Hạng D
Kính Admin OS và HT
Đúng ra khi em mở thớt này thì phải post trên mục Phòng kỷ thuật của tiểu khu OS. Tuy nhiên qua sự kiện của bác Thiênphú_74 thì E xin mở thớt ở XNL mình. Hầu mong với kinh nghiệm của nhỏ nhoi của chính bản thân E xin có vài ý nho nhỏ về vấn đề kiểm tra bảo dưởng và chăm sóc vợ hai ở đẳng cấp XNL như sau:
- Chế độ kiểm tra, bảo dưởng thường xuyên.
Hỏng hóc đối với các em có tuổi luôn là sự tiềm ẩn nên nó có thể xãy ra bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu thế cho nên lúc nào rảnh rổi ta dành thời gian cho E nó một tí; chính trong những lúc ấy ta có thể phát hiện dc những vấn đề có thể xãy ra trong tương lai gần hoặc xa cho chiếc xe yêu quý của mình.
- Về Điện: một đống bùng nhùng rắc rối nằm ở chổ này...
1- kiểm tra Ắc quy: phải luôn còn trong trạng thái giử điện tốt nhất, không sử dụng trên 3 ngày vẩn có thể khởi động máy được ít nhất là 10 lần; hoặc mở đèn demi trong vòng ít nhất là 1 giờ mà không bị xuống hoặc mất điện.
2- Các mạch điện, relay, cầu chì: đa phần các E mình thuộc dạng đã có tuổi và qua nhiều chủ sử dụng, qua nhiều thầy và thợ điện nên việc cắp đúp, đấu nối thêm, bớt relay, cầu chì, đấu thêm dây cho các thiết bị khác không theo một quy chuẩn nào cã. Thế cho nên việc kiểm tra tìm hiểu về hệ thống điện và dây dẩn là một điều hết sức cần thiết, mục đích để chúng ta làm cho các đoạn đấu nối tiếp xúc tốt hơn, hợp lý hơn trong phân chia nguồn sử dụng trên đường dây tải và cái chính là chúng ta biết dc đường dây, cầu chì, relay nào cung cấp cho cái gì để khi có sự cố chúng ta không phải mày mò tìm kiếm, mổ xẽ lung tung.
Kinh nghiệm là nổ máy tại chổ mở đèn demi xem xét tất cã các đèn có bóng nào không sáng hay không, xem xét bằng tay (sờ) các đường dây dẩn và relay + cầu chì thử có bình thường không (độ nóng thấp, sờ tay chỉ thấy âm ấm không sinh nhiệt quá nhiều gây nóng); tiếp tục mở đèn pha cốt và hệ thống điều hòa (nếu còn sử dụng) và tiếp tục sờ... và sờ để kiểm tra để xem có triệu chứng gì bất thường không?
3- Máy phát: đây là nguồn chính để cung cấp điện cho mọi hoạt động của E nhà mình thông qua ắc quy (chỉ là kho chứa và trung chuyển) khi mở tất cã các thiết bị điện trên xe mà hiện tượng sụt áp thấp (bằng cãm quan ta có thể nhận thấy mức độ sáng đèn pha cốt không dưới 70% khi chưa mở tất cả các thiết bị khác và đường dây tải chính, cầu chì, relay có quá nóng hay không?

- Về hệ thống nhiên liệu: (Đa phần các E nhà ta dùng động cơ xăng nên Em chỉ xin nói về động cơ xăng thôi) chắc có lẽ các em trong xóm mình cho đến thời điểm hiện nay chỉ sữ dụng 1 trong 2 hệ thống là chế hòa khí (CHK) và phun xăng (EFI). E chỉ xin nói về chế độ kiểm tra, bảo dưởng mà thôi còn về kỷ thuật canh, chỉnh E không dám nói đến (các cao thủ và Bácsỉ rầy E đóa)
1- Thùng chứa nhiện liệu và hệ thống dẩn: Đa phần Ae chúng ta thường không chú ý đến cái túi lớn này vì nó móc cái túi nhỏ của chúng ta nên thấy mà ghét để ý làm giề...??? Một hôm nào đó trên đường thiên lý mà nhìn thấy đồng hồ báo kim nhiên liệu chỉ về E (end) đèn báo xăng đỏ chói... ồ mới đổ xăng kia mà??? xe hao xăng thế kia
àh??? ô không có thể thùng xăng bị thủng hay rò rỉ ở các điểm đấu nối trên đường cung cấp nhiên liệu; nếu sự rò rỉ nằm phía sau hệ thống bơm nhiên liệu thì còn mau hơn nhiều. Các Bác sẽ đặc dấu ? là chuyện này có không? thường xãy ra không? xin thưa là thường không thì chắc là không... nhưng có không thì E khẳng định là có. Nên lâu lâu chúng ta kiểm tra có lẽ sẽ không thừa tí nào.
2- Bơm nhiên liệu: Bơm nhiên liệu thường có 2 loại bơm cơ (thường dc vận hành bằng gối cam tác động lên màng da bơm) hay bơm điện (dc vận hành bằng điện nó có thể nằm trong hoặc ngoài) thùng chứa nhiên liệu. Cái này thật ra rất ít khi bị hỏng tuy nhiên khi đã hỏng thì biện pháp tốt nhất là thay thế cái mới. Việc sửa chửa bơm nhiện liệu (cơ hoặc điện) đều chỉ là giải pháp tình thế khi không có bơm mới để thay vào.
3- Đường dẩn nhiên liệu đi, về và lọc nhiên liệu: Cần phải luôn dc bảo đảm trong tình trạng thông suốt, không tắc nghẻn, không gây rò rỉ. được định vị chắc chắn vào khung xe (các ống dẩn bằng kim loại) và có sự đàn hồi tốt (từ khung xe vào động cơ, từ khung xe vào thùng chứa nhiên liệu). Lọc nhiên liệu nên có kế hoạch thay thế định kỳ cho ??? KM hành trình (theo em thì khoản 30K).
4- Đồng hồ báo nhiên liệu: Nói ra nghe như có vẽ là chuyện đùa nhưng thực tế nhiều người đã khá vất vã khi không chú ý đến vấn đề này khi đồng hồ không còn hiệu lực hoặc mất độ chính xác.

- Về động cơ: Một số triệu chứng thường gặp
1- Máy nóng, sinh nhiệt cao hơn bình thường. Hệ thống nước giải nhiệt cho máy không bình thường, thiếu nước giải nhiệt hoặc bơm nước không hoạt động, hoạt động kém hiệu quả.
2- Máy có triệu chứng ì, không bốc như thường lệ, galenty không tốt.
3- Máy nổ tốt tăng và giảm tốc máy bình thường (tăng giảm ga tại chổ không vận hành xe). Nhưng khi vận hành (lăn bánh trên đường) thì Em nó cứ ỳ ra không tăng tốc theo ý muốn mà chỉ nghe tiếng gào của động cơ.
4- Máy đổ hơi, xì nhớt, hao nhớt, ra khói... hắc hơi, sổ mủi, nhức đầu vv...

- Về hệ thống dẩn động, thắng, gầm vv...
1- Hệ thống dẩn động. Tay lái bị rơ > 15độ; Rô tuyn tay lái, thước lái và rô tuyn trục có độ rơ cao, quá mòn.
2- Các đăng (bi chử thập) cho trục láp trái, phải (với máy nằm ngang) và các đăng láp dọc cho (máy thẳng hàng) có hiện tượng giật mổi khi đề pa hay chuyển số và đặt biệt là phát tiếng kêu khi đánh hết lái (với máy nằm ngang).
3- Phát ra tiếng kêu (hú) khác với bình thường ở 4 bánh, mà đa phần là từ bánh trước nhiều hơn.
4- Chân Thắng, pêdan sâu hơn thậm chí mất hoặc đạp nhồi từ 2 lần trở lên mới có pêdan
Cã những căn bệnh trên thì chỉ có các tay lái lâu năm, kinh qua nhiều vợ 2,3,4 vv... mới đủ kinh nghiệm xử lý còn nếu là Phi công mà có ít giờ bay quá thì phải cần đến bác sỉ nhà mình.

Nói túm lại trên đây là kinh nghiệm của E trong việc kiểm tra chăm sóc vợ 2 của mình với nhiều cú nằm đường và nhìn thấy trên thiên lý vạn dặm; Hầu mong chia sẽ chút ít kinh nghiệm của chính mình, các cao nhân, tiền bối nào có thêm ý kiến thì post lên cho Ae XNL ta học hỏi.
Phần sau E sẻ nói về sự chuẩn bị cho một hành trình xa bằng vợ 2 luống tuổi với các Bác
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
3/10/06
704
16
18
43
Gốc Quê Choa.
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Cám ơn bác MaiPhung nhiều nhé! Bài của bác rất bổ ích cho anh em xóm ta nói chung, và cá nhân em nói riêng ạ.
Nhân đây, cho em hỏi bác 1 vấn đề, mong bác giúp đỡ nhiệt tình: Xe em, cách đây khoảng hơn 1 tháng, trong 1 lần em thử drift .:D Ở tốc độ khoảng hơn 80km/h, em đạp lút thắng ==> Xe đứng khựng lại, máy tắt,hệ thống điện cũng tắt ngủm hết. Em tắt chìa khóa - mở lại ==> Không thấy le lói gì.
Em tắt, rút hẳn chìa khóa ra. Khoảng 10 phút sau, vào mở lại ==> có điện lại, đề được nhưng hơi yếu.
Từ đó đến nay thì xe vẫn chạy bình thường ạ. Nhưng lâu lâu nghĩ đến cái "sự cố" đó, em lại hơi bất an.
Mong bác có vài lời để em biết đường mà chữa trị ạ.
Cám ơn bác lần nữa.
Kính bác!
Mêxe.
 
Hạng D
3/12/07
1.433
2.914
113
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

XNL có các bác Maiphụng, bác Thiết, bác HT...v..v...cao thủ trong làng xe dẫn dắt, bọn non nớt như em thấy tự tin hẳn, xóm mình đỡ chông chênh...
033102flo_1_prv.gif
ko chỉ là lo nhậu nhẹt ăn chơi....(ấy là ý kiến cá nhân iem thôi nha
08.gif
)
 
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Ai cũng biết accu quan trọng đối với 4B. Bác nào xài accu khô thì khỏi "lăn tăn",hư biết liền.
Nhưng hình như đa số xe XNL dùng accu nước. Ngoài việc thỉnh thoảng phải để ý coi dung dịch axit có bị cạn không để châm thêm (nước cất,nước lọc tinh khiết),cho đủ mức. Chắc ai cũng muốn biết tình trạng accu hiện tại ntn?.
Nếu thích,ae có thể sắm cái đo tỉ trọng Axit. 30k thôi à! Công dụng của nó chính là để biết các (6) ngăn accu có đều không. Tình trạng accu đang chứa điện ở mức nào. Xạc bù đến khi nào là đủ...thông qua tỉ trọng dd Axit,được báo bằng "con nổi" bên trong:
1- 1.25-1.30 = Đầy điện.
2- 1.20-1.25 = Thiếu điện.
3- 1.15-1.20 = Gần mức hết điện
...Dưới 1.15 , Khẩn trương sạc bù,nếu không,để lâu sẽ phải...thay bình mới.
(các số liệu trên chỉ đúng khi dd lần đầu đúng tiêu chuẩn 1.20-1.21 và quá trình sử dụng không bị châm thêm axit.Sau khi đo,súc sạch ống dụng cụ trước khi cất).

UpNhAnHdotC0M2008092326639yzdlmzu3yw76522.jpeg
UpNhAnHdotC0M2008092326639mtkzotixzj63633.jpeg
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
30/1/07
898
34
28
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Chủ đề này thật là bổ ích.
080402cool_prv.gif


ACE XNL với tinh thần tiết kiệm vẫn còn thường trực và tình trạng của các bà 2 không được sung mãn cho lắm thực sự cần biết và lưu ý những vấn đề kỹ thuật, đặc biệt là liên quan tới an toàn.

Cám ơn các bác và mong là ACE XNL ngày càng làm chủ tốt hơn bà 2 của mình nói riêng và các binh chủng bà 2 nói chung.
033102beer_1_prv.gif
 
Hạng D
14/5/07
1.130
10
0
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Nếu dùng bình khô thì dựa vào đâu để biết sắp tèo hả bác Thiet? Hay chỉ cần thấy đề hơi yếu là cho đi luôn?
 
Hạng D
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Trích đoạn: Mêxe_SốMột

Em tắt chìa khóa - mở lại ==> Không thấy le lói gì.
Em tắt, rút hẳn chìa khóa ra. Khoảng 10 phút sau, vào mở lại ==> có điện lại, đề được nhưng hơi yếu.

Mêxe.
Có đến 90% là do hở cọc bình ắcquy, gây ra tình trạng tiếp xúc không tốt giửa dây cabel và cọc bình điện; 10% còn lại có thể sẽ nằm ở đề ma rưa (máy khởi động).
Bác kiểm tra ở hai chổ này nhé.
 
Hạng D
2/5/07
1.690
25
0
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Trích đoạn: anit

em thấy tình hình rồi bài này cũng sẽ bị move ra ngoài phòng kỹ thuật hay là egara :(
Move ra ngoài thì có chi chi mà buồn, vui nữa là khác:), vì biết rằng bài viết của tất cả AE là rất có giá trị. Và cái giá trị đó được xây dựng trên chính những con người tâm huyết trong Xóm. Hãy cùng bác Maiphung và bác Thiết phát triển nó như 1 cuốn cẩm nang hoàn chỉnh, xong rồi có move ra ngoài cho tất cả mọi thành viên OS có cơ hội học hỏi thì cũng o muộn.

Và đây là những câu hỏi của em, mong các bác góp ý:

1. Làm thế nào biết được khi nào thì bơm nhiên liệu (cụ thể là bơm xănh) sắp "tèo"???
2. Tại sao kim đồng hồ tua máy khi ở trạng thái o tải, thì nó hay "nhảy nhót", hoặc co giật liên tục???

Cảm ơn các bác!
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
2/4/07
6.178
406
83
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Một công dụng nữa của bình chữa cháy CO2:
Ngoài việc làm sạch các ngóc ngách trên động cơ như đã biết, làm sạch bug bằng CO2 cũng rất nhanh. Sau khi xịt sạch muội than, dùng RP7 xịt lại là ...hết ý ..!

UpNhAnHdotC0M2008092426739yzgwngy1y267577.jpeg
 
Hạng D
8/6/07
2.097
21
38
Sông Bé
RE: Kinh nghiệm kiểm tra và bảo dưởng vợ 2 nhiều tuổi

Trích đoạn: Mr.Thiet

Một công dụng nữa của bình chữa cháy CO2:
Ngoài việc làm sạch các ngóc ngách trên động cơ như đã biết, làm sạch bug bằng CO2 cũng rất nhanh. Sau khi xịt sạch muội than, dùng RP7 xịt lại là ...hết ý ..!

UpNhAnHdotC0M2008092426739yzgwngy1y267577.jpeg
Lúc làm sạch máy, bác có chộp lại ảnh trước và sau khi xử lý máy xe bác không vậy ? nếu có bác post lên cho em xem với nhé ! em định làm con xe em, vì bình CO2 của em mua cũng 5 năm rùi chưa sử dụng, em định đem ra dùng cho vụ này rồi nạp mới luôn thể bác ạh ! thank bác