Hạng B2
21/11/11
415
59
28
tấp vô quán cafe đi toilet, nghỉ ngơi, ngủ chút rồi đi tiếp
 
Hạng B2
23/4/13
175
180
43
Ngủ 15p thức dậy >> thấy ốc bưu vàng (csgt) lấy gậy gõ gõ vào xe..ê thằng kia mày xuất trình giấy tờ cho tao xem.....lí do parking k đúng nơi qui định haha
 
ium confirmed
Hạng D
24/6/14
1.271
3.055
113
Như v.ậy 2 biện pháp có tác dụng nhất cũng chỉ là 1 thôi, đo là buồn ngủ thì phải ngủ. Sau khi nghiên cứu rất nhiều biện pháp để chống buồn ngủ thì biện pháp tốt nhất là ngủ ợ.
mất thời gian nghiên cứu quá nhỉ?
 
Tập Lái
3/6/14
12
4
3
35
chạy xe mà bù ngủ thì nên dừng lại làm ly cafe nghỉ ngơi 30p là hết bù ngủ thôi.
 
Hạng D
20/12/13
1.871
1.718
113
Theo các chuyên gia, cà phê không thể thay thế cho giấc ngủ. Lái xe khi buồn ngủ là một việc rất nguy hiểm.[pagebreak][/pagebreak]

Theo các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu tư nhân, mệt mỏi khi cầm lái là một vấn đề đang gia tăng, và có thể nguy hiểm như lái xe khi say rượu. Buồn ngủ làm suy yếu khả năng vận động, quan sát, khả năng nhận thức và ra quyết định. Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA) cho biết buồn ngủ khi lái xe gây ra 11,6 % tai nạn giao thông chết người.

Theo nghiên cứu của DME automotive trên 2.000 tài xế, để chống lại buồn ngủ khi lái xe các tài xế thường áp dụng một số biện pháp sau:
1. Uống cà phê: 52,9%. Cà phê chỉ có tác dụng tạm thời, không giúp tài xế tỉnh táo lâu dài.
2. Mở cửa sổ hoặc cửa sổ trời: 41,7%. Không có tác dụng.
3. Thay lái xe: 41,5%. Đây là biện pháp tốt, để người tài xế buồn ngủ có thể nghỉ ngơi.
4. Ghé vào lề, vươn vai và thực hiện một số động tác thể dục: 35,2%. Có tác dụng tạm thời, chỉ kéo dài 15 phút.
5. Mở lớn âm nhạc: 34,9%. Chỉ tác dụng tạm thời, đôi khi làm tăng khả năng bị phân tâm.
6. Điều chỉnh điều hòa nhiệt độ: 25,1%. Không tác dụng.
7. Tấp vào lề đường và chợp mắt: 22,6%. Rất tốt, sau khi chợp mắt lái xe có thể tỉnh ngủ.
8. Ăn: 20,6%. Không giúp bạn tỉnh ngủ, thâm chí một số người sau khi ăn buồn ngủ hơn.
9. Hát: 20,6%. Không tác dụng.
10. Nghe radio: 14,2%. Không tác dụng
11. Nói chuyện một mình: 10,9%. Không tác dụng.
12. Tự tát vào mặt mình: 10,3%. Không tác dụng.
13. Tập thể dục trong xe: 10%. Chỉ tác dụng vài phút.
14. Hút thuốc: 9,9 %. Chỉ có tác dụng tạm thời đối với người nghiện thuốc.
15. Tát nước lạnh vào mặt và cổ: 8,3%. Tác dụng tạm thời.

Rất tiếc là trong số 15 biện pháp các lái xe thường áp dụng chỉ có 2 biện pháp có tác dụng. Đó là biện pháp số 3 (thay lái xe) và số 7 (ghé vào lề và chợp mắt).

Cũng theo nghiên cứu này, kết quả báo cáo cho thấy những tài xế trẻ có tuổi đời dưới 35 lại ít chọn giải pháp dừng xe để nghỉ ngơi khi buồn ngủ, họ thường chọn giải pháp chống buồn ngủ và mệt mỏi bằng cách uống cafe, nghe nhạc, hát, nói chuyện qua điện thoại.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng chợp mắt từ 20 phút đến 3 tiếng có thể ngăn ngừa mệt mỏi và phục hồi sự tỉnh táo. Nếu không ngủ được lâu, cố gắng chợp mắt 20 đến 30 phút sau đó uống 1, 2 tách cà phê.

Cà phê không thể thay thế giấc ngủ. Cà phê chỉ có thể thấm vào máu sau khi uống 30 phút. Khi buồn ngủ, uống cà phê có thể gây nên tình trạng "ngủ trong đầu", mắt tài xế vẫn mở nhưng không trông thấy gì trong vài giây. Chúng ta có thể biết mình đã "ngủ trong đầu" khi bỗng nhiên thấy phong cảnh hoàn toàn mới lạ. Tương tự như một đoạn phim không liên tục, bị cắt mất một vài cảnh. Lúc đó chúng ta đã bị mất nhận thức trong vài giây cho dù vẫn đang ngồi ngay ngắn, vẫn cầm lái. Cần ghé ngay vào quán cà phê ven đường và chợp mắt.

Các chuyên gia khuyên chỉ nên lái xe liên tục 2 tiếng rồi nghỉ ngơi và chợp mắt. Tuy nhiên ngủ ngày không thể thay thế giấc ngủ dài. Cần ngủ liên tục 7 tiếng trước khi thực hiện một hành trình dài. Nên ngủ về đêm, tránh lái xe từ 12 giờ khuya đến 6 giờ sáng.

Tóm lại cần dừng xe khi cảm thấy buồn ngủ, chỉ có giấc ngủ mới giúp chúng ta tỉnh táo để tiếp tục cuộc hành trình.​
(theo dmeautomotive - autos.aol)

Em thấy chạy chậm chậm như tốc độ quy định của VN mình là bị buồn ngủ, còn đạp lên kha khá là hứng thú, tập trung cao độ, hết buồn ngủ ngay
 
Hạng D
13/8/14
2.547
30.558
113
Ngủ là các tốt nhất để chống buồn ngủ!
Quang trọng là:
1. Ngủ ở đâu: trên xe, cafe võng hay ... nhà nghỉ theo giờ!
2. Ngủ với ai!