@ bác TOAGT: bác dẫn chứng để chứng minh chỗ vẽ vạch sơn 1.12 này là "một giao lộ nhỏ trong một giao lộ lớn" bằng cách đưa ra tiêu chuẩn, quy chuẩn chung chung, đưa ví dụ về các điểm giao nhau khác như vậy.
NHƯNG, không dẫn chứng điểm khoản nào ra một cách cụ thể. NHƯNG, những quy chuẩn, tieu chuẩn đó lại nằm trong ngăn tủ của các cơ quan quản lý đường bộ, hướng dẫn đơn vị quản lý đường bộ THỂ HIỆN BẰNG VẠCH SƠN- BIỂN BÁO một cách cụ thể trên đường cho người tham gia giao thông biết và thi hành.
THỰC TẾ: tại điểm giao này không hề có vjach sơn biển báo nào khác ngoài cái vạch 1.12 sai quy định kia. Người tham gia giao thông căn cứ vào đâu để đi trong trường hợp này? CSGT căn cứ vào đâu để xử phạt trong trường hợp này?
Ví dụ của bác là các điểm giao cắt trên đường Nguyễn Văn Linh, nơi đây có đầy đủ biển báo, đèn tín hiệu, vạch sơn theo tiêu chuẩn. Vậy tại sao điểm giao này không có?
Em đặt trường hơp bác gọi đoạn nhỏ ngang công viên kia bác gọi là "con đường" là đúng. Bác sẽ gọi "con đường" này tên gì? Phù Đổng Thiên Vương hay Lý Thường Kiệt hay Hồng Bàng? Nếu nó là "con đường" không có biển cấm đỗ xe, lái xe có thể dừng đỗ xe ở đây không vì không thấy biển báo cấm đỗ?
Luật chỉ có 1, các văn bản dưới luật là hướng dẫn cơ quan quản lý thi hành. Các cơ quan quản lý đường bộ không làm theo hướng dẫn dưới luật thì phải căn cứ vào luật. Không thể tùy tiện xác định lúc thì là giao lộ như trong trường hợp này, lúc lại chối phăng không phải giao lộ như cái "ngã tam" ngoài HN được.
Xin lỗi bác không tranh luận ngay với bác được vì mấy hôm vừa rồi bận quá.
Về việc chứng minh đoạn này không phải là giao lộ :
- Luật GTĐB, QC41:2012, TCVN, TCN là các văn bản quy định : đường bộ, giao lộ, các biển báo vạch kẻ được sử dụng cho đường bộ, cách xác định hay tiêu chuẩn kỹ thuật một con đường xem là đường bộ, ... --> tất cả các văn bản này tất nhiên không thể ghi cụ thể đoạn này là 1 con đường độc lập hay không nhưng qua nội dung các văn bản này mình có thể định dạng đoạn này có phải là một con đường độc lập hay giao lộ.
- Về luật (em xin không trích cụ thể điều luật vì các bác quá rành rồi) :
+ Theo luật GTĐB : đường bộ bao gồm tất cả những đường được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định cho xe lưu thông, giao lộ là nơi các đường bộ giao nhau --> 1 cách đơn giản thì giao lộ là khoảng không gian phần đường của các đường trùng lên nhau khi gặp nhau.
+ Theo QC 41:2012 : các biển báo, vạch kẻ được sử dụng trên đường lưu thông --> mỗi biển báo, vạch kẻ có vị trí, tác dụng kẻ nhất định --> một số vạch kẻ, biển báo chỉ được sử dụng tại đường lưu thông chứ không được sử dụng tại giao lộ --> cụ thể đó là vạch 1.1, 1.5, 1.12.
+ Theo các tiêu chuẩn TCVN, TCN : giao lộ là nơi trùng nhau của các con đường khi giao nhau như quy định trong luật GT --> nơi các đường gặp nhau này về mặt kỹ thuật không bị giới hạn bởi các công trình xây dựng đường bộ như : bó vỉa hè, lề đường, ... mà bị giới hạn về không gian bằng báo hiệu GT : đèn, vạch kẻ, biển báo, ... của từng con đường độc lập trước nơi giao nhau --> là yếu tố nhận biết nơi đó là con đường độc lập hay là giao lộ.
==> đoạn này có đầy đủ các yếu tố : có vạch kẻ 1.1, 1.5 (vạch này hiện nay bị mờ chứ không phải không có), 1.12; có công trình xây dựng giới hạn 2 bên : bó vỉa hè, mốc lộ giới, ..; và công dụng thực tế : nơi quay đầu, chuyển hướng xe, dừng xe chờ lưu thông, ... --> tiêu chí của TCN về phần đường nối giữa dải phân cách --> đáp ứng đủ các tiêu chuẩn là 1 đoạn đường độc lập theo tiêu chuẩn và định nghĩa về đường bộ hiện hành.
THỰC TẾ: tại điểm giao này không hề có vjach sơn biển báo nào khác ngoài cái vạch 1.12 sai quy định kia.
Về biển báo, vạch kẻ : bác có thể xem lại thớt tương tự về vấn đề này đã có trước đây hoặc youtube của bác xagan về đoạn này (em nhớ không lầm có clip này) --> đoạn này có vạch 1.1, 1.5, 1.12. Vạch 1.12 có sai quy định quy định hay không, em không tranh luận vì nó liên quan đến việc xác định tại đây có phải là đường độc lập hay là giao lộ. Khi chưa xác định được thì không biết đúng sai. Vạch 1.12 kẻ sai quy định với vạch 1.12 có phát huy được hiệu lực hay không là khác nhau.
Người tham gia giao thông căn cứ vào đâu để đi trong trường hợp này?
Người tham gia giao thông căn cứ vào biển báo vạch kẻ sử dụng trên đường --> đoạn này không có biển báo nhưng có vạch kẻ --> tuân thủ theo vạch kẻ.
CSGT căn cứ vào đâu để xử phạt trong trường hợp này?
Về xử phạt : tùy theo việc tuân thủ báo hiệu vạch kẻ như thế nào thì áp dụng chế tài đã có --> tại đây có vạch 1.1, 1.5, 1.12 thì áp dụng chế tài khi lưu thông không tuân thủ báo hiệu của các vạch kẻ này và quy tắc lưu thông theo luật GT.
Ví dụ của bác là các điểm giao cắt trên đường Nguyễn Văn Linh, nơi đây có đầy đủ biển báo, đèn tín hiệu, vạch sơn theo tiêu chuẩn.
Các điểm tương tự tại đường NVL không phải đoạn nào cũng có đèn GT, biển báo, .. như : tại những đoạn nằm giữa song song NHT - NVL và NLB - NVL, NVL - NHT và NVL - PH (trướcsau trạm phí), ..
Vậy tại sao điểm giao này không có?
Hiện không có quy định nào bắt buộc đường lưu thông phải có đầy đủ tất cả đèn GT, biển báo, vạch kẻ, ... thì mới được xem là con đường lưu thông nói chung và con đường độc lập nói riêng. Có những đoạn đường không có đèn GT, biển báo nhưng có vạch kẻ hoặc có đèn GT, có vạch kẻ nhưng không có biển báo, .. là bình thường và việc lắp đặt đèn GT, biển báo, vạch kẻ .. như thế nào tại những đoạn này do GTCC quyết định dựa trên mục đích yêu cầu điều tiết lưu thông.
Em đặt trường hơp bác gọi đoạn nhỏ ngang công viên kia bác gọi là "con đường" là đúng. Bác sẽ gọi "con đường" này tên gì? Phù Đổng Thiên Vương hay Lý Thường Kiệt hay Hồng Bàng?
Tên gọi không phải là tiêu chí bắt buộc để xem đó là đoạn đường độc lập và cũng không có quy định nào bắt buộc như vậy. Ví dụ : các đoạn nối tương tự tại đường NVL, đoạn chuyển hướng rẽ trái từ HVT về SB TSN, ... --> những đoạn này không có tên đường nhưng là đoạn đường độc lập với các đường khác.
Nếu nó là "con đường" không có biển cấm đỗ xe, lái xe có thể dừng đỗ xe ở đây không vì không thấy biển báo cấm đỗ?
Tất nhiên là được nếu không có báo hiệu GT nào khác điều chỉnh việc dừng, đỗ xe tại đây.
Luật chỉ có 1, các văn bản dưới luật là hướng dẫn cơ quan quản lý thi hành. Các cơ quan quản lý đường bộ không làm theo hướng dẫn dưới luật thì phải căn cứ vào luật. Không thể tùy tiện xác định lúc thì là giao lộ như trong trường hợp này, lúc lại chối phăng không phải giao lộ như cái "ngã tam" ngoài HN được.
Các văn bản liên quan đến pháp luật GT em thấy tương đối đồng nhất. Riêng trường hợp này, em chưa thấy cơ quan NN có liên quan xác định đoạn cắt dải phân cách này là giao lộ của HB - LTK mà chỉ thấy các bác os mình tự xác định.