Hạng B2
21/1/08
326
69
28
Biên Hòa - Đồng Nai
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

em ứ phục cái luật như vậy, tài xế gây tai nạn rồi bắt mình chịu ah?ứ phục, ứ phục.
 
Hạng F
1/5/09
6.754
1.126
113
Polts Vietnam - Tp HCM
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Bác nào luật sư vào đây giải thích dùm đi ạ, cty em có mấy cái xe tải, xe con... vậy tài xế gây tai nạn thì em phải chịu hết thì biết làm sao đây, xe của em toàn bộ đều mua bảo hiểm 2 chiều thì sao??? rồi các công ty vận tải có cả trăm đầu xe chạy suốt ngày ngoài đường việc xảy ra tai nạn là khó tránh khỏi không lẽ GĐ chịu hết??? Em phân vân quá
 
Hạng D
11/2/08
4.041
20
38
54
HCM
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Ai làm nấy chịu chứ nhỉ, ai cũng bình đẳng trước pháp luật mà, miễn có đủ năng lực và hành vi thôi chứ. Giả sử mình gửi xe trong bãi, thằng bảo vệ ngứa chân lấy xe mình đạp vài vòng hoặc xe bị trộm cướp lấy đi, gây tai nạn chết người, mình ở tù à, luật như vậy thì củ chuối quá.
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Chủ xe hay tài xế phải bồi thường?

Xin trả lời ngay là tài xế chỉ phải bồi thường cho nạn nhân nếu như tài xế đồng thời là chủ xe hoặc thuê khoán chiếc xe.

Theo hướng dẫn tại mục III nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi.

Do đó, cần lưu ý là nếu tài xế chỉ là người được thuê lái ôtô và được trả tiền công thì không được xem là người chiếm hữu, sử dụng xe nên không có trách nhiệm phải bồi thường cho nạn nhân, kể cả trường hợp tài xế có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Còn trách nhiệm của tài xế trong việc bồi thường lại cho chủ xe được giải quyết bởi quan hệ pháp luật về lao động, thường nhẹ hơn rất nhiều so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/372013/Tai-xe-co-bi-ap-luc-boi-thuong.html

Không hiểu ý của câu chữ đỏ?? 
 
Hạng B2
11/9/07
324
18
63
Chiện ngoài lề
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

phantan nói:
Chủ xe hay tài xế phải bồi thường?

Xin trả lời ngay là tài xế chỉ phải bồi thường cho nạn nhân nếu như tài xế đồng thời là chủ xe hoặc thuê khoán chiếc xe.

Theo hướng dẫn tại mục III nghị quyết 03/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, chủ sở hữu xe cơ giới là người trước tiên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xe cơ giới gây ra. Người thứ hai có trách nhiệm bồi thường là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe cơ giới, cả khi người này không có lỗi.

Do đó, cần lưu ý là nếu tài xế chỉ là người được thuê lái ôtô và được trả tiền công thì không được xem là người chiếm hữu, sử dụng xe nên không có trách nhiệm phải bồi thường cho nạn nhân, kể cả trường hợp tài xế có lỗi trong việc gây ra tai nạn. Còn trách nhiệm của tài xế trong việc bồi thường lại cho chủ xe được giải quyết bởi quan hệ pháp luật về lao động, thường nhẹ hơn rất nhiều so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/372013/Tai-xe-co-bi-ap-luc-boi-thuong.html

Không hiểu ý của câu chữ đỏ??

Dòng đỏ có thể hiểu là: Người được chủ xe giao chiếm hữu, sử dụng xe dù không trực tiếp gây tai nạn thì vẫn phải bồi thường chứ không tính về chủ gốc phãi bồi thường, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
VD: A đứng tên cà vẹt cho B thuê xe, B giao xe cho C (đủ điều kiện lái xe), C lái xe gây tai nạn, B không có lỗi (không gây tai nạn) nhưng B có nghĩa vụ bồi thường theo trách nhiệm dân sự chứ không thể đùn đẩy cho A là chủ xe phải chịu bồi thường.
 
Hạng B2
13/6/07
405
16
18
57
TP HCM
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Em thấy Vấn đề là bồi thường hay la phải chịu trách nhiệm pháp luật? ví dụ chủ xe sẽ bồi thường thiệt hại, nhưng lái xe mặc dù được thuê mà do lái ẩu gây tai nạn chết người thì lái xe phải chịu đi tù, chứ không lẽ bắt chủ xe.
 
Hạng F
26/6/07
5.369
76
38
OS ... 5-YEAR BIRTHDAY
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Nguyen nói:
Theo em thì bản thân cái xe nếu ko có người điều khiển thì không thể vi phạm giao thông hoặc gây ra tai nạn được. Nên mọi lỗi gây ra đều là do người điều khiển phương tiện tham gia giao thông chứ không phải người đứng tên chủ sở hữu xe đó. Còn nếu luật mình đề ra có nội dung như các đã post ở trên thì quá vô lý.
Bác Nguyên nói vậy không đúng rồi . Người điều khiển gây tai nạn trong trường hợp vô ý hoặc sai xuất do sơ sót thì luật có quy định (thuật ngữ gọi là "hành vi được điều chỉnh tại quy định điểm xx, điều xx, bộ luật xx" ) thuộc về Trách nhiệm Dân sự của Chủ Phương tiện - Do vậy hình thức mua Bảo Hiểm Trách nhiệm Dân Sự Chủ Xe Cơ giới là bắt buộc phải có . Trong trường hợp Tài xế cố tình hoặc gây tai nạn do một hành vi vi phạm pháp luật (ví dụ say rượu,chất kích thích, hay chạy sai làn xe, ngược chiều, ...) thì người điều khiển phương tiện có tình tiết tăng nặng và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự .

Khi có tranh chấp hay phán xử của Toà án về lỗi Dân sự thì Chủ Xe chính là người chịu trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho bị hại . Bảo hiểm chỉ là đơn vị hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí tuỳ theo từng mức độ và tình tiết cụ thể . Phần còn lại thì Chủ xe phải chịu .

phitrau nói:
Luật cũng túm kẻ có tóc, không túm kẻ trọc đầu.
Trong công việc, em tiếp xúc với TNGT rất nhiều, và em nghĩ luật quy định như vậy là đúng.
Chúng ta đều thấy rằng người lái xe thuê, tài xế chuyên nghiệp, hay gọi là gì đi nữa thì kinh tế phần đông là không dư dả gì, việc họ chịu trách nhiệm hình sự thì có thể áp đặt chứ dân sự, kinh tế là khó.
Khi tai nạn xảy ra nếu phát sinh hậu quả vừa phải thì tài xế đứng lại giải quyết, khi tai nạn nghiêm trọng đều bỏ hiện trường và trình diện trong vòng 24 giờ(luật cho phép).
Như vậy để giải quyết ngay tình huống này thì đại diện thi hành luật pháp nhà nước biết gọi ai? ngoài chủ xe hoặc người đại diện hợp pháp của chủ xe. Trong tình huống người lái xe, người gây ra trách nhiệm không ra trình diện- bỏ trốn luôn- thì ai chịu trách nhiệm.
Các bác có thấy bất kể công ty vận tải (từ hành khách đến hàng hóa) đều có bộ phận pháp chế chuyên giải quyết vấn đề này không.
Lái xe chịu trách nhiệm trước chủ xe, trước cơ quan chủ quản về trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kinh tế và chịu trách nhiệm hình sự với pháp luật.
Chủ xe chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước về trách nhiệm của tài xế.
Các tài xế chuyên nghiệp phần lớn biết việc này.

41.gif


Nói thêm :
Tài xế chuyên nghiệp chỉ bị chế tài theo quy định của Bộ Luật Lao động. Do vậy chỉ phát sinh trách nhiệm đối với thiệt hại về vật chất (tức hư hại về xe) và tuỳ thuộc vào mức độ, tỷ lệ quy định bởi hợp đồng lao động .
Ngoài ra theo luật thì Chủ xe phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho chính bản thân tài xế .
 
Hạng D
6/3/08
4.022
8.199
113
Sàigòn
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Các Bác nên chia làm 2 phần cho dễ hiểu:

1. Trách nhiệm hình sự
2. Trách nhiệm dân sự.

Về Hình sự: người điều khiển xe chịu trách nhiệm, trừ trường hợp người này chưa hoặc không có đủ năng lực pháp luật theo quy định (lúc này về cơ bản là chủ phương tiện sẽ phải chịu trách nhiệm...)

Về bồi thường dân sự: như báo chí nói trên kia... nguyên tắc là chủ phương tiện bồi thường sau đó đòi lại từ lái xe, từ BH... thì tùy trường hợp...
 
Hạng D
3/9/08
4.595
49.043
113
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Theo em nói chung ngoài phạt tài xế theo quy định thì những tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng thì phải liên quan tới chủ sở hữu của nó thôi như vậy hay hơn vì đôi lúc cũng cần khoảng kinh tế để trang trải trong bồi thường chứ?
Vd lớn hơn cho nghề làm thuê này như: Pilot thì sao? Hoa tiêu thì sao? Truyền trưởng thì sao? v.v..
*Chả lẽ khi có tai nạn xảy ra bắt người điều khiển phương tiện lãnh hết sao? Theo em thì chủ của phương tiện phải chịu trách nhiệm nếu chẳng may gây ra tai nạn nghiêm trọng là đúng.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
6/3/08
4.022
8.199
113
Sàigòn
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Về bồi thường dân sự

Luật:


Điều 623 (Bộ luật dân sự). Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Hướng dẫn:


Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC)

a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
- Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
- Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.