XNL sẽ thăm miền Tây vào đúng 30/4 với một hành trình mang tên Nhịp cầu miền Tây, đi qua hầu hết các cây cầu quan trọng của vùng lục tỉnh Nam kỳ.
cầu Mỹ thuận, cầu Cần thơ em chưa được đến, nhưng cũng nghe bồi hồi vô cùng, nhớ những ngày tuổi xanh, bao ước mơ bay bổng,... mỗi mùa tết, hè về nhà, qua hai cái bến bắc mênh mông là Mỹ thuận và Cần thơ, tưởng như nhà mình là nơi tận cùng của thế giới! ( tuổi trẻ thường hay có những cảm giác trái ngược cường điệu như vậy!). Luôn luôn về nhà khi trời đã tối mịt. Xuyên qua cái con ngõ nhỏ dài ven bờ ao, lòng đứa con xa nhà lâu ngày bồi hồi nhìn ánh đèn ngôi nhà thân thuộc hắt xuống cái đìa rộng trước nhà qua một khoảng sân dài...
Ba mẹ thức chờ con về với một mâm cơm toàn món ngon dân dã, sản vật miền Tây: canh chua cá bông súng, bông so đũa, cua gạch luộc hay xào cần tây, cháo vịt, cháo gà, cơm trắng cá bống kèo kho, khô cá dầm mắm me...
và câu hỏi đầu tiên lần nào cũng như lần nào luôn là "kẹt bắc lâu không con?"
cầu Mỹ thuận, cầu Cần thơ em chưa được đến, nhưng cũng nghe bồi hồi vô cùng, nhớ những ngày tuổi xanh, bao ước mơ bay bổng,... mỗi mùa tết, hè về nhà, qua hai cái bến bắc mênh mông là Mỹ thuận và Cần thơ, tưởng như nhà mình là nơi tận cùng của thế giới! ( tuổi trẻ thường hay có những cảm giác trái ngược cường điệu như vậy!). Luôn luôn về nhà khi trời đã tối mịt. Xuyên qua cái con ngõ nhỏ dài ven bờ ao, lòng đứa con xa nhà lâu ngày bồi hồi nhìn ánh đèn ngôi nhà thân thuộc hắt xuống cái đìa rộng trước nhà qua một khoảng sân dài...
Ba mẹ thức chờ con về với một mâm cơm toàn món ngon dân dã, sản vật miền Tây: canh chua cá bông súng, bông so đũa, cua gạch luộc hay xào cần tây, cháo vịt, cháo gà, cơm trắng cá bống kèo kho, khô cá dầm mắm me...
và câu hỏi đầu tiên lần nào cũng như lần nào luôn là "kẹt bắc lâu không con?"
Last edited by a moderator:
ngày ấy toàn về nhà vào những lúc cao điểm, nên không bao giờ thiếu cái cảnh kẹt phà chờ phà,
nắng nóng hầm hập, hàng quán nhếch nhác, người qua lại xao xác bồn chồn, đoàn xe nối đuôi nhau dài hàng km phơi nắng và nhích từng chút một , có khi kẹt xe dài đến tận thị trấn Cái Vồn, khoảng 5-6km là chuyện bình thường, (các bác phát âm cho chính xác dùm em kẻo bà con miền Tây bùn he! thật ra người địa phương đọc là Cái Dzồn ), khách bộ hành phải xuống xe đợi chờ trong các hàng ăn uống hai bên phà, tạo doanh thu cho bà con địa phương.
cả quãng đường mấy cây số ấy thơm lừng mùi thức ăn và ồn ào tiếng mời chào khách, cảnh chèo kéo ăn cơm, giải khát, vé số, giác hơi, tắm rửa và cả... tiêu tiểu!
món canh chua cá bông lau béo ngậy ngot ngào ăn với cơm trắng và dĩa nước mắm mặn với vài lát ớt đỏ tươi, em đã ăn lần đầu tiên trong đời ở tại bến bắc này đây, khi còn là một cô bé...
ai đi xuôi ngươc qua hai bến phà này cũng đều gặp món nem của ông Hai mập...
rồi đây, cái xóm ven phà chuyên sống bằng dịch vụ cho người qua sông này sẽ không còn sầm uất như trước nữa...
nhiều gđ sẽ phải trôi dạt sang nghề khác hay về nơi khác... âu cũng là cái giá phải trả cho sự đi lên và phát triển. Có niêm vui nào mà không đượm nỗi buồn đau!
cái mới tốt đẹp hơn, rực rõ hơn, hoành tráng hơn, mạnh mẽ, ngạo nghễ kiêu hãnh hơn... cái cũ thì nhếch nhác, eo sèo, lam lũ tần tảo... thế mà khi mất đi, vẫn không khỏi gợi lên nỗi bùi ngùi thương cảm! lòng nguời thật lạ... phải chăng vì thứ cảm xúc lạ lùng và thiếu thực tế đó, có một số kẻ sẽ không bao giờ dứt dạc được với quá khứ , một số sẽ lớn lên, lao tới, bươn bả bước đi với sự thúc đẩy mê hoặc không cưỡng được của tương lai và sự phát triển, nhưng vẫn không bao giờ thôi ngoái nhìn lại đàng sau...
nắng nóng hầm hập, hàng quán nhếch nhác, người qua lại xao xác bồn chồn, đoàn xe nối đuôi nhau dài hàng km phơi nắng và nhích từng chút một , có khi kẹt xe dài đến tận thị trấn Cái Vồn, khoảng 5-6km là chuyện bình thường, (các bác phát âm cho chính xác dùm em kẻo bà con miền Tây bùn he! thật ra người địa phương đọc là Cái Dzồn ), khách bộ hành phải xuống xe đợi chờ trong các hàng ăn uống hai bên phà, tạo doanh thu cho bà con địa phương.
cả quãng đường mấy cây số ấy thơm lừng mùi thức ăn và ồn ào tiếng mời chào khách, cảnh chèo kéo ăn cơm, giải khát, vé số, giác hơi, tắm rửa và cả... tiêu tiểu!
món canh chua cá bông lau béo ngậy ngot ngào ăn với cơm trắng và dĩa nước mắm mặn với vài lát ớt đỏ tươi, em đã ăn lần đầu tiên trong đời ở tại bến bắc này đây, khi còn là một cô bé...
ai đi xuôi ngươc qua hai bến phà này cũng đều gặp món nem của ông Hai mập...
rồi đây, cái xóm ven phà chuyên sống bằng dịch vụ cho người qua sông này sẽ không còn sầm uất như trước nữa...
nhiều gđ sẽ phải trôi dạt sang nghề khác hay về nơi khác... âu cũng là cái giá phải trả cho sự đi lên và phát triển. Có niêm vui nào mà không đượm nỗi buồn đau!
cái mới tốt đẹp hơn, rực rõ hơn, hoành tráng hơn, mạnh mẽ, ngạo nghễ kiêu hãnh hơn... cái cũ thì nhếch nhác, eo sèo, lam lũ tần tảo... thế mà khi mất đi, vẫn không khỏi gợi lên nỗi bùi ngùi thương cảm! lòng nguời thật lạ... phải chăng vì thứ cảm xúc lạ lùng và thiếu thực tế đó, có một số kẻ sẽ không bao giờ dứt dạc được với quá khứ , một số sẽ lớn lên, lao tới, bươn bả bước đi với sự thúc đẩy mê hoặc không cưỡng được của tương lai và sự phát triển, nhưng vẫn không bao giờ thôi ngoái nhìn lại đàng sau...
Last edited by a moderator:
văn của Mợ viết hay quá, nhà em ở Cần Thơ và rất gần phà nè. Phà sắp nghỉ luôn rồi nhá anh em, bây giờ đi phà là những chuyến cuối cùng rồi, và chờ cũng rất lâu vì phà phải đợi cho đủ 1 lượng khách tương đối rồi nó mới chạy.
mợ tài nói:...có khi kẹt xe dài đến tận thị trấn Cái Vồn (các bác phát âm cho chính xác dùm em kẻo bà con miền Tây bùn he!),
Chà..."Cái zồn" của miền Nam bộ hay "đi lồm" của xứ Quảng đã không ít lần làm cho các tiểu thư đất Bắc đỏ mặt vì hiểu nhầm.
Thật tiếc cho những ai không được đi nhiều,nghe nhiều, thấy nhiều,để hiểu nhiều...
[Cảm ơn bác Thiết và bác duc_binh_foreve. các bác thật nhanh quá, đã đuổi kịp em rồi....
[
Ngày ấy… giờ nhớ lại mới thấy mình thật tầm thường nông cạn, thật phiến diện ngốc nghếch, chỉ thấy con phà là nỗi khổ sở. khách bộ hành không ít lần oán trách dòng sông… Đâu hiểu rằng, chẳng có cái khổ nào lại không chứa đựng trong nó những niềm vui sướng bình dị nhưng vững bền, đơn giản nhưng sâu xa thấm thía!
giây phút lãng mạn nhất là khi phà đè sóng qua sông, đứng trên tầng dành cho khách bộ hành phóng tầm mắt trên dòng sông và đón ngọn gió mát ào ạt thổi... với con sông rộng mênh mông bát ngát, sóng dợn tới chân trời, thì thuyền bè xuôi ngược tấp nập cũng trở nên bé nhỏ rợn ngợp! tiếng máy xuồng ghe vang động giòn dã rồi nhanh chóng lan đi trên mặt sông rộng, tan dần và tắt lịm trong tiếng sóng vỗ rì rào thầm thì dài vô tận… con phà đồ sộ lúc nào cũng đầy cứng người và những chiếc xe tải chở nông sản nặng trĩu, đè sóng băng cắt dòng nối hai bờ, nhưng con phà cũng trở nên mong manh giữa dòng sông mẹ hiền hòa nhưng bí ẩn khó lường... những lúc ấy, dù không hẳn là giống nhau, nhưng những câu thơ của Huy Cận cứ dội về trong tâm tưởng:
Beò dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Bát ngát bờ xanh tiếp bãi vàng...
…Bát ngát mây cao đùn núi bạc
Chim ngheeng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…
[<font] ầy! vẫn biết là hay, là kỳ diệu, là thăng hoa của tâm hồn và cảm xúc. nhưng nếu không bước đi, không xuyên qua, không dừng lại ngắm nhìn trăm dòng sông lớn nhỏ của quê hương xứ sở, làm sao ta trải nghiệm và đồng hóa được vẻ tuyệt mỹ nơi vần thơ của một người xa lạ, để nó vĩnh viễn trở thành những hạt vàng lấp lánh trong tâm tưởng của ta, làm cho ta không nhiều tiền mà vẫn có cái niềm vui sướng thỏa mãn còn lớn hơn một anh triệu tỷ phú!
xin cảm ơn dòng sông Hậu, cảm ơn những con sông quê vì đã trao một phần sức sống và cái hồn cho một vần thơ...
[
Ngày ấy… giờ nhớ lại mới thấy mình thật tầm thường nông cạn, thật phiến diện ngốc nghếch, chỉ thấy con phà là nỗi khổ sở. khách bộ hành không ít lần oán trách dòng sông… Đâu hiểu rằng, chẳng có cái khổ nào lại không chứa đựng trong nó những niềm vui sướng bình dị nhưng vững bền, đơn giản nhưng sâu xa thấm thía!
giây phút lãng mạn nhất là khi phà đè sóng qua sông, đứng trên tầng dành cho khách bộ hành phóng tầm mắt trên dòng sông và đón ngọn gió mát ào ạt thổi... với con sông rộng mênh mông bát ngát, sóng dợn tới chân trời, thì thuyền bè xuôi ngược tấp nập cũng trở nên bé nhỏ rợn ngợp! tiếng máy xuồng ghe vang động giòn dã rồi nhanh chóng lan đi trên mặt sông rộng, tan dần và tắt lịm trong tiếng sóng vỗ rì rào thầm thì dài vô tận… con phà đồ sộ lúc nào cũng đầy cứng người và những chiếc xe tải chở nông sản nặng trĩu, đè sóng băng cắt dòng nối hai bờ, nhưng con phà cũng trở nên mong manh giữa dòng sông mẹ hiền hòa nhưng bí ẩn khó lường... những lúc ấy, dù không hẳn là giống nhau, nhưng những câu thơ của Huy Cận cứ dội về trong tâm tưởng:
Beò dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang,
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Bát ngát bờ xanh tiếp bãi vàng...
…Bát ngát mây cao đùn núi bạc
Chim ngheeng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà…
[<font] ầy! vẫn biết là hay, là kỳ diệu, là thăng hoa của tâm hồn và cảm xúc. nhưng nếu không bước đi, không xuyên qua, không dừng lại ngắm nhìn trăm dòng sông lớn nhỏ của quê hương xứ sở, làm sao ta trải nghiệm và đồng hóa được vẻ tuyệt mỹ nơi vần thơ của một người xa lạ, để nó vĩnh viễn trở thành những hạt vàng lấp lánh trong tâm tưởng của ta, làm cho ta không nhiều tiền mà vẫn có cái niềm vui sướng thỏa mãn còn lớn hơn một anh triệu tỷ phú!
xin cảm ơn dòng sông Hậu, cảm ơn những con sông quê vì đã trao một phần sức sống và cái hồn cho một vần thơ...
Last edited by a moderator:
mợ tài nói:...
và câu hỏi đầu tiên lần nào cũng như lần nào luôn là "kẹt bắc lâu không con?"
Những năm 197x, đi từ HCM --> Bạc liêu: xe chạy 5h00 --> 22h. Có khi phải 12 h đêm ra BX miền tây xếp hàng trước, chờ tới 4h mua vé, 5h xe chạy 22-23h giờ mới tới BL.
...
Có lần đi xe 4B, lên phà rồi, thấy chú tài chạy gấp ra phía sau. Một lúc sau về, tay cầm ... một khúc ống bô! (của xe mình rớt do cạ gầm khi lên phà).
...