thì cũng giống như lọc dầu bôi trơn động cơ thôi, ko có gì phải nghiên cứu thêm. Bác nào ko hiểu thì xem lại bài cũ của e nhé
Hình 11.7 - Lọc xăng
Chỉ lưu ý các bác công thức cơ bản như sau: khoảng 5000km thay dầu bôi trơn, hai lần thay dầu thì thay lọc dầu. Hai lần thay lọc dầu thì thay lọc xăng.
5. Vòi phun
Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là e nó trong thực tế
Hình 11.8 - Vòi phun và bugi
Và nguyên lý em nó
Hình 11.9 - Nguyên lý vòi phun
Cái lõi điện từ (Electromagnetic Coil) được ECU truyền tín hiệu điện chuyển thành từ trường hút cái nam châm (Magnet) để đóng mở van liên tục để phun xăng.
6. Van điều áp
Hình 11.10 - Van điều áp trong thực tế
Và xem ruột gan em nó
Hình 11.11 - Cấu tạo bên trong van điều áp
Còn nguyên lý làm việc e nó
Hình 11.12 - Nguyên lý làm việc van điều áp
Cái nguyên lý van này cũng đơn giản thôi, nó giống như cái van an toàn ở bơm dầu trong bài hệ thống bôi trơn đấy, khi áp suất tăng lò xo được đẩy lên, xăng chảy qua đường hồi dầu về két xăng. Các bác lưu ý xem lại hình 11.1 đầu tiên ở trên, van này đặt ở vị trí sau khi xăng đã đến dàn phun của các vòi phun trước. Chỉ khi áp suất cao, van này mới mở ra thôi.
Nếu ko có van này thì khi áp suất cao thì đường ống hay bơm xăng dễ bị vỡ, hỏng hóc,...vòi phun tắc là 1 trong nguyên nhân dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, van này khi đóng bình thường có tác dụng duy trì áp suất để vòi phun có thể phun nhiêu liệu nhanh, mạnh được.
Làm cái kết bằng cái video tổng hợp cho nhiều bác vẫn đang còn đang mơ màng nhở.
Hẹn các bác bài tiếp theo
Hết bài 11/ HV - Còn nữa
Xem bài tiếp tại đây Bài 12 - Hệ thống cung cấp không khí
Chiến tiếp nhé các bác
Bài 11 - Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Tác dụng của nó thì chắc chả cần phải lói lữa các bác nhở. Còn nguyên lý thì như sau
Hình 11.1 - Nguyên lý hệ thống cung cấp nhiên liệu
Nguyên lý cũng đơn giản thôi, bơm xăng hút xăng từ két xăng qua lọc xăng tới 4 vòi phun để phun xăng vào 4 xi lanh. Nếu áp suất tăng quá cao, có 1 van điều áp mở ra để xăng hồi về két xăng.
Vòi phun có tác dụng phun xăng, nó sẽ được ECU (bộ điều khiển trung tâm - hiểu sơ sơ là giống như cái máy tính vậy) điều khiển lúc nào phun, lúc nào không, phun nhiều hay phun ít. ECU này sẽ lấy dữ liệu từ các cảm biến (gắn bên ngoài các bộ phận liên quan), gồm có dữ liệu:
1. Độ mở bướm ga (bướm này là bướm gì kệ bà nó đi, bài sau tìm hiểu)
2. Nhiệt độ nước làm mát
3. Nhiệt độ nhớt
4. Lượng Ô xi đi vào cửa nạp
5. Nhiệt độ không khí vào cửa nạp
(Lưu ý các cảm biến này nó tạo ra tín hiệu điện chuyển về ECU, rồi ECU phân tích, sau đó điều khiển vòi phun bằng tín hiệu điện)
Cùng xem cái video cho nó dễ hiểu nhé
Bây giờ ta cùng xem các bộ phận trong thực tế nhé
1. Két xăng
Hình 11.2 - Két xăng
Lưu ý là két xăng này thường được đặt dưới hàng ghế ngồi phía sau nhé. Chắc các bác phải xem cái video sau để hình dung được két xăng nó nằm ở đâu. (Đồng thời xem thay cụm bơm xăng sao nhé)
2. Cụm bơm xăng
Hình 11.3 - Cụm bơm xăng
Cụm bơm này chứa bơm xăng nằm trong đó. Ngoài ra còn có phao xăng để đo lượng xăng còn bao nhiêu báo lên đồng hồ xăng trên táp lô. Có cái lọc bình là cái lưới lọc thô xăng trước khi đưa vào bơm, nó khác cái lọc xăng nhé.
3. Bơm xăng
Hình 11.4 - Bơm xăng
Bơm xăng này chẳng qua giống như cái mô tơ chạy bằng điện thôi, bác nào ko biết cái mô tơ là cái gì thì chắc tuổi thơ các bác thê thảm phải biết. Nguyên lý nó như sau:
Hình 11.5 - Nguyên lý bơm xăng
Cái bơm này là loại chạy bằng điện và nằm trong cụm bơm xăng (các bác xem video ở trên thấy đấy), cụm này nằm trong két xăng. Bơm này có cái cánh tuabin quay để hút xăng lên. Có 1 cái van 1 chiều để ngăn xăng không quay ngược trở lại để khi khởi động xe, xăng nó có sẵn lên nhanh hơn. Chứ mà chờ bơm bơm từ dưới két lên thì lâu bỏ mịe.
4. Lọc xăng
Hình 11.6 - Lọc xăng lắp đặt trên xe
Nguyên lý và cấu tạo lọc xăng này thì cũng giống như lọc dầu bôi trơn động cơ thôi, ko có gì phải nghiên cứu thêm. Bác nào ko hiểu thì xem lại bài cũ của e nhé
Hình 11.7 - Lọc xăng
Chỉ lưu ý các bác công thức cơ bản như sau: khoảng 5000km thay dầu bôi trơn, hai lần thay dầu thì thay lọc dầu. Hai lần thay lọc dầu thì thay lọc xăng.
5. Vòi phun
Là 1 trong những bộ phận quan trọng nhất. Đây là e nó trong thực tế
Hình 11.8 - Vòi phun và bugi
Và nguyên lý em nó
Hình 11.9 - Nguyên lý vòi phun
Cái lõi điện từ (Electromagnetic Coil) được ECU truyền tín hiệu điện chuyển thành từ trường hút cái nam châm (Magnet) để đóng mở van liên tục để phun xăng.
6. Van điều áp
Hình 11.10 - Van điều áp trong thực tế
Và xem ruột gan em nó
Hình 11.11 - Cấu tạo bên trong van điều áp
Còn nguyên lý làm việc e nó
Hình 11.12 - Nguyên lý làm việc van điều áp
Cái nguyên lý van này cũng đơn giản thôi, nó giống như cái van an toàn ở bơm dầu trong bài hệ thống bôi trơn đấy, khi áp suất tăng lò xo được đẩy lên, xăng chảy qua đường hồi dầu về két xăng. Các bác lưu ý xem lại hình 11.1 đầu tiên ở trên, van này đặt ở vị trí sau khi xăng đã đến dàn phun của các vòi phun trước. Chỉ khi áp suất cao, van này mới mở ra thôi.
Nếu ko có van này thì khi áp suất cao thì đường ống hay bơm xăng dễ bị vỡ, hỏng hóc,...vòi phun tắc là 1 trong nguyên nhân dẫn đến áp suất cao. Ngoài ra, van này khi đóng bình thường có tác dụng duy trì áp suất để vòi phun có thể phun nhiêu liệu nhanh, mạnh được.
Làm cái kết bằng cái video tổng hợp cho nhiều bác vẫn đang còn đang mơ màng nhở.
Hẹn các bác bài tiếp theo
Hết bài 11/ HV - Còn nữa
Xem bài tiếp tại đây Bài 12 - Hệ thống cung cấp không khí
Chỉnh sửa cuối:
thanks,chào bác buổi sáng! giờ này chắc là chưa dậy rồi.
Chỉnh sửa cuối: