Nhân chuyện cái máy bay Mã rơi, tớ post lại bài này thời còn cộng tác với Sài Gòn Doanh Nhân. ( Các bác nào nếu copy sang nơi khác nhớ để bản quyền của SGDN giùm kẻo rắc rối với họ)
Máy bay là sự hội tụ của tất cả các tinh tuý của nền khoa học kỹ thuật nhân loại từ dân sự đến quân sự cho nên độ tin cậy rất cao, do đó nếu so với đi xe hơi xe máy thì máy bay an toàn hơn rất rất nhiều....
Xác suất để lên nóc tủ khó hơn xác suất trúng xổ số độc đắc nên ko có gì phải xanh đít nhái cả.
Lần tai nạn gần đây nhất của hàng không VN là tháng 11/1997, khi đó VNA còn xài máy bay của bọn Ivan cũ kỹ lạc hậu: đó là chiếc TU 134 mà các hãng hàng không thế giới vẫn châm biếm là chiếc "quan tài bay" vì nó rơi nhiều quá!
Hôm đó thời tiết quá xấu trên đất Campuchia do mưa bão, hậu quả là máy bay ko ghìm được trước trận cuồng phong và rơi tan xác (mặc dù phi công lái là tay kỳ cựu và là trưởng ban an toàn bay của VNA), 64 người chết , chỉ có cái đuôi máy bay là nguyên vẹn và nó đã cứu sống duy nhất một em bé.
Em bé sống sót trên chiếc TU 134 của VNA
Từ đó đến nay ( 6/2013 -11/ 1997 = 15 năm) hàng không VN ko rơi thêm chiếc nào. Nhưng trong 15 năm đó dưới mặt đất các phương tiện giao thông ở VN đã đưa trung bình 10.000 người/năm x 15 năm = 150.000 người lên nóc tủ !!! Chưa kể con số gấp 5 lần như thế (750.000 người) dở sống dở chết vì què cụt chân tay và chấn thương sọ não!
Như vậy có thể so sánh và tự tăng IQ khi biết rằng suốt 15 năm, chỉ có 64 người chết vì máy bay ...nhưng 150.000 người chết vì tai nạn giao thông!
Nhân tiện bàn tán chuyện máy bay hụt lên hụt xuống trên bầu giời. Chuyện này là bình thường. Mùa khô ít gặp chứ mùa mưa thì gần như 100% chuyến bay nào cũng có. Đơn giản là xứ ta ở khu vực nhiệt đới giông gió và ẩm, không khí có mật độ không đều nên tạo nhiều túi không khí loãng ở cao độ 4000- 11000m, máy bay nhảy lambada là chuyện bình thường nhưng ở cao độ an toàn đó ko sao cả....chỉ làm mấy em gái non tơ hãi hoảng vớ vẩn để về nhà có chuyện tám với chồng con thôi.
Dưới 4000 mét mật độ không khí rất đậm đặc nên vấn đề không khí loãng ko còn gây đáng ngại, chỉ lo vấn đề xoáy động turbulence.
Ngày xưa máy bay còn lạc hậu nên sự cố nhiều, nay máy bay hiện đại và mới nên đi rất an tâm. VNA được cái xài tiền thuế bừa bãi của dân nên đầu tư toàn máy bay mới nên cũng chẳng đáng ngại lắm. Ngại là ngại mấy hãng Vịt (Jet) tào lao gì đó thôi, nhưng được biết mấy thằng Jet này cũng không xài máy bay nào quá 10 năm tuổi.
............................
CHUYẾN BAY BÃO TÁP KINH HOÀNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG ALOHA 243 NGÀY 28/4/1988
Máy bay trên 10 năm tuổi thì rất ngán, điển hình như vụ này, may nhờ phi công Mẽo giỏi ( trong đó có 1 nữ phi công).
Vụ tai nạn hàng không xảy ra hồi 28-4-1988 , một tai nạn có thể nói là kỳ lạ và hy hữu vào bậc nhất trong lịch sử hàng không. Nhưng qua tai nạn này mọi người cũng rút ra được vài bài học hữu ích .
Chiếc máy bay trước khi gặp nạn
Chiếc Boeing 737 -222 này được bàn giao từ năm 1969 cho hãng hàng không Aloha Airlines (như vậy khi gặp nạn máy bay đã lên …19 tuổi !).
Máy bay...quá cũ và đã có 35,496 giờ bay cùng 89,680 lần cất cánh / hạ cánh!
Hôm đó trên chuyến bay định mệnh ấy nó chở tổng cộng 89 hành khách du lịch, 2 phi công một Nam một Nữ và 3 tiếp viên hàng không, bay từ Hilo đến Honolulu (cả hai đều thuộc quần đảo Hawaii): hành trình dài 342 Km - mất 50 phút bay (bằng khoảng cách từ Sài Gòn đi Cà Mau)
Trước đó máy bay này đã làm 3 chuyến trong cùng ngày từ Honolulu đến các địa danh trên quần đảo Hawaii là Hilo, Maui và Kauai - mọi chuyện yên ổn và không có gì bất thường.
Vậy chuyến này là chuyến thứ tư.
Boeing “mui trần” ở Honolulu , một ám ảnh nhớ đời của hãng Boeing !
Chuyến bay Aloha Airlines 243 rời sân bay Hilo lúc 13:25 PM, mọi việc bình thường, thời tiết tốt.
Đến 13:48 PM, tức khi máy bay đã bay được 23 phút và lên được độ cao 24.000 feet (7000m) ở tốc độ ổn định (sweet-spot speed), chợt mọi người nghe các tiếng “ rắc ” bất ổn trên máy bay, hai viên phi công gồm nữ cơ phó Madeline "Mimi" Tompkins (đã bay 9 năm với Aloha) và nam cơ trưởng Robert Schornsteimer 44 tuổi - một phi công giàu kinh nghiệm 11 năm bay với Aloha - đã kịp yêu cầu các nữ tiếp viên hàng không Michelle Honda , Jane Santo-Tomita 36 tuổi và Clarabelle Lansing 58 tuổi kiểm tra và hướng dẫn hành khách thắt dây đai an toàn ngay lập tức .
Cơ trưởng Robert L. Schornstheimer
Đường xanh: hành trình dự định
Đường đỏ: hành trình tai nạn (sao đen là vị trí nổ mái)
Lúc đó Jane ở dãy ghế 2, Clarabelle ở dãy ghế 5, còn Michele ở dãy 15,16 và đang làm các công việc phục vụ nước và thực phẩm cho khách.
Rồi bỗng nhiên sự chênh lệch áp suất trong máy bay và áp suất ngoài trời khiến trần máy bay chịu không nổi và đột ngột vỡ tung một lỗ khá lớn, ly chén bay tứ tung, tiếp viên Jane Santo-Tomita bị một mảnh vỡ đánh mạnh vào đầu khiến cô té xuống sàn, chấn thương nặng và một hành khách đã nắm giữ cô lại, sau đó nữ tiếp viên Michelle Honda bò đến đã ôm ghì cô xuống sàn.
Bản thân Michelle Honda trước đó cũng bị đánh bật xuống do giảm áp khoang đột ngột, nhưng cô kịp móc chân vào dãy ghế và điều này đã cứu sống cô!
Riêng Clarabelle ko may mắn, chênh áp mạnh ngay lỗ thủng trên đầu đã hút cô tiếp viên hàng không đang đứng trên lối đi bay thẳng lên trần, trám ngay vào ...lỗ thủng!!!
Việc thân thể cô tiếp viên trám lỗ tạm thời khiến tiếng gió rít đổi tông âm thanh cao hơn và kinh hoàng hơn, trần máy bay bắt đầu tiếp tục vặn vẹo và bị xé từ từ bên sự hoảng loạn tột độ của Clarabelle.
Mọi người thất kinh ngước lên và cảm thấy ánh mắt sợ hãi tuyệt vọng của Clarabelle nhưng ko có cách nào cứu cô trên chiếc máy bay đang rung giật dữ dội cả. Máu chảy khắp mặt cô, sự hy vọng dần tan biến trong mắt nữ tiếp viên khi áp suất vẫn giằng co càng mạnh và 1/4 mái mái bay cuối cùng cũng ko chịu đựng nổi, vỡ toạc trong không trung và xé sắc lẹm hai bên vách, kéo luôn cô tiếp viên ra ngoài bầu trời lạnh!
Hình minh họa
Không ai có thể tưởng tượng đến một ngày, có chiếc Boeing phản lực 737 bỗng biến thành chiếc máy bay …mui trần !
Dãy ghế số 5,6,7,8.... nơi Clarabelle đứng trước đây trống hốc sạch cả hai bên tường và trần.
Hành khách bất ngờ bị “du lịch” trên một chiếc máy bay không mái này ở bầu trời và cứ phải “du lịch” khá lâu như thế trong nỗi sợ hãi kinh hoàng tột độ (bay ở vùng không khí loãng với gió bạt khủng khiếp tương đương gió bão cấp 8 thật khó mà thở) !
Hai phi công bình tĩnh thông báo cho mặt đất chuẩn bị ứng cứu, lúc đó vị trí gần nhất là sân bay Kahului nên đài không lưu tại đây được liên lạc hỗ trợ. Khó khăn là sân bay Kahului nằm giữa 2 đỉnh núi lửa và để lèo lái một chiếc máy bay đã rách bươm, thay đổi trọng tâm cơ học và mất cân bằng....đáp đúng đường băng là một việc khó hơn bình thường rất nhiều.
Họ cố hết sức điều khiển và hạ độ cao chiếc máy bay mui trần hy hữu, giật cục như ngựa bất kham này xuống để lấy oxy và tránh nhiệt độ ...kho lạnh -30 độ C cho hành khách. (thường độ cao hạ xuống 4000m là có thể thở tương đối bình thường)
Bốn phút sau vụ tung trần, máy bay cũng tụt bớt độ cao và mọi người có thể tháo mặt nạ dưỡng khí. Tốc độ máy bay còn khoảng hơn 380km/h, nhiệt độ -8 độ C.
Vẫn rất lạnh!
Đúng lúc này bộ đàm phi công lại mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu, nữ cơ phó cố liên lạc với các tiếp viên đằng sau bằng intercom cũng ko được!
Dây điện đứt và hành lý rơi lung tung, điều 2 phi công sợ nhất là càng không bung ra.
Nhưng phút chót ....bỗng liên lạc với trạm không lưu nối được lại, càng máy bay đã bung ra.
Cuối cùng họ đã đáp an toàn xuống sân bay Kahului ở đảo núi lửa Maui (hòn đảo giữa Hilo và sân bay Honolulu)
Như một phép lạ thần kỳ khó tin : mặc dù có 65 trên tổng số 89 người bị tổn thương hô hấp và chấn thương (trong đó có 7 người chấn thương nặng), nhưng tất cả 89 hành khách không ai bị hút ra ngoài và vẫn còn sống nguyên vẹn nhờ tất cả đã …thắt dây đai an toàn cẩn thận !
Điều tra của Ủy ban an toàn giao thông Hoa Kỳ (NTSB - United States National Transportation Safety Board) đã kết luận rằng: vụ tai nạn là do khung kim loại máy bay mỏi trầm trọng và có thêm đường nứt do ăn mòn. Hơn nữa chiếc máy bay đã lên hàng 19 tuổi lão và hoạt động trong một môi trường ven biển ăn mòn mạnh do tiếp xúc với muối và độ ẩm.
Trước đó có một nữ hành khách Gayle Yamamoto nói với các nhà điều tra rằng cô nhận thấy một vết nứt trên thân máy bay, gần cửa ra vào, nhưng quý nàng lại không thông báo cho bất cứ ai.
Tai nạn khiến Boeing phải họp rất nhiều cuộc họp, xem lại toàn bộ phần kết cấu thân vỏ và các đinh tán của thiết kế.
Nữ tiếp viên trưởng Carabelle kỳ cựu có 37 năm trong nghề đã được khắc một tấm bia tưởng niệm tại sân bay Honolulu. Lực lượng tuần duyên Mỹ (US Coast Guard) đã phối hợp tìm kiếm ba ngày cùng với máy bay trực thăng và các tàu khác. Người ta đã cố gắng truy tìm xác cô lẫn mảnh vỡ máy bay trên đại dương xanh thẳm, nhưng thật tiếc, đã không bao giờ tìm thấy......
Nữ tiếp viên trưởng Clarabelle Ho Lansing
Cơ phó Madeline Lynn Tompkins sau đó cũng lên chức cơ trưởng và chuyển qua làm việc cho hãng Hawaiian Airlines
Cơ trưởng Schornstheimer đã nghỉ hưu từ 2005. Hiện ông 73 tuổi, sau đó 3 năm sau (2008) hãng hàng không Aloha cũng ....đóng cửa vì phá sản!
Cả 2 cơ trưởng, cơ phó cũng nữ tiếp viên Honda ...cũng tham gia làm tài tử đóng phim cho bộ phim truyền hình “Miracle Landing” (Cú đáp diệu kỳ) vào năm 1990, dựa theo tai nạn của Aloha 243.
(còn tiếp)
Máy bay là sự hội tụ của tất cả các tinh tuý của nền khoa học kỹ thuật nhân loại từ dân sự đến quân sự cho nên độ tin cậy rất cao, do đó nếu so với đi xe hơi xe máy thì máy bay an toàn hơn rất rất nhiều....
Xác suất để lên nóc tủ khó hơn xác suất trúng xổ số độc đắc nên ko có gì phải xanh đít nhái cả.
Lần tai nạn gần đây nhất của hàng không VN là tháng 11/1997, khi đó VNA còn xài máy bay của bọn Ivan cũ kỹ lạc hậu: đó là chiếc TU 134 mà các hãng hàng không thế giới vẫn châm biếm là chiếc "quan tài bay" vì nó rơi nhiều quá!
Hôm đó thời tiết quá xấu trên đất Campuchia do mưa bão, hậu quả là máy bay ko ghìm được trước trận cuồng phong và rơi tan xác (mặc dù phi công lái là tay kỳ cựu và là trưởng ban an toàn bay của VNA), 64 người chết , chỉ có cái đuôi máy bay là nguyên vẹn và nó đã cứu sống duy nhất một em bé.
Em bé sống sót trên chiếc TU 134 của VNA
Từ đó đến nay ( 6/2013 -11/ 1997 = 15 năm) hàng không VN ko rơi thêm chiếc nào. Nhưng trong 15 năm đó dưới mặt đất các phương tiện giao thông ở VN đã đưa trung bình 10.000 người/năm x 15 năm = 150.000 người lên nóc tủ !!! Chưa kể con số gấp 5 lần như thế (750.000 người) dở sống dở chết vì què cụt chân tay và chấn thương sọ não!
Như vậy có thể so sánh và tự tăng IQ khi biết rằng suốt 15 năm, chỉ có 64 người chết vì máy bay ...nhưng 150.000 người chết vì tai nạn giao thông!
Nhân tiện bàn tán chuyện máy bay hụt lên hụt xuống trên bầu giời. Chuyện này là bình thường. Mùa khô ít gặp chứ mùa mưa thì gần như 100% chuyến bay nào cũng có. Đơn giản là xứ ta ở khu vực nhiệt đới giông gió và ẩm, không khí có mật độ không đều nên tạo nhiều túi không khí loãng ở cao độ 4000- 11000m, máy bay nhảy lambada là chuyện bình thường nhưng ở cao độ an toàn đó ko sao cả....chỉ làm mấy em gái non tơ hãi hoảng vớ vẩn để về nhà có chuyện tám với chồng con thôi.
Dưới 4000 mét mật độ không khí rất đậm đặc nên vấn đề không khí loãng ko còn gây đáng ngại, chỉ lo vấn đề xoáy động turbulence.
Ngày xưa máy bay còn lạc hậu nên sự cố nhiều, nay máy bay hiện đại và mới nên đi rất an tâm. VNA được cái xài tiền thuế bừa bãi của dân nên đầu tư toàn máy bay mới nên cũng chẳng đáng ngại lắm. Ngại là ngại mấy hãng Vịt (Jet) tào lao gì đó thôi, nhưng được biết mấy thằng Jet này cũng không xài máy bay nào quá 10 năm tuổi.
............................
CHUYẾN BAY BÃO TÁP KINH HOÀNG CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG ALOHA 243 NGÀY 28/4/1988
Máy bay trên 10 năm tuổi thì rất ngán, điển hình như vụ này, may nhờ phi công Mẽo giỏi ( trong đó có 1 nữ phi công).
Vụ tai nạn hàng không xảy ra hồi 28-4-1988 , một tai nạn có thể nói là kỳ lạ và hy hữu vào bậc nhất trong lịch sử hàng không. Nhưng qua tai nạn này mọi người cũng rút ra được vài bài học hữu ích .
Chiếc máy bay trước khi gặp nạn
Chiếc Boeing 737 -222 này được bàn giao từ năm 1969 cho hãng hàng không Aloha Airlines (như vậy khi gặp nạn máy bay đã lên …19 tuổi !).
Máy bay...quá cũ và đã có 35,496 giờ bay cùng 89,680 lần cất cánh / hạ cánh!
Hôm đó trên chuyến bay định mệnh ấy nó chở tổng cộng 89 hành khách du lịch, 2 phi công một Nam một Nữ và 3 tiếp viên hàng không, bay từ Hilo đến Honolulu (cả hai đều thuộc quần đảo Hawaii): hành trình dài 342 Km - mất 50 phút bay (bằng khoảng cách từ Sài Gòn đi Cà Mau)
Trước đó máy bay này đã làm 3 chuyến trong cùng ngày từ Honolulu đến các địa danh trên quần đảo Hawaii là Hilo, Maui và Kauai - mọi chuyện yên ổn và không có gì bất thường.
Vậy chuyến này là chuyến thứ tư.
Boeing “mui trần” ở Honolulu , một ám ảnh nhớ đời của hãng Boeing !
Chuyến bay Aloha Airlines 243 rời sân bay Hilo lúc 13:25 PM, mọi việc bình thường, thời tiết tốt.
Đến 13:48 PM, tức khi máy bay đã bay được 23 phút và lên được độ cao 24.000 feet (7000m) ở tốc độ ổn định (sweet-spot speed), chợt mọi người nghe các tiếng “ rắc ” bất ổn trên máy bay, hai viên phi công gồm nữ cơ phó Madeline "Mimi" Tompkins (đã bay 9 năm với Aloha) và nam cơ trưởng Robert Schornsteimer 44 tuổi - một phi công giàu kinh nghiệm 11 năm bay với Aloha - đã kịp yêu cầu các nữ tiếp viên hàng không Michelle Honda , Jane Santo-Tomita 36 tuổi và Clarabelle Lansing 58 tuổi kiểm tra và hướng dẫn hành khách thắt dây đai an toàn ngay lập tức .
Cơ trưởng Robert L. Schornstheimer
Đường xanh: hành trình dự định
Đường đỏ: hành trình tai nạn (sao đen là vị trí nổ mái)
Lúc đó Jane ở dãy ghế 2, Clarabelle ở dãy ghế 5, còn Michele ở dãy 15,16 và đang làm các công việc phục vụ nước và thực phẩm cho khách.
Rồi bỗng nhiên sự chênh lệch áp suất trong máy bay và áp suất ngoài trời khiến trần máy bay chịu không nổi và đột ngột vỡ tung một lỗ khá lớn, ly chén bay tứ tung, tiếp viên Jane Santo-Tomita bị một mảnh vỡ đánh mạnh vào đầu khiến cô té xuống sàn, chấn thương nặng và một hành khách đã nắm giữ cô lại, sau đó nữ tiếp viên Michelle Honda bò đến đã ôm ghì cô xuống sàn.
Bản thân Michelle Honda trước đó cũng bị đánh bật xuống do giảm áp khoang đột ngột, nhưng cô kịp móc chân vào dãy ghế và điều này đã cứu sống cô!
Riêng Clarabelle ko may mắn, chênh áp mạnh ngay lỗ thủng trên đầu đã hút cô tiếp viên hàng không đang đứng trên lối đi bay thẳng lên trần, trám ngay vào ...lỗ thủng!!!
Việc thân thể cô tiếp viên trám lỗ tạm thời khiến tiếng gió rít đổi tông âm thanh cao hơn và kinh hoàng hơn, trần máy bay bắt đầu tiếp tục vặn vẹo và bị xé từ từ bên sự hoảng loạn tột độ của Clarabelle.
Mọi người thất kinh ngước lên và cảm thấy ánh mắt sợ hãi tuyệt vọng của Clarabelle nhưng ko có cách nào cứu cô trên chiếc máy bay đang rung giật dữ dội cả. Máu chảy khắp mặt cô, sự hy vọng dần tan biến trong mắt nữ tiếp viên khi áp suất vẫn giằng co càng mạnh và 1/4 mái mái bay cuối cùng cũng ko chịu đựng nổi, vỡ toạc trong không trung và xé sắc lẹm hai bên vách, kéo luôn cô tiếp viên ra ngoài bầu trời lạnh!
Hình minh họa
Không ai có thể tưởng tượng đến một ngày, có chiếc Boeing phản lực 737 bỗng biến thành chiếc máy bay …mui trần !
Dãy ghế số 5,6,7,8.... nơi Clarabelle đứng trước đây trống hốc sạch cả hai bên tường và trần.
Hành khách bất ngờ bị “du lịch” trên một chiếc máy bay không mái này ở bầu trời và cứ phải “du lịch” khá lâu như thế trong nỗi sợ hãi kinh hoàng tột độ (bay ở vùng không khí loãng với gió bạt khủng khiếp tương đương gió bão cấp 8 thật khó mà thở) !
Hai phi công bình tĩnh thông báo cho mặt đất chuẩn bị ứng cứu, lúc đó vị trí gần nhất là sân bay Kahului nên đài không lưu tại đây được liên lạc hỗ trợ. Khó khăn là sân bay Kahului nằm giữa 2 đỉnh núi lửa và để lèo lái một chiếc máy bay đã rách bươm, thay đổi trọng tâm cơ học và mất cân bằng....đáp đúng đường băng là một việc khó hơn bình thường rất nhiều.
Họ cố hết sức điều khiển và hạ độ cao chiếc máy bay mui trần hy hữu, giật cục như ngựa bất kham này xuống để lấy oxy và tránh nhiệt độ ...kho lạnh -30 độ C cho hành khách. (thường độ cao hạ xuống 4000m là có thể thở tương đối bình thường)
Bốn phút sau vụ tung trần, máy bay cũng tụt bớt độ cao và mọi người có thể tháo mặt nạ dưỡng khí. Tốc độ máy bay còn khoảng hơn 380km/h, nhiệt độ -8 độ C.
Vẫn rất lạnh!
Đúng lúc này bộ đàm phi công lại mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu, nữ cơ phó cố liên lạc với các tiếp viên đằng sau bằng intercom cũng ko được!
Dây điện đứt và hành lý rơi lung tung, điều 2 phi công sợ nhất là càng không bung ra.
Nhưng phút chót ....bỗng liên lạc với trạm không lưu nối được lại, càng máy bay đã bung ra.
Cuối cùng họ đã đáp an toàn xuống sân bay Kahului ở đảo núi lửa Maui (hòn đảo giữa Hilo và sân bay Honolulu)
Như một phép lạ thần kỳ khó tin : mặc dù có 65 trên tổng số 89 người bị tổn thương hô hấp và chấn thương (trong đó có 7 người chấn thương nặng), nhưng tất cả 89 hành khách không ai bị hút ra ngoài và vẫn còn sống nguyên vẹn nhờ tất cả đã …thắt dây đai an toàn cẩn thận !
Điều tra của Ủy ban an toàn giao thông Hoa Kỳ (NTSB - United States National Transportation Safety Board) đã kết luận rằng: vụ tai nạn là do khung kim loại máy bay mỏi trầm trọng và có thêm đường nứt do ăn mòn. Hơn nữa chiếc máy bay đã lên hàng 19 tuổi lão và hoạt động trong một môi trường ven biển ăn mòn mạnh do tiếp xúc với muối và độ ẩm.
Trước đó có một nữ hành khách Gayle Yamamoto nói với các nhà điều tra rằng cô nhận thấy một vết nứt trên thân máy bay, gần cửa ra vào, nhưng quý nàng lại không thông báo cho bất cứ ai.
Tai nạn khiến Boeing phải họp rất nhiều cuộc họp, xem lại toàn bộ phần kết cấu thân vỏ và các đinh tán của thiết kế.
Nữ tiếp viên trưởng Carabelle kỳ cựu có 37 năm trong nghề đã được khắc một tấm bia tưởng niệm tại sân bay Honolulu. Lực lượng tuần duyên Mỹ (US Coast Guard) đã phối hợp tìm kiếm ba ngày cùng với máy bay trực thăng và các tàu khác. Người ta đã cố gắng truy tìm xác cô lẫn mảnh vỡ máy bay trên đại dương xanh thẳm, nhưng thật tiếc, đã không bao giờ tìm thấy......
Nữ tiếp viên trưởng Clarabelle Ho Lansing
Cơ phó Madeline Lynn Tompkins sau đó cũng lên chức cơ trưởng và chuyển qua làm việc cho hãng Hawaiian Airlines
Cơ trưởng Schornstheimer đã nghỉ hưu từ 2005. Hiện ông 73 tuổi, sau đó 3 năm sau (2008) hãng hàng không Aloha cũng ....đóng cửa vì phá sản!
Cả 2 cơ trưởng, cơ phó cũng nữ tiếp viên Honda ...cũng tham gia làm tài tử đóng phim cho bộ phim truyền hình “Miracle Landing” (Cú đáp diệu kỳ) vào năm 1990, dựa theo tai nạn của Aloha 243.
(còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: