Tập Lái
23/9/15
14
4
3
44
Ok, tiếp vụ dầu động cơ
Bài 8 (Phần 2) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
Có pác nào xem phần 1 xong vẫn chưa hình dung ra được trong đầu dầu nó chạy như thế lào ko, thì lại phải ảnh:
View attachment 345097
Hình 8.2 - Nguyên lý hoạt động hệ thống bôi trơn động cơ

Và trong thực tế, để ý tơí các đường ống dẫn dầu, đặc biệt đường ống dẫn chính nó đâm vào những chỗ nào nhé
View attachment 345101
Hình 8.3 - Hệ thống ống dẫn dầu bôi trơn trong động cơ
(Các bác lưu ý hình 8.2.2 là trục cam để ngang gần với trục khuỷu, ngang với piston vì ở đây ng ta dùng hệ thống xupap treo, dùng cần đẩy và cò mổ đẩy xu pap ở phía trên, nguyên lý thì giống như cái mà chúng ta hôm giờ thấy, chỉ có thêm cái đũa đẩy với cò mổ thôi, nói chung ko cần quan tâm lắm, quan tâm cái ống dẫn dầu thôi, trục cam nằm đâu thì nối ống tới đó, lo gì)


Tóm lại là chu trình nó như lày:
View attachment 345099

Bây giờ ta xe xem xét từng chu trình một theo số thứ tự e đánh dấu ở sơ đồ trên nhé
Chu trình 1. Các te dầu -> Lưới lọc dầu
Đầu tiên xem cái các te trong thực tế nó ra sao nhé (cái này e lấy của con Captiva)
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 8.4 - Các te dầu bôi trơn động cơ
và ống hút + lưới lọc dầu
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Và hai cái gắn lại với nhau trong thực tế xem sao nhé
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 8.5 - Ống hút dầu bôi trơn và lưới lọc (hay còn gọi là lược dầu)
Dầu được hút lên qua lưới lọc và lưới lọc này sẽ để lưng chừng ở trong các te chứ ko phải để sát đáy để hút được dầu sạch và có 1 lưới lọc thô tránh hút phải các mạt sắt có kích cỡ lớn.
Và lược dầu trong máy thì sao
View attachment 345937
Hình 8.6 - Lược dầu trong máy (để ý đây là thân máy đã lật ngược lên)
Và khi tháo cái lược dầu ra

View attachment 345952 Hình 8.7 - Lỗ hút dầu vào bơm dầu (các bác để ý cái này để phần tới nói về bơm dầu các bác dễ hình dung
Và chụp cái các te lên thì sao
View attachment 345938
Hình 8.8 - Các te máy (máy đã lật ngược lại rồi nhé, các te này bình thường nó nằm dưới)

Chu trình 2. Lưới lọc dầu -> Bơm dầu
Bơm dầu là bộ quạn quan trọng nhất trong hệ thống bôi trơn này. Cùng xem nó trong thực tế nhé

Ôi, e có việc đi đã, tối về cập nhật tiếp nhé các pác...Nice evening các bác...
Xem bài tiếp tại đây Bài 8 (Phần 3)
Tks pac hoangvuong2512
 
  • Like
Reactions: hoangvuong2512
Hạng B2
17/9/15
130
2.962
93
XXXX
Tiếp nhé các bác
Bài 13 - Hệ thống khí thải
Các bác lưu ý là từ đầu đến giờ e chỉ nói về động cơ xăng thôi nhé, e chưa nói gì đến diezel cả, bởi nhiều thứ các bác ko thể nạp hết đc, dẫn đến khó hiểu, quên, và sinh ra chán nản. Về cơ bản, các bác hiểu xăng thì hiểu về diesel chỉ trong nháy mắt, nên cứ yên tâm nhé.

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 13.1 - Hệ thống khí thải trên xe hơi

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 13.2 - Các bộ phận chính trên hê thống khí thải

Mời các bác cùng xem nguyên lý hoạt động em nó

Xem xong các bác rõ chưa ạ? Có cần e giải thích gì thêm ko? E thấy như thế là quá đơn giản dễ hiểu rồi đấy. Giờ ta xem trong thực tế nó ra làm sao
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 13. 3 - Bộ góp xả

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì


Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì


Hình 13. 4 - Bộ chuyển đổi khí thải

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì


Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 13. 5 - Bộ giảm thanh (tiêu âm)

Các bác lưu ý tỉ lệ không khí - xăng hoàn hảo để cả 2 cháy hết là 14.7/1, nghĩa là cần 14,7g không khí để đốt cháy hết gần như hoàn toàn 1g xăng.

Nếu như không khí vào động cơ nhiều quá, thì sẽ thừa không khí trong đó có cả N2 và O2 (trong không khí luôn chứa khoảng 80% O2 và gần 20% N2), vì nhiệt độ cao O2 sẽ phản ứng với N2 tạo thành khí độc NO2.
Nếu không khí ít, sẽ thừa xăng, tạo ra khí CH có màu đen. Đó là lý do vì sao nếu các bác thấy khí thải màu đen thì có nghĩa là xăng cháy chưa hết.

Vì thế người ta gắn thêm cái cảm biến Ô xi trên đường khí thải để xem lượng O2 trong khí thải thừa thiếu ra sao, ECU (bộ điều khiển trung tâm) sẽ điều chỉnh bộ phận cung cấp khí, xăng phù hợp.

Cảm biến ô xi đây
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 13. 6 - Cảm biến Ô xi

Thường người ta gắn thêm 1 cảm biến ô xi ở phía sau của bộ chuyển đổi khí thải, mục đích là xem có ô xi ra nữa ko, nếu còn thì bộ chuyển đổi đã bị hỏng, thay chắc tầm 10 củ.

Hết bài 13 / HV - Còn nữa...
Xem bài tiếp Bài 14 (phần 1)
 
Chỉnh sửa cuối: