Hạng B2
9/4/06
114
0
0
Sài Gòn
RE: Lại tai bay vạ gió

Luật mình nghe mệt người, em xin kể 1 chuyện: Năm 2002, con bé em em ở bên Úc, băng đường (băng không đúng nơi băng đường cho người đi bộ) bị xe quẹt, hên chỉ bị gãy tay :([&:]. Các bác nghĩ xxx bên đó xử như thế nào? gia đình em bị phạt, và phải bồi thường cho xe quẹt mình (nếu bên đó kiện, hên là không kiện). Tuy em mình bị nặng nhưng mình thấy luật bên đó công bằng, nên tâm lý vẫn thoải mái, ai sai người đó phải nhận hậu quả và trách nhiệm, không phân biệt trường hợp như thế nào, khi bên kia không kiện gia đình em còn phải cảm ơn người đụng mình nửa đó. Còn ở mình mà quẹt 1 chút thì boxac.com [&:]:mad:
 
Hạng D
14/5/07
1.130
10
0
RE: Lại tai bay vạ gió

Thật là đen!
Đã nghèo thì kiếm đâu ra 30 triệu đây, thôi thì cứ theo luật trước tiên bác ạh, mình đúng thì đỡ lo rồi, chỉ đỡ lo thôi chứ kiện tụng thì cũng mất bát cơm, mệt mỏi lắm, theo em thì nên tìm ai đó có uy tín, biết dàn xếp để nói thiệt hơn với người nhà nạn nhân, đó là mình cũng thành tâm rồi, bàn nhau cách khắc phục, còn họ cứ khăng khăng 30 chai thì họ tới đâu mình hầu tới đó chứ biết làm sao?

Cái chuyện xe to luôn phải đền cũng đến lúc xem xét lại rồi, người ta đã lên sao hỏa mà mình còn luẩn quẩn với mấy việc đơn giản này thì buồn thật
 
Hạng C
31/8/07
880
6
18
RE: Lại tai bay vạ gió

Lái xe chỉ chịu trách nhiệm về mặt hình sự trong vụ tai nạn mà không phải bồi thường 1 đồng nào . Chủ xe là người có nghĩa vụ bồi thường dân sự theo luật . Do đó, bác tài xế trắng án nếu không vi phạm lỗi. Việc lái xe phải bồi thường là đánh lận con đen . Có khi Cty nhận tiền từ bảo hiểm rồi đấy nhưng vẫn muốn xử lái xe . Bác nào đang chạy taxi hàng thì biết . Xe bị tai nạn hư hỏng, bảo hiểm đền (Ok), tài xế nộp phạt 1 nửa ???
 
Hạng B1
25/2/07
77
0
0
RE: Lại tai bay vạ gió

hoạ vô đơn chí,anh ruột bà xã nhà mình ở lep zich 25 niên,về việt nam sợ quá ko dám đi đường,
Ông nói,bên đức người đi bộ đi sai luật bị xe cán chết ráng chịu
 
Hạng B2
8/7/05
124
0
16
Ngõ nhỏ, phố nhỏ
RE: Lại tai bay vạ gió

" Sống, Lao động, Học tập theo Hiến pháp và Pháp luật"

Người nào làm sai người đó phải chịu trách nhiệm, có lỗi chết rồi mà gây rắc rối cho người khác cũng cần phải xử để làm gương
Thăm hỏi ư, cẩn thận kẻo có kẻ quá khích đánh cho đó, không việc gì phải đi, cần thì gọi bảo hiểm và luật sư

Hãy để mọi người có ý thức chấp hành luật
 
Hạng B2
2/8/07
460
8
18
RE: Lại tai bay vạ gió

Trích đoạn: Belar

Theo Bộ luật dân sự của nước CHXHCN VN, xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ . Chủ xe cơ giới có trách nhiệm bồi thường ngay cả khi không có lỗi ngoại trừ trường hợp lỗi cố ý của người bị thiệt hại . Lỗi là một nhận thức chủ quan,,,, Bó tay.
Trường hợp gia đình nạn nhân đòi 30 triệu đồng là biết xe có bảo hiểm.


bro móc đâu ra mấy câu đó vậy??? trích dẫn cho mở rộng tầm mắt coi!!!!!
77.gif
77.gif
77.gif
77.gif



cái này, 1 khi mà đã chết người. theo lý là phải khởi tố vụ án rồi. chứ sao lại cho mang về đây. vì khi chết người, luật pháp chia làm 2 hay 3 cấp độ gì đó( ko nhớ rõ): tai nạn hay chủ ý...( ko nhớ rõ) . các bro chưa thấy cảnh giám định pháp y kiểm tra chiếc xe buýt cán chết 1 con nhỏ. kiểm tra pháp y khi xày ra chết người là công bằng nhất. như vụ cán con nhỏ đó, khi kiểm tra bánh còn dính cả mấy sọi tóc nơi bánh sau và máu phun tung túe theo hướng nào, xác định vết bánh xe ra sao để xác định ai chính là người gây ra lỗi


việc thằng CA( xin lỗi ai là CA) khuyên nên về tự giải quyết , e là thằng đó...
 
Hạng C
31/8/07
880
6
18
RE: Lại tai bay vạ gió

Trích đoạn: bestwestnmq
bro móc đâu ra mấy câu đó vậy??? trích dẫn cho mở rộng tầm mắt coi!!!!!
77.gif
77.gif
77.gif
77.gif
BỘ LUẬT DÂN SỰ
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
-----------------
 
Hạng D
1/10/04
3.727
2.945
113
47
RE: Lại tai bay vạ gió

trừong hợp này e thấy nhiều và nguời quen e cũng bị ba bốn truờng hợp rồi ...

các bác k đền cũng đuợc, nhưng sẽ k có giấy bãi nại thì k bao giờ lấy đựoc xe ra nhé ... còn đợi *** và bảo hiểm thì đúng là trời ơi đất hỡi lun á ... chuối kinh.. ngâm xe mình hơn 3 tháng là cái chắc ...

xe buýt thì e k biết cụ thể sao
 
Hạng B1
17/10/05
51
81
18
RE: Lại tai bay vạ gió

Sao lại chuối quá vậy. Thế này thì bao giờ ôtô cũng phải đền tiền rồi vì có bao giờ lỗi 100% của ông bị hại đâu. Ít nhất cũng là "Ko làm chủ tốc độ" (kể cả khi có đứa tự tử lao đầu vào xe mình).

Trích đoạn: Belar

Trích đoạn: bestwestnmq
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
-----------------
 
Hạng C
1/10/05
848
58
28
53
RE: Lại tai bay vạ gió

Các bác nghĩ tại sao nhiều người đi bộ và đi xe đạp ở xứ mình cứ thích đi thế nào thì đi không?
Vì họ nghĩ xe cơ giới đụng phải họ thì cách gì cũng phải đền.
Vì nhà nước giao cho một số người không hiểu luật làm luật nên sinh ra nhiều Chí Phèo thế đó.