Em mới đọc xong thấy cũng gần giống như mình đang comment nên copy vào.
Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho học sinh… là một trong những hiện tượng được đề cập trong buổi làm việc hôm qua giữa ngành GD&ĐT Hà Nội với đoàn công tác của Văn phòng Chủ tịch nước.
Gia đình không quan tâm
Trường THCS Ngô Sĩ Liên là một trong những trường có mặt bằng chất lượng giáo dục cao của quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, theo đánh giá học kỳ I năm học 2012 - 2013, trường còn có 16 học sinh được xem là “chưa ngoan”.
Nhiều giáo viên và chuyên gia cho rằng, việc giáo dục đạo đức trong nhà trường vừa yếu vừa thiếu (trong ảnh học sinh THPT Hà Nội vi phạm luật giao thông). Ảnh: NGỌC CHÂU.
Cô Lý Thị Lương, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: “Phân tích tỷ lệ tình hình đạo đức của học sinh theo xuất thân gia đình cho thấy 80% những em hạnh kiểm khá trở xuống có hoàn cảnh gia đình éo le. Em thì bố mẹ li dị, em thì bố mẹ mất sớm hoặc bố mẹ không nuôi mà để ông bà hoặc họ hàng nuôi, em thì bố mẹ ít quan tâm. Ngay cả những học sinh có bố mẹ là công chức, gia đình rất cơ bản, thậm chí thành đạt, nhưng do công việc quá bận rộn hoặc do quá nuông chiều con mà các em trở nên ngỗ ngược”.
Trong buổi làm việc với đoàn công tác của Văn phòng Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận học sinh có lối sống buông thả, văng tục - chửi bậy, có hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức- pháp luật, vô cảm… là từ giáo dục gia đình: “Nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự là tấm gương cho con cái. Chẳng hạn để học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy, năm nào các trường cũng nói mãi nhưng không hiệu quả vì cha mẹ vẫn đưa xe máy cho con đi. Hoặc những bài giảng về đạo đức ở trường có hay đến mấy cũng vô nghĩa khi các em về nhà thấy cha mẹ sẵn sàng ẩu đả với hàng xóm chỉ vì những tranh chấp nhỏ nhặt”.
Môn học về đạo đức còn chưa thiết thực
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, những môn học về đạo đức ở trường phổ thông gồm các môn đạo đức ở tiểu học, giáo dục công dân ở THCS và THPT, môn hoạt động ngoài giờ lên lớp (cũng ở THCS và THPT). Xét về thời lượng, những môn trên chiếm một tỉ lệ rất ít so với tổng thể chương trình giáo dục phổ thông.
Nhà trường phải là chỗ dựa cho học sinh
Cô Lý Thị Hương nhận xét: “Hoạt động ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức học sinh mạnh mẽ nhất chính là công tác chủ nhiệm. Cô giáo chủ nhiệm dạy đạo đức cho học sinh được nhiều hơn cô giáo dạy môn giáo dục công dân”.
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục cho rằng hệ thống trường phổ thông chưa có đội ngũ chuyên gia tư vấn học đường là một thiếu sót.
“Nhiều học sinh có những hành vi lệch chuẩn xuất phát từ những khủng hoảng tâm lý không được giải toả kịp thời. Thậm chí có những em xử lý hết sức tiêu cực bởi không có chỗ dựa khi phải đối mặt khủng hoảng. Chẳng hạn năm học này một học sinh THCS ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh đã tự tử vì làm mất 500.000 đồng quỹ lớp”, ông Thống chia sẻ.
Một vài trường phổ thông của Hà Nội đã tổ chức hoạt động tư vấn học đường mà đội ngũ tư vấn là các chuyên gia tâm lý. Văn phòng tâm lý tuổi hồng của trường Ngô Sĩ Liên hoạt động từ hai năm nay hỗ trợ nhà trường giải tỏa những vấn đề “nóng” trong giao tiếp thầy - trò, phòng ngừa hành vi lệch chuẩn đến từ phía học sinh do khủng hoảng tâm lý.
Cô Vũ Thu Hà, chuyên gia tâm lý của văn phòng tâm lý tuổi hồng, cho biết: “Văn phòng hoạt động mỗi ngày một buổi. Bình quân mỗi buổi có khoảng 10 học sinh đến trao đổi. Một số em do giáo viên chủ nhiệm cử xuống, một số em tự nguyện tìm đến khi có khúc mắc. Trao đổi xong, nhìn chung tinh thần các em tốt lên rất nhiều”.
Hôm qua, đoàn khảo sát về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông của Văn phòng Chủ tịch nước do ông Nguyễn Chí Thành - Trợ lý Phó Chủ tịch nước - dẫn đầu đến làm việc với ngành GD&ĐT Hà Nội. Theo ông Thành, việc khảo sát xuất phát từ quan điểm của lãnh đạo nhà nước cho rằng giáo dục đạo đức cần được xem là điểm nhấn trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục sắp được triển khai.
Dự kiến đoàn sẽ khảo sát ở 15 tỉnh/thành, những nơi được lựa chọn khảo sát có tính tiêu biểu cho từng vùng miền. Hà Nội là địa phương thứ 11 đoàn đến làm việc. Hoạt động khảo sát này nhằm chuẩn bị cho một hội nghị chuyên đề về giáo dục đạo đức trong trường phổ thông do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào tháng 5 tới.
Theo Tiền Phong
Nhiều gia đình mải kiếm sống, thiếu sự quan tâm đến con trong khi nhà trường chưa phải là chỗ dựa tinh thần cho học sinh… là một trong những hiện tượng được đề cập trong buổi làm việc hôm qua giữa ngành GD&ĐT Hà Nội với đoàn công tác của Văn phòng Chủ tịch nước.
Gia đình không quan tâm
Trường THCS Ngô Sĩ Liên là một trong những trường có mặt bằng chất lượng giáo dục cao của quận Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, theo đánh giá học kỳ I năm học 2012 - 2013, trường còn có 16 học sinh được xem là “chưa ngoan”.
Cô Lý Thị Lương, Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: “Phân tích tỷ lệ tình hình đạo đức của học sinh theo xuất thân gia đình cho thấy 80% những em hạnh kiểm khá trở xuống có hoàn cảnh gia đình éo le. Em thì bố mẹ li dị, em thì bố mẹ mất sớm hoặc bố mẹ không nuôi mà để ông bà hoặc họ hàng nuôi, em thì bố mẹ ít quan tâm. Ngay cả những học sinh có bố mẹ là công chức, gia đình rất cơ bản, thậm chí thành đạt, nhưng do công việc quá bận rộn hoặc do quá nuông chiều con mà các em trở nên ngỗ ngược”.
Trong buổi làm việc với đoàn công tác của Văn phòng Chủ tịch nước, ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng một trong những nguyên nhân khiến một bộ phận học sinh có lối sống buông thả, văng tục - chửi bậy, có hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức- pháp luật, vô cảm… là từ giáo dục gia đình: “Nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự là tấm gương cho con cái. Chẳng hạn để học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy, năm nào các trường cũng nói mãi nhưng không hiệu quả vì cha mẹ vẫn đưa xe máy cho con đi. Hoặc những bài giảng về đạo đức ở trường có hay đến mấy cũng vô nghĩa khi các em về nhà thấy cha mẹ sẵn sàng ẩu đả với hàng xóm chỉ vì những tranh chấp nhỏ nhặt”.
Môn học về đạo đức còn chưa thiết thực
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, những môn học về đạo đức ở trường phổ thông gồm các môn đạo đức ở tiểu học, giáo dục công dân ở THCS và THPT, môn hoạt động ngoài giờ lên lớp (cũng ở THCS và THPT). Xét về thời lượng, những môn trên chiếm một tỉ lệ rất ít so với tổng thể chương trình giáo dục phổ thông.
Thạc sĩ tâm lý Vũ Thu Hà trò chuyện với học sinh khối 6 trường THCS Ngô Sĩ Liên. Ảnh: Hoa Lâm.
Còn bà Mai Nhị Hà, Phòng GD Tiểu học, Sở GD&ĐT Hà Nội nhận xét, cách bố trí chương trình các môn đạo đức cũng chưa hợp lý, nội dung ôm đồm, chưa phù hợp thực tế đời sống của học sinh: “Lớp 4 có bài dạy chào, nhưng lại không dạy học sinh chào thế nào là đúng cách, đúng lúc. Hoặc lớp 2 có bài giúp đỡ người khuyết tật, nêu các ví dụ về người bị mù hoặc chú thương binh, những nhân vật học sinh rất ít gặp trong đời sống thực, vì thế khi học xong mọi thứ cứ trôi tuột, không đọng lại trong tâm trí các em”.Nhà trường phải là chỗ dựa cho học sinh
Cô Lý Thị Hương nhận xét: “Hoạt động ảnh hưởng tới giáo dục đạo đức học sinh mạnh mẽ nhất chính là công tác chủ nhiệm. Cô giáo chủ nhiệm dạy đạo đức cho học sinh được nhiều hơn cô giáo dạy môn giáo dục công dân”.
Nhiều cán bộ quản lý giáo dục cho rằng hệ thống trường phổ thông chưa có đội ngũ chuyên gia tư vấn học đường là một thiếu sót.
“Nhiều học sinh có những hành vi lệch chuẩn xuất phát từ những khủng hoảng tâm lý không được giải toả kịp thời. Thậm chí có những em xử lý hết sức tiêu cực bởi không có chỗ dựa khi phải đối mặt khủng hoảng. Chẳng hạn năm học này một học sinh THCS ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh đã tự tử vì làm mất 500.000 đồng quỹ lớp”, ông Thống chia sẻ.
Một vài trường phổ thông của Hà Nội đã tổ chức hoạt động tư vấn học đường mà đội ngũ tư vấn là các chuyên gia tâm lý. Văn phòng tâm lý tuổi hồng của trường Ngô Sĩ Liên hoạt động từ hai năm nay hỗ trợ nhà trường giải tỏa những vấn đề “nóng” trong giao tiếp thầy - trò, phòng ngừa hành vi lệch chuẩn đến từ phía học sinh do khủng hoảng tâm lý.
Cô Vũ Thu Hà, chuyên gia tâm lý của văn phòng tâm lý tuổi hồng, cho biết: “Văn phòng hoạt động mỗi ngày một buổi. Bình quân mỗi buổi có khoảng 10 học sinh đến trao đổi. Một số em do giáo viên chủ nhiệm cử xuống, một số em tự nguyện tìm đến khi có khúc mắc. Trao đổi xong, nhìn chung tinh thần các em tốt lên rất nhiều”.
Hôm qua, đoàn khảo sát về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông của Văn phòng Chủ tịch nước do ông Nguyễn Chí Thành - Trợ lý Phó Chủ tịch nước - dẫn đầu đến làm việc với ngành GD&ĐT Hà Nội. Theo ông Thành, việc khảo sát xuất phát từ quan điểm của lãnh đạo nhà nước cho rằng giáo dục đạo đức cần được xem là điểm nhấn trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục sắp được triển khai.
Dự kiến đoàn sẽ khảo sát ở 15 tỉnh/thành, những nơi được lựa chọn khảo sát có tính tiêu biểu cho từng vùng miền. Hà Nội là địa phương thứ 11 đoàn đến làm việc. Hoạt động khảo sát này nhằm chuẩn bị cho một hội nghị chuyên đề về giáo dục đạo đức trong trường phổ thông do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức vào tháng 5 tới.
Theo Tiền Phong