Hạng C
22/12/11
591
21.633
93
CHUYỆN MUÔN THUỞ

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/2014...-vietnam-airlines-o-do-cao-12000m/667921.html
Đòi mở cửa máy bay Vietnam Airlines ở độ cao 12.000m
Trang tin OneNews của New Zealand ngày 5-11 trích thuật lời một hành khách đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines (VNA) nói có một người đàn ông đã tìm cách mở cửa máy bay ở độ cao 12.000m. Hành khách Mark Ansley - Ảnh:
7HIhv9Ud.jpg

Hành khách Mark Ansley đi trên chuyến bay của VNA từ TP.HCM đi Sydney (Úc) hôm 3-11 kể anh và 3 hành khách khác đã phải dùng vũ lực để kiềm chế người đàn ông kể trên. “Đánh hoặc bay. Và tôi chọn phải đánh” - anh Ansley, một chủ nhà hàng ở New Zealand kể lại. Anh kể đang ngủ ngon thì nghe tiếng la hét hoảng loạn rất lớn. Nhìn ra phía cửa thoát hiểm thì anh thấy có một người đàn ông đang tìm cách mở cửa. Anh và 3 hành khách khác đã phải chật vật kiềm chế người đàn ông kể trên bằng vũ lực.

Người đàn ông cuối cùng bị trói vào ghế. Theo Daily Mail, chuyến bay VN773 của VNA cất cánh được khoảng 2 giờ thì xảy ra vụ việc. Người đàn ông đã đá mạnh vào cửa máy bay nhằm mở được cửa. Người đàn ông đòi mở cửa máy bay sau khi bị khống chế -
C1YarckE.jpg

Người đàn ông đòi mở cửa máy bay sau khi bị khống chế - Ảnh: OneNews

Ansley cũng kể rằng người đàn ông nói ông ta đã bị bắt cóc suốt cuộc đời, bị bỏ thuốc và ai đó đang tìm cách giết ông ta. Thông qua một hành khách người Việt, người đàn ông này nói với Ansley rằng có người đang chờ ông ta ở Sydney. “Hắn ta sẽ giết tôi khi tôi đến đó vì tôi không đem theo hàng” - người đàn ông nói, theo lời kể của Ansley.

Cửa máy bay không thể mở được trên độ cao mà máy bay đang bay do chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài máy bay. OneNews cho biết khi máy bay hạ cánh xuống Sydney, cảnh sát bắt người đàn ông này. Daily Mail nói cảnh sát Úc đã xác nhận họ nhận được tin báo về một hành khách 27 tuổi bị hành khách và phi hành đoàn kiềm chế sau khi tìm cách mở cửa máy bay. New Zealand Herald nói người đàn ông này là dân Sydney, sống ở vùng Greenacre. Người đàn ông này đã được điều trị tại bệnh viện St. George và đã được thông báo sẽ ra tòa vì tội làm ảnh hưởng đến an toàn bay. Theo Daily Mail, Người đàn ông này sẽ ra tòa vào ngày 16-12. Hiện chưa rõ danh tính của người đàn ông định mở cửa máy bay này.
 
Hạng C
22/12/11
591
21.633
93
CHÚNG TA CÓ MỞ ĐƯỢC CỬA THOÁT HIỂM MÁY BAY Ở ĐỘ CAO VÀI NGÀN MÉT KHÔNG???
Tìm hiểu chút chuyện này cũng có ích dưới con mắt vật lý


Bảng nhiệt độ và áp suất khí quyển theo độ cao
LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !



1. LÊN CAO BẠN CẦN SỨC MẠNH BAO NHIÊU ĐỂ KÉO CỬA THOÁT HIỂM ?
Ở máy bay dân dụng cửa ra vào (open door) thường được thiết kế mở từ trong ra ngoài. Còn cửa thoát hiểm (emergency door) lại thường được thiết kế mở bằng cách kéo vào bên trong, nó có kích thước khoảng 1,6m x 0,8m (diện tich 1,28m2 tức 12800 cm2)

Máy bay dân dụng bay ổn định tại cao độ 10.000 m (khoảng 32.808 feet).
Áp suất khí quyển bên ngoài máy bay ta có thể nội suy tuyến tính (linear interpolation) từ bảng trên.
Áp suất x này được tính bởi phương trình tuyến tính qua 2 điểm A (x[sub]1,[/sub]y[sub]1) [/sub]và B (x[sub]2[/sub], y[sub]2[/sub]) ( AB chính là vector chỉ phương của đường tuyến tính)

LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !

với x1 = 300, x[sub]2[/sub]=250, y1 = 30.065 ,y[sub]2[/sub]=33.999 và giá trị y = 32.808.
Ta tính ra x= 265 hecto Pascal, tức 0,265 at (xấp xỉ 0,265 kg/cm2).
Còn áp suất trong khoang máy bay (áp suất cabin) được duy trì xấp xỉ 1at ,bằng áp suất khí quyển trên mặt đất để mọi người dễ chịu như trong nhà?
Thực tế không được như vậy: ở độ cao ổn định 10.000m, áp suất cabin máy bay luôn duy trì khoảng 0,79at (11,3psi) , thấp hơn dưới mặt đất một ít vì lý do kinh tế và kỹ thuật. (Tại sao không giữ áp suất cabin ở mức mô phỏng 14,7 psi như áp lực mực nước biển để tối đa hóa sự thoải mái? Máy bay phải được thiết kế để chịu được áp lực chênh lệch , đó là sự khác biệt giữa áp suất không khí bên trong và bên ngoài máy bay. Áp lực chênh càng lớn thì vỏ máy bay phải được thiết kế càng chắc chắn (và nặng hơn) . Có thể chế tạo một chiếc máy bay có thể chịu được áp lực mực nước biển trong suốt hành trình, nhưng nó sẽ đòi hỏi sự gia tăng đáng kể về kết cấu và trọng lượng và rất tốn kém!)


LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !


Vậy chênh áp giữa trong và ngoài máy bay là 0,79at - 0,265at = 0,525 at (xấp xỉ 0,525 kg/cm2). Do đó áp lực trên cửa là : 0,525 kg/cm2 x 12.800 cm2 = 6.720 kg.
Như vậy để kéo được emergency door mở ra khi máy bay đang bay, chúng ta phải thắng được một lực …gần 7 tấn!
Hai mươi chú thanh niên 17 bẻ gãy sừng trâu cùng nhau kéo cửa thoát hiểm cũng không thể mở nó lúc này!

Máy bay hạ thấp, áp suất cabin được tăng lên gần bằng 1at
Khi máy bay bay tại độ cao tương đối thấp là 2000m (gần bằng độ cao đỉnh núi Langbian ở Lâm Đồng) , với áp suất khí quyển 0,94 kg/cm2 thì áp lực lên cửa đã là (1- 0,94) x 12.800= 768 kg. Với áp lực này cũng không ai kéo nổi cái cửa thoát hiểm (Bạn nên nhớ lực sĩ vô địch thế giới hiện nay Brian Shaw lập kỷ lục kéo tạ đến đầu gối năm 2013 mới chỉ là… 442,5kg :p)
Xem:


Nhưng tình hình sẽ đổi khác khi máy bay bắt đầu xuống dưới độ cao 2000m, áp suất khí quyển bên ngoài ngày càng gần áp suất 1at trong máy bay, khi đó lại mở cửa thoát hiểm khá dễ dàng!
Lúc đó chúng ta cần can thiệp ngay những chú, những bác thích táy máy khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh.

Nhân tiện nói thêm:
2.BẠN HAY THẤY TIẾP VIÊN LÀM THAO TÁC GIẢM ÁP ĐỂ LÀM GÌ?
Cửa ra vào của máy bay thường có một nút giảm áp (depressurized button) đề phòng trường hợp áp suất trong khoang máy bay vẫn khác biệt áp suất khí quyển trên mặt đất.
Do đó khi hạ cánh tiếp viên sẽ nhấn nút này để cân bằng áp suất bên ngoài và bên trong, sau đó quan sát qua lỗ kính thấy đèn cảnh báo không chớp đỏ và không có ai lảng vảng bên ngoài mới được phép mở cửa.
Tiếp viên VNA từng gây chấn thương cho nhau khi quên nhấn nút giảm áp, còn trên thế giới nhất là các sân bay trên vùng cao , không khí loãng (có áp suất khí quyển khoảng 0,98 at tức khoảng 0,98kg/cm2) đã có trường hợp nhân viên bên ngoài bị cửa đập vào mặt tử vong khi tiếp viên bên trong quên thao tác giảm áp!


Chúng ta có thể tính lực này :
Cửa chính Boeing 777 lớn hơn cửa thoát hiểm và có kích thước là 1,07m x 1,88m = 2,011m2 = 20.110 cm2
Giả sử lúc này áp suất cabin là 1 át, lực tác động vào cửa từ bên trong đẩy ra là (1-0,98) x 20.110 = 402 kg.
Một lực khá lớn và nguy hiểm!
Để an toàn hơn, một số máy bay Boeing đời mới sau này dùng cửa trượt vào trong và lên trên


3-TẠI SAO Ù HOẶC ĐAU TAI KHI MÁY BAY LÊN CAO?
1326599747_Dau%20tai%20(3).jpg

Tuy máy bay đã có thiết bị điều áp, nhưng đôi lúc do thiết bị điều áp (Pressurized Device) trên máy bay không cảm biến kịp với biến động áp suất khí quyển bên ngoài vùng bay, từ lúc cất cánh cho đến lúc đang lên cao, áp suất khoang máy bay có thể bị tụt xuống 0,95 at và tiếp tục tụt đến 0,79 at, mọi người sẽ bị ù tai và nghe kém đi, một số người già và người nhạy cảm thậm chí có thể đau tai do không cân bằng giữa áp suất bên trong cơ thể (1at) và áp suất trong khoang máy bay (0,95at)

Ta thử tính toán chút tại thời điểm 0,95 at:
Diện tích màng nhĩ (eardrum) của người khoảng 55mm2 (0,55cm2)
Lực tác động vào màng nhĩ: (1-0,95)kg/cm2 x 0,55cm2= 27,5gram.

Đó chính là nguyên nhân gây vấn đề trên.
Nhưng có thể giải quyết khó chịu này bằng cách 10 phút nuốt vài lần nước bọt thì sẽ cân bằng áp trong cơ thể và áp trong khoang máy bay.


5.LÊN MÁY BAY HẠN CHẾ UỐNG RƯỢU BIA
Do áp suất cabin nhỏ hơn áp suất mực nước biển nên cơ thể chúng ta bị bay hơi nước mạnh hơn, nghĩa là chúng ta mất nước mau hơn. Vì thế khi uống rượu....rượu sẽ trở nên "đậm đặc" hơn trong cơ thể chúng ta so với mặt đất!

Tóm lại mất nước làm tăng tác dụng của rượu lên cơ thể bạn. Nếu bạn chọn uống rượu trên chuyến bay, hãy nhớ uống thật nhiều nước và ăn gì đó trong khi thưởng thức món cocktail của bạn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
11/8/09
2.852
177
63
Tìm hiểu chút chuyện này cũng có ích dưới con mắt vật lý
View attachment 165620
Bảng nhiệt độ áp suất khí quyển theo độ cao


1. LÊN CAO BẠN CẦN SỨC MẠNH BAO NHIÊU ĐỂ KÉO CỬA THOÁT HIỂM ?
Ở máy bay dân dụng cửa ra vào (open door) thường được thiết kế mở từ trong ra ngoài. Còn cửa thoát hiểm (emergency door) lại thường được thiết kế mở bằng cách kéo vào bên trong, nó có kích thước khoảng 1,6m x 0,8m (diện tich 1,28m2 tức 12800 cm2)

Máy bay dân dụng bay ổn định tại cao độ 9.000 m (khoảng 30.000 feet), áp suất khí quyển bên ngoài máy bay khoảng 0,3 at (xấp xỉ 0,3 kg/cm2) Còn áp suất trong khoang máy bay được duy trì xấp xỉ 1at ,bằng áp suất khí quyển trên mặt đất để mọi người dễ chịu như trong nhà.
Vậy chênh áp giữa trong và ngoài máy bay là 1at - 0,3at = 0,7 at (xấp xỉ 0,7 kg/cm2). Do đó áp lực trên cửa là : 0,7 kg/cm2 x 12.800 cm2 = 8960kg.

Như vậy để kéo được emergency door mở ra khi máy bay đang bay, chúng ta phải thắng được một lực …8,69 tấn!
Mười chú thanh niên 17 bẻ gãy sừng trâu cùng nhau kéo cửa thoát hiểm cũng không thể mở nó lúc này!

Thực ra ngay khi máy bay bay tại độ cao tương đối thấp là 2000m (gần bằng độ cao đỉnh núi Langbian ở Lâm Đồng) , với áp suất khí quyển 0,94 kg/cm2 thì áp lực lên cửa đã là (1- 0,94) x 12.800= 768 kg. Với áp lực này cũng không ai kéo nổi cái cửa thoát hiểm (lực sĩ vô địch thế giới hiện nay Brian Shaw lập kỷ lục kéo tạ đến đầu gối năm 2013 mới chỉ là… 442,5kg)
Xem:


Nhưng tình hình sẽ đổi khác khi máy bay bắt đầu xuống dưới độ cao 2000m, áp suất khí quyển bên ngoài ngày càng gần áp suất 1at trong máy bay, khi đó lại mở cửa thoát hiểm khá dễ dàng!
Lúc đó chúng ta cần can thiệp ngay những chú, những bác thích táy máy khi máy bay đang cất cánh hoặc hạ cánh.

Nhân tiện nói thêm:
2.BẠN HAY THẤY TIẾP VIÊN LÀM THAO TÁC GIẢM ÁP ĐỂ LÀM GÌ?
Cửa ra vào của máy bay thường có một nút giảm áp (depressurized button) đề phòng trường hợp áp suất trong khoang máy bay vẫn khác biệt áp suất khí quyển trên mặt đất.
Do đó khi hạ cánh tiếp viên sẽ nhấn nút này để cân bằng áp suất bên ngoài và bên trong, sau đó quan sát qua lỗ kính thấy đèn cảnh báo không chớp đỏ và không có ai lảng vảng bên ngoài mới được phép mở cửa.
Tiếp viên VNA từng gây chấn thương cho nhau khi quên nhấn nút giảm áp, còn trên thế giới nhất là các sân bay trên vùng cao , không khí loãng (có áp suất khí quyển khoảng 0,98 at tức khoảng 0,98kg/cm2) đã có trường hợp nhân viên bên ngoài bị cửa đập vào mặt tử vong khi tiếp viên bên trong quên thao tác giảm áp!


Chúng ta có thể tính lực này :
Cửa chính Boeing 777 lớn hơn cửa thoát hiểm và có kích thước là 1,07m x 1,88m = 2,011m2 = 20.110 cm2
Lực tác động vào cửa từ bên trong đẩy ra là (1-0,98) x 20.110 = 402 kg.
Một lực khá lớn và nguy hiểm!
Để an toàn hơn, một số máy bay Boeing đời mới sau này dùng cửa trượt vào trong và lên trên


3-TẠI SAO Ù HOẶC ĐAU TAI KHI MÁY BAY LÊN CAO?
1326599747_Dau%20tai%20(3).jpg

Tuy máy bay đã có thiết bị điều áp, nhưng đôi lúc do thiết bị điều áp (Pressurized Device) trên máy bay không cảm biến kịp với biến động áp suất khí quyển bên ngoài vùng bay, lúc đó áp suất khoang máy bay có thể bị tụt xuống 0,95 at và mọi người sẽ bị ù tai và nghe kém đi, một số người già và người nhạy cảm thậm chí có thể đau tai do không cân bằng giữa áp suất bên trong cơ thể (1at) và áp suất trong khoang máy bay (0,95at)

Diện tích màng nhĩ (eardrum) của người khoảng 55mm2 (0,55cm2)
Lực tác động vào màng nhĩ: (1-0,95)kg/cm2 x 0,55cm2= 27,5gram.
Đó chính là nguyên nhân gây vấn đề trên.
Nhưng có thể giải quyết khó chịu này bằng cách 10 phút nuốt vài lần nước bọt thì sẽ cân bằng áp trong cơ thể và áp trong khoang máy bay
Ngáp vài cái khi hạ cánh sẽ ổn
 
Hạng C
22/12/11
591
21.633
93
Video hiếm về sân bay.
Quay cái video này thật mạo hiểm, không biết ai cho phép, nhưng nếu sơ sảy một cái, trực thăng tí hon cõng camera lọt vào động cơ máy bay thì tiêu hành khách!

 
Hạng B2
20/6/07
286
1.600
93
Vụ máy bay VNA rơi năm 1997 thì em là người chứng kiến trực tiếp.
Từ Bù Đăng, Bình Phước lúc đó buổi trưa trời rất trong xanh, nhìn về phía biên giới Kam thấy máy bay lúc lắc như cánh chim rồi bất chợt bổ nhào xuống chứ không thấy mưa, cũng không hạ dần độ cao như các báo nói.
Đến tối thấy TV đăng tin.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
Vụ máy bay VNA rơi năm 1997 thì em là người chứng kiến trực tiếp.
Từ Bù Đăng, Bình Phước lúc đó buổi trưa trời rất trong xanh, nhìn về phía biên giới Kam thấy máy bay lúc lắc như cánh chim rồi bất chợt bổ nhào xuống chứ không thấy mưa, cũng không hạ dần độ cao như các báo nói.
Đến tối thấy TV đăng tin.

Hehe, chắc bác lộn cái máy bay khác.
Chiếc của VNA nó rơi ở Phnong Penh, cách Bù Đăng sơ sơ cũng vài trăm cây số. :)
 
Hạng B2
24/6/12
211
124
43
60
Em đi máy bay toàn mua vé ở đuôi máy bay
1/ Để nhìn ra cảnh bên ngoài và chụp ảnh không vướng cánh máy bay che mất
2/ Nếu tai nạn xảy ra xác suất sống cao hơn
3/ Nếu không sống được thì cũng...dễ nhận dạng hơn những chỗ khác :D

Em cũng thích ngồi chỗ đuôi vì nghe đồn an toàn, nhưng ngồi được vài lần thì kiếu vì thường đuôi gần toilet và nơi dọn đồ ăn.
Mùi không được dễ chịu lắm.
 
Hạng C
22/12/11
591
21.633
93
Ngày 20/8/2007, máy bay Boeing 737-800 của China Airlines bốc cháy và phát nổ động cơ số 2 sau khi hạ cánh và lăn đến khu vực đậu tại sân bay Naha Airport. Bốn người bị thương. Boeing bàn giao máy bay này cho China Airlines vào năm 2002, thì năm 2007 đã bất ngờ về vườn trong tức tưởi!
Quá trình bay và hạ cánh cho đến khi taxi đến điểm đỗ hoàn toàn bình thường.
Các nhà điều tra kết luận một long đền (washer) thợ bảo trì quên lắp lại, khiến bu lông hãm cánh phanh khí động (wing leading edge) bị long ra, khi đã vào đường lăn phi công thu cánh phanh khí động lực khiến nó nén bu lông vào khoang chứa nhiên liệu, gây một lỗ thủng từ bình xăng làm nhiên liệu rò ra ngoài và phát hỏa!

Giám đốc China Airlines đã sang Nhật trực tiếp xin lỗi hành khách trên chuyến bay và lót tay mỗi người 100 USD đựng trong phong bì đỏ.
Phản ứng của đội chữa cháy sân bay Naha (Nhật) là ....quá chậm!
Tuy nhiên công nghệ Slide Raft (thang hơi bung khẩn cấp) trên máy bay đã cứu 100% hành khách, thiệt hại về người =0 trước một tai nạn có thể nói là rất ....kinh khủng!


Xem minh họa quá trình "tự đục thủng bình xăng" khá độc đáo của China Airlines, cú bốc cháy rất lãng xẹt chỉ vì một sơ suất ko kiểm tra con long đền bị thiếu!
Đúng với câu ngạn ngữ "A littleleak will sink a great ship" (Lỗ nhỏ làm đắm thuyền lớn!)
Thiếu con long đền tai hại giá chưa đầy 0.9 USD làm tiêu cái máy bay những ...96.000.000 USD!
Một bài học đắt giá ko thể tưởng tượng!



LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !
LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !
LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !
LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !

Các nhân viên cứu hỏa kiểm tra buồng lái của chiếc Boeing 737-800 sau khi ngọn lửa đã được dập tắt. Sợi dây thừng thòng xuống từ mũi máy bay trước đó được sử dụng để phi công đu xuống đất thoát thân
LẠI CHUYỆN MÁY BAY RƠI XỨ NGƯỜI - XỨ TA VÀ ...SỐ TRỜI !
 
Chỉnh sửa cuối: