Tập Lái
20/11/16
4
0
1
40
Ôi, sorry các bác, mấy hôm nay bọn e chạy cái đề án phòng chống ngộ độc thực phẩm trong sở giáo dục và sở điện lực HCM, chạy nhong nhong đi gặp đối tác với ông anh cả ngày, đêm về tắm phát lăn ra ngủ ko có thời gian nữa. Nói cho mỹ miều thế chứ thực chất là để bán máy phòng chống ngộ độc thực phẩm của Viện VLKT Bách Khoa. Bác nào biết viện này ko nhỉ?

Thôi kệ bà nó đi, tiếp nhé các bác, e đang viết bài về hệ thống khí xả, trong lúc chờ đợi, mời các bác tham khảo quá trình mổ xe em Lexus động cơ hybrid bị thủy kích kinh khủng khiếp ra sao. Động cơ hybrid là động cơ thông thường đc kết hợp giữa động cơ điện và động cơ xăng.

Nguồn: Autopro
"Trận mưa lớn và ngập lụt sáng hôm nay ở Hà Nội và nhiều ngày trước ở Tp. Hồ Chí Minh khiến rất nhiều xe chôn chân trong dòng nước lạnh. Các "tài xe" cũng hiểu rõ, không nên đùa với nước ngập, và không nên đùa với "thủy kích", dù chiếc xe bạn đang đi có đắt tiền và công nghệ cao đến đâu.
Sau đây là chi tiết một "ca khám bệnh" cho chiếc Lexus RX400h hybrid bị thủy kích để bạn đọc có thể hình dung tường tận, từ trong ra ngoài.

Thông thường khi nhẹ tải, RX400h chỉ chạy động cơ điện; khi tải nặng hoặc cần gia tăng tốc độ hay lực kéo, động cơ xăng V6 3,3L tự khởi động và "vào cuộc" - xe không có nút đề. Do vậy người lái không thể can thiệp vào thời điểm khởi động động cơ ngay cả khi ý thức được sự nguy hiểm của thủy kích khi xe lội nước.
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Chiếc RX400h này đã “chết” như vậy: xe lội nước cao với động cơ điện, sức cản nước lớn, động cơ xăng khởi động; nước lọt vào xy-lanh, máy không nổ; hệ thống tiếp tục khởi động! Thủy kích, hỏng động cơ!
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Chuẩn bị cho “ca mổ”
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Mô-tơ điện, hộp số và các chi tiết khác được tách khỏi động cơ xăng
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Tháo mặt máy và đáy các-te
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

“Ca này có vẻ nặng!”, lời một kỹ thuật viên
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Chủ xe hồi hộp chờ “thày phán bệnh”!
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Kỹ thuật viên kiểm tra thấy nhiều nước trong xy-lanh
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Và dấu hiệu của vỡ xy-lanh
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Tháo và kiểm tra tay biên đầu tiên
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Không còn nghi ngờ gì nữa, tay biên đầu tiên gẫy đã đâm thủng lốc máy!
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Và vỡ cả mặt đáy bắt các-te
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Quả piston và tay biên đầu tiên vỡ nát
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

...và 4 quả sau cùng chung số phận!
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Các kỹ thuật viên ái ngại nhìn đống sắt thép vỡ vụn trong động cơ, mặc dù tay biên thứ 6 chỉ bị cong! Chỉ riêng khắc phục và thay thế các chi tiết cơ khí, chủ xe sẽ phải chi khoảng 60 triệu đồng; các hư hại khác phát sinh với hệ thống điều khiển điện tử của xe chưa được kiểm tra, có thể lên tới 200 triệu đồng, theo lời một chuyên gia bản hãng
xem-mot-ca-giai-phau-lexus-rx400h-hybrid-bi-thuy-kich.jpg

Một lần nữa, xin đừng chủ quan! Xe của bạn không được thiết kế để lội nước, ngay cả “ông lớn việt dã” Lexus LX570 này cũng đã phải "gục ngã" trước sức mạnh tàn phá của thủy kích!
Ghê quá!!! nhà nghèo chắc bán xe luôn quá!!!
 
Tập Lái
20/11/16
4
0
1
40
Bài 14 - Hệ thống khởi động xe ô tô (Phần 1)

Thú thật các bác đừng cười e chứ ngày xưa cứ mỗi lần bật điều hòa xem JAV trên ô tô e lại cứ thắc mắc ngu tại sao bình ắc quy có tí xíu vậy mà nó chiến đc cả điều hòa, băng đĩa, đèn đóm... Mà giả sử có chạy đc những thứ đó thì sao đi hoài ko thấy hết ắc quy...Sau này tìm hiểu mới vỡ ra cái sự ngu đó, và e mới hiểu ắc quy gần như chả có tác dụng mẹ gì khi mà động cơ đã khởi động. Có bác nào hiện tại cũng đang thắc mắc như e ngày xưa ko nhở? Ha ha

Trước khi bắt đầu bài hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu em Ắc quy này xem nguyên lý e nó làm việc ra sao và tác dụng em nó trên xe hơi là gì.
111111_73426.jpeg

Hình 14.1 - Ắc quy

Cấu tạo bên trong em nó
2.jpg

Hình 14.2 - Cấu tạo bên trong ắc quy

Trong ắc quy gồm có rất nhiều tấm lá chắn như trên hình nằm đan xen nhau. Có 1 vách ngăn giữa tấm cực dương (màu đỏ) và tấm cực âm (màu xanh da trời). Người ta bố trí nhiều tấm như vậy là để tạo ra 1 nguồn năng lượng lớn cho ắc quy.

Tấm cực dương cấu tạo từ Chì Ôxit (PbO2)
Tấm cực ấm cấu tạo từ Chì (Pb)
Người ta đổ dung dịch Axit Sunfuric loãng (H2SO4) vào trong ắc quy. Có nghĩa là toàn bộ các tấm âm dương này nằm ngập trong dung dịch H2SO4. Bác nào học hóa còn nhớ mấy cái chất này chứ nhở?

Bây giờ ta cùng xem Ắc quy hoạt động ra sao mà thấy cả 4,5 năm chạy xe cũng thấy không có hết điện nhé.
1. Quá trình phóng tinh, ơ đệch, nhầm, phóng điện
Bình thường ắc quy chẳng có phóng phiếc gì cả. Khi các bác gắn 1 cái bóng đèn giữa 2 cực âm dương của ắc quy chẳng hạn thì lúc này ắc quy sẽ phóng điện làm bóng đèn sáng lên. Tại sao lại dùng chì, rồi thì H2SO4, tại sao lại phóng điện thì kệ ông nội nó đi, bác nào thích tìm hiểu sâu về hóa học thì tìm hiểu sau:

Thực ra năng lượng điện đc tạo ra do các phản ứng hóa học bao gồm:
Tại cực dương:
2PbO2 + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O + O2
Còn cực âm:
Pb + H2SO4 = PbSO4 + H2

Nếu các bác để bóng đèn sáng hoài vậy, Cực âm và dương sẽ bị chuyển hóa dần dần cho đến khi thành PbSO4 (Chì Sun phát) hết thì ắc quy hết điện. Lúc này ta cần nạp điện cho ắc quy.

2. Quá trình nạp điện
Khi chúng ta nạp điện cho ắc quy thì lại xảy ra phản ứng ngược (gộp 2 phản ứng cả 2 đầu âm dương)
2PbSO4 + 2H2O = Pb + PbO2 + 2H2SO4.
Lúc này cực âm trở về Pb và cực dương lại trở về PbO2.

Nói chung các bác hiểu nôm na ắc quy là như thế, vậy tại sao ắc quy ô tô dùng 4,5 ko hết điện?

Các bác lưu ý, trọng trách lớn lao nhất của ắc quy là phóng điện vào bộ khởi động (máy đề, củ đề...) để khởi động động cơ. Khi động cơ đã khởi động, ắc quy gần như hết nhiệm vụ của nó. Bởi trên ô tô có 1 máy phát điện chạy khi động cơ đã chạy sẽ làm nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ thiết bị điện trên ô tô đông thời máy phát này còn nạp điện ngược trở lại ắc quy.

Khi các bác tắt chìa khóa xe nhưng vẫn để ở nấc thứ 2 là nấc dùng điện ắc quy thì các bác vẫn bật đèn đóm, nghe nhạc, xem JAV bình thường bởi vì các bác đang sử dụng điện năng tích trữ trong bình ắc quy. Đang xem JAV phóng phiệc mệt quá lăn ra ngủ mất sáng mai ngủ dậy thì chắc chắn ắc quy hết điện . Khi đã hết điện trong bình (thực ra ko phải là hết điện mà là hết phản ứng hóa học 2 cực), các bác sẽ ko khởi động xe được nữa mà phải đấu điện từ 1 bình ắc quy ngoài hoặc từ bình của xe khác sang bình của mình rất mất thời gian. Sau khi khởi động xong phải để xe nổ trong vài 3 tiếng để bộ phát điện nạp điện tích trữ cho bình ắc quy phục vụ cho lần khởi động tiếp theo.

Đôi khi, hệ thống điện quá tải, máy phát điện ko đủ sức thì ắc quy sẽ hỗ trợ thêm thằng máy phát này.

Vậy máy phát điện hoạt động ra sao?
Hình ảnh em nó đây
1890531.jpeg

Hình 14.3 - Máy phát điện ô tô
Cấu tạo e nó
View attachment 363646
Hình 14.4 - Cấu tạo máy phát điện

Trong máy phát điện có bộ phận Rô to và Stato (roto là phần quay đc, stato là đứng yên), khi Rô to quay trong Stato sẽ tạo ra dòng điện xoay chiều. Rô to cấu tạo từ các cục nam châm vĩnh cửu, còn stato cấu tạo từ các cuộn dây (các bác lên mạng tìm hiểu thêm về cái này nhé, cũng đơn giản thôi, học hồi lớp 7, lớp 8 gì đấy). Rô to được dẫn động từ trục khuỷu thông qua dây đai và puli.

Trong máy phát này có bộ chỉnh lưu để chỉnh điện xoay chiều thành điện 1 chiều (vì thiết bị điện trên xe dùng điện 1 chiều), và có thêm tiết chế vi mạch để ổn định điện áp (nghĩa là rô to quay nhanh hay chậm gì thì vẫn ra 1 điện áp ổn định).

Đố các bác tìm thấy máy phát điện trong hình ảnh sau:
content_Auto_Alternator_Diagnostic_San_Jose_California_GIC_Car_Clinic.jpg

Hình 14.5 - Máy phát điện ở đâu? Dễ quá phải ko

Hết bài 14 (phần 2)/ HV - Còn nữa...

Xem bài tiếp tại đây Bài 14 (phần 2)
Bài viết quá hay, em nghiên cứu cả tuần nay, bắt tay pác chủ đáng ieu, đẹp giai khoai to kkkk
 
Tập Lái
4/11/16
1
0
1
33
Bác cho e hỏi 1 xí
cái củ đề này trên xe ô tô nó cần điều kiện hoạt động là: "Nên cần cái máy khởi động giúp trục khuỷu đạt đc vòng quay tối thiểu để có thể tự hoạt động đc (khoảng 60-100v/p). Bên cạnh đó, với tốc độ tối thiểu này của trục khuỷu thì mới làm cho máy phát điện tạo ra đủ điện kích hoạt bugi hoạt động"
Em có ý tưởng nho nhỏ là lấy bộ đề điện (các dòng xe tay ga Honda bây giờ thường dùng) gắn cho ô tô thì nó có đủ sức tải hok ạ?
p/s ý tưởng này chẳng qua là rảnh rỗi sanh nông nỗi, thay củ đề cho xe êm như lít-xịt (lexus) ợ; liệu nó có khả thi ko bác?
tks bác!
Chắc kéo ko nổi
 
Tập Lái
20/11/16
4
0
1
40
Sặc, bác quá nhời...E ngoài đời còn khời khạo lắm bác ơi, chính vì khờ khạo nên mới viết đc thế. Chứ nhiều ng giỏi ng ta lại ko viết đc. Hehe. Với cả e ko uống rượu đâu nên bác đừng mời, mời đi mát xa mát xiệc thì được. Ha ha...

Với cả theo các bác, e xuất bản cái này thành sách thì có đc ko các bác nhở?
Cảm ơn anh HV, a giống như người thầy đã truyền động lực để em nghiên cứu môn này, e không học kỹ thuật nên đọc sách không hiểu, nhưng bác viết thì em hiểu!!!
Hóng các bài tiếp theo của bác!
chân thành cảm ơn Thầy!!!
 
Hạng B1
20/11/12
71
55
18
Hay Tuyệt vời bác ơi. còn gì nữa không mà lâu quá ko thấy Bác viết tiếp
 
Tập Lái
15/12/16
1
0
1
34
Cho e hỏi tí. giờ để trở thành 1 thợ sửa xe. e có nên theo học lớp sơ cấp tại các trường dạy nghề không ạ? hay chỉ cần ra Gara xin học việc. e đọc bài bác mấy hôm nay thấy rất dễ hiểu mặc dù bản thân chưa biết gì về ô tô. bác chia sẻ cho em với. năm nay 26t rùi. tính học và làm việc đến ngoài 30 không biết có kịp không? thank bác nhiều!