koonjang nói:
Một đất nước cả trăm triệu dân mà từ chính phủ cho đến dân chúng chỉ toàn nghĩ đến chuyện làm giàu bằng cách "mua đầu chợ bán cuối chợ" thì ước mơ "2015 ổn định về thể chế và kinh tế" của bùi e là còn xa lắm
Ổn định về thể chế và kinh tế chứ không phải là kinh tế và thể chế quay đầu phát triển như trước. Cụ đọc kỹ câu của em nhé
Còn em đồng ý với cụ, nếu chỉ trông đợi vào "thế hệ doanh nhân phiên bản 2.0" thì chắc chắn chả trông đợi mẹ gì được hết. Những Lã thị Kim Oanh, Tăng Minh Phụng, Hải Robert thuộc thế hệ doanh nhân đời đầu tiên. Thế hệ đi từ mô hình buôn thúng bán mẹt, sống dựa vào sự khan hiếm hàng hóa mà làm giàu cho bản thân. Họ chết giữa đường khi "trót" bước sớm hơn nhà nước một bước khi đặt ra câu hỏi "làm sao huy động được sức người, sức của trong cộng đồng. Họ chết với những ước mơ dở dang và họ chết với những tội danh "vay và cho vay nặng lãi" ở mức 10%, một mức bình thường, thậm chí còn là thấp ở thế doanh nhân tiếp theo, ngay sau khi họ nằm xuống.
Thế hệ thứ nhất vừa nằm xuống thì thế hệ thứ 2 nổi lên với những Thành Công Viên nước, Thành Bạo Lực, Kiên Béo, Trầm Bê, Trương Gia Bình và Hồ Hùng Anh với sự gạch nối hoàn hảo từ những "quỹ đầu tư tài chính" với dòng tiền trộn đều giữa trong và đục từ nội địa cũng như ngoại biên. Những miếng đánh hoàn hảo như gom giấy vụn, thằng chết mua thằng khiêng và huy động vốn từ những mảnh đất vừa được cấp phép từ các nước tư bản già, lão luyện được thế hệ doanh nhân 1.5 và 2.0 hăm hở hút như những miếng bọt biển và công thức thể thành công cho thế hệ doanh nhân thứ 2 đó là: thân hữu đa chiều kết hợp dòng vốn ngoại dư giả khi nền kinh tế Việt cựa mình cho một cuộc chơi chung để thoát tầm làng xã.
Nhưng thế hệ doanh nhân thứ 2.0 cũng đang rơi rụng do nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan. Bản thân nhà nước cũng nhận ra những bất cập của thế hệ doanh nhân tập hợp lượng tư bản trong tay đủ lớn để vận hành thị trường theo cách của họ và bản thân nhà nước và các tập đoàn nhà nước thành con tin. Những Vinashin, Vinalines, rồi Petrolimex hay PVN hay BIDV cũng dần trở thành công cụ của nhóm lợi ích, vì thực tế, những người đang lãnh đạo, chèo chống con thuyền mang tên "Tập đoàn Kinh tế nhà nước" cũng không đủ kiến thức cũng như đủ tầm để hiểu rồi nền kinh tế chủ yếu dựa vào CUỐC-MÚC-XÚC-TÁT rồi sẽ đến đâu. Ngân hàng Trung Ương cũng không làm được gì hơn ngoài việc BƠM-HÚT-THỤT-PHÂN và vô tình, ngân hàng trung ương cũng là nơi để các nhóm lợi ích này bắt làm con tin.
Nhưng may mắn (hay thiếu may mắn), những nhóm lợi ích mang màu sắc "Đồi chim sẻ" của nhóm doanh nhân 2.0 bắt rơi rụng. Ước mơ về một Việt Nam phồn thịnh lại được bắt đầu nhen nhúm trong thế hệ doanh nhân 2.5 và 3.0.<span style=""background-color: #ffffff; color: #ff0000;"">
Đây là thế hệ doanh nhân được đào tạo bài bản từ nước ngoài về. Đây là thế hệ doanh nhân kết hợp được sự khéo léo trong việc "bắt thể chế làm việc cho mình"
với những quan hệ và network và tích lũy tư bản vừa đủ được kiến tạo từ tầm phụ huynh. Thị trường càng xuống, thậm chí thị trường sụp đổ sẽ là thời điểm vô cùng thuận lợi để thế hệ doanh nhân 2.5 và 3.0 có cơ hội vươn lên và xóa sạch bàn cờ của thế hệ doanh nhân trước, thế hệ chỉ biết vẽ dự án đểu, đặt gạch, lót dép để kiếm tài sản giá rẻ của quốc gia. </span>
Với sự tái sắp xếp cấu trúc thượng tầng trong 1.5 năm đến 2 năm tới, Việt Nam nếu đi đúng đường sẽ kiến tạo được lối đi cho thế hệ doanh nhân 2.5 và 3.0 tiếp bước. Bằng ngược lại, thế hệ này, sẽ tung cánh sang lân bang thậm chí vượt đại dương để tìm một miền đất hứa đảm bảo cho vị thế bản thân, và đồng tiền xương máu của cha mẹ họ.