Hạng D
17/3/09
1.086
60
48
53
HCM
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Nếu cứ như tranh và cãi trên đây thì em về làm tài xế cho ba em là hợp lý nhất!! các bác có cao kiến j khác để em khỏi phải làm chuyện này???
 
Hạng D
14/3/07
2.460
137
113
53
Hội OS CrossFire - CLB TDTT OS
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

Em nghĩ nếu luật đã ghi vậy thì đúng rồi. Lái xe chịu trách nhiệm hình sự, chủ xe chịu trách nhiệm dân sự, anh sợ thì mua bảo hiểm, bảo hiểm sẽ lo.
 
Hạng B2
3/8/08
220
1.006
93
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

tranducnam nói:
Ya thưa các bác chủ xe là người chủ nguồn nguy hiểm cao độ, phải là bồi thường (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) cho người bị hại theo qui định của Bộ luật dân sự.

Cái bác này là đàn anh của cái bác Nông nói lung tung trên báo Tuổi Trẻ kỉa. Bác đã nói mà các bác không tin, e thì tin sái cổ.
24.gif
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.977
113
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

lttvtvn nói:
Nếu cứ như tranh và cãi trên đây thì em về làm tài xế cho ba em là hợp lý nhất!! các bác có cao kiến j khác để em khỏi phải làm chuyện này???

Tốt quá...Lọt sàn xuống nia chả đi đâu mà thiệt bác nhỉ?
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

tranducnam nói:
Ya thưa các bác chủ xe là người chủ nguồn nguy hiểm cao độ, phải là bồi thường (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) cho người bị hại theo qui định của Bộ luật dân sự.


Nguyễn nói:
Về bồi thường dân sự

Luật:


Điều 623 (Bộ luật dân sự). Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Hướng dẫn:


Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (Nghị quyết 03/2006 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC)

a) Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Chủ sở hữu đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ là đang thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý nguồn nguy hiểm cao độ, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ nguồn nguy hiểm cao độ.

b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thoả thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường.
Ví dụ: Các thoả thuận sau đây là không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường:
- Thoả thuận cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Thoả thuận chủ sở hữu bồi thường thiệt hại trước, sau đó người được giao chiếm hữu, sử dụng sẽ hoàn trả cho chủ sở hữu khoản tiền đã bồi thường;
- Ai có điều kiện về kinh tế hơn thì người đó thực hiện việc bồi thường thiệt hại trước.
Trong trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không theo đúng quy định của pháp luật mà gây thiệt hại, thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: Chủ sở hữu biết người đó không có bằng lái xe ô tô, nhưng vẫn giao quyền chiếm hữu, sử dụng cho họ mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại.

c) Về nguyên tắc chung chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
- Thiệt hại xảy ra là hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
Ví dụ: Xe ô tô đang tham gia giao thông theo đúng quy định của pháp luật, thì bất ngờ có người lao vào xe để tự tử và hậu quả là người này bị thương nặng hoặc bị chết. Trong trường hợp này chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó không phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ (xe ô tô) gây ra.
- Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cần chú ý là trong trường hợp pháp luật có quy định khác về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

d) Người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp không có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (đã tuân thủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật).
Nếu chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật (không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các quy định về bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật) thì phải liên đới cùng với người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

đ) Nếu chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ đã giao nguồn nguy hiểm cao độ cho người khác mà gây thiệt hại thì phải xác định trong trường hợp cụ thể đó người được giao nguồn nguy hiểm cao độ có phải là người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ hay không để xác định ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Ví dụ: A là chủ sở hữu xe ô tô đã giao xe ô tô đó cho B. B lái xe ô tô tham gia giao thông đã gây ra tai nạn và gây thiệt hại thì cần phải phân biệt:
- Nếu B chỉ được A thuê lái xe ô tô và được trả tiền công, có nghĩa B không phải là người chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà A vẫn chiếm hữu, sử dụng; do đó, A phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu B được A giao xe ô tô thông qua hợp đồng thuê tài sản, có nghĩa A không còn chiếm hữu, sử dụng xe ô tô đó mà B là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp; do đó, B phải bồi thường thiệt hại. Nếu trong trường hợp này được sự đồng ý của A, B giao xe ô tô cho C thông qua hợp đồng cho thuê lại tài sản, thì C là người chiếm hữu, sử dụng hợp pháp xe ô tô đó; do đó, C phải bồi thường thiệt hại.

2 bác này trả lời quá đúng và đầy đủ rồi. Em chỉ bổ sung thêm quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, và định đoạt.

trong các hợp đồng cho thuê xe giữa A và B, B và C thường sẽ có quy định bên nào chiếm hữu xe thì sẽ bồi thường nếu có tai nạn xảy ra.

tuy vậy, Luật cứ nắm người có tóc trước. A giao B qua hợp đồng, B giao C qua hợp đồng nhưng khi có tai nạn thì cứ A (sở hữu) và C (sử dụng) mà túm trước. A đòi B theo dân sự, B đòi C cũng theo dân sự tiếp.
 
Hạng D
6/3/08
4.022
8.199
113
Sàigòn
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

- Chiếm hữu: là quyền chiếm giữ, quản lý tài sản của chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể tự mình chiếm giữ hoặc chuyển cho người khác chiếm giữ thông qua "gửi giữ", "ủy quyền quản lý tài sản", "cho thuê", "cho mượn"...

- Sử dụng: là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

- Định đoạt: là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
 
Hạng C
1/4/09
790
165
43
Re:Lái xe gây tai nạn chủ xe phải chụi trách nhiệm

cái bác Nông nói lung tung trên báo Tuổi Trẻ
FilterKings nói:
tranducnam nói:
Ya thưa các bác chủ xe là người chủ nguồn nguy hiểm cao độ, phải là bồi thường (bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) cho người bị hại theo qui định của Bộ luật dân sự.

Cái bác này là đàn anh của cái bác Nông nói lung tung trên báo Tuổi Trẻ kỉa. Bác đã nói mà các bác không tin, e thì tin sái cổ.
24.gif


Hía hía bác lói thía thì em ngại lém, a, e đồng nghiệp mừ.