Em thì phản biện lại tý .
Cái bài viết này có lẽ do tác giả chỉ là "tay mơ" trong việc cầm lái và tự nặn ra .
Cũng có thể tham khảo hay đọc từ nhưng cuốn sách hướng dẫn lái xe từ thời Tống nào đo khi mà chưa có trợ lực lái - rồi viết ra cái bài này .
Có một số điểm "ngớ ngẩn" như sau :
- Quay vô lăng nhanh mà lại đặc biệt quan trọng trong tình huống khẩn cấp là sao ???
Khẩn câp mà quay vô lăng cỡ đó chắc là tác giả đang nghĩ mình là tay đua drift xe thượng thừa !!!
- Khi nào cần quay vô lăng trên 180 độ ??? Các bác tự trả lời được ngay là chỉ khi góc cua tới hơn 90 đô - tức là quay đầu xe. Vậy thì có gì gọi là đặc biệt quan trọng . Dù quay 1 tay hay 2 tay cũng chẳng khác . Thực tế khi lái xe các bác rẽ cua trái hay phải cũng chỉ quay vô lăng có chừng 1/2 vòng hay hơn chút . Khi quay đầu xe hoặc vào cua rẽ trái phải hiện nay tài xế toàn dùng 1 tay là phổ biến - đôi khi dùng 2 tay bắt chéo cũng không sao vì thường là lúc đó tốc độ xe cực chậm. Vậy thì đâu có gì quan trọng ???
- Đoạn cuối cùng nói về vào cua ở tốc độ cao thì thực sự "lộ diện" là người "đang hoang tưởng như những tay đua xe rally" !!!
Với việc "vào cua tốc độ cao" (khái niệm này khá mơ hồ : tức là mức tương quan giữa tốc độ xe với tình trạng góc cua, và có đổ dốc hay không- đơn giản là với nhưng cua tay áo và đổ dốc thì tốc độ 20-30 km/h đôi khi vẫn là cao - ngược lại khúc cua Cao tốc Trung lương thì phải trên 80km/h mới là cao) thì việc đánh lái phần nhiều chỉ 1/4 vòng đến 1/2 vòng - tất nhiên cua cùi trỏ thì cũng chỉ mức đánh lái tới 1/2 vòng là nhiều - do đó thông thường ngưới ta đánh lái bằng 1 tay - tay kia để nguyên tại chỗ, mở lòng bàn tay cho vành vô lăng trượt trong lòng bàn tay, chứ không thực sự nắm vào vô lăng - cái tay này chỉ có tác dụng làm "security" cho tay kia hoặc cần thiết thì nắm lấy vành vô lăng để hỗ trợ.
Với kinh nghiệm cá nhân của em khi ôm cua tốc độ cao thì xoay vô lăng theo chiều đè xuống (tức cua trái dùng tay trái, cua phải thì dùng tay phải) sẽ cho độ nhạy tốt, ôm cua ngọt hơn, việc nhích thêm hay nhả bớt (với những cua dài hoặc gắt) cũng rất linh hoạt và nhạy bén .
Tuy nhiên chẳng có quy tắc nào cho tất cả mọi người . Điều cơ bản nhất là người cầm vô lăng phải tự chọn vị trí nào phù hợp đối với mình để đảm bảo sự thoái mái nhưng linh hoạt.
Ngoài ra hình thái vô lăng sẽ làm thay đổi vị trí chứ chẳng thể nói là số 3, số 5, số 9 hay số mấy - vô lăng 3 chấu khác với vô lăng 4 chấu - thông thường để lái linh hoạt và chắc chắn thì tay hay nắm gần vị trí cái chấu này .
Lái thoải mái thì nắm bất kỳ nơi đâu, thường hay nắm phía dưới - ví trí này thoải mái nhất vì 2 cẳng tay được nghĩ ngơi hoặc gác cùi chỏ vào đâu đó, lâu lâu đổi lên trên, hoặc chẳng nắm vào vành vô lăng mà dùng lòng bàn tay nắm vào cái phần ngang (gần cái chỗ nhấn còi) để lái .
Túm cái váy là cái bài viết trên chỉ nên đem vào giáo trình dạy lái xe cho những người mới cầm lái tập. Chứ ôm vô lăng hàng ngày mà cầm lái theo kỹ thuật trên chắc là ... đêm về ngủ hay đang xxx cũng xoay xoay bắt chéo gì gì đó thôi !!!