RE: Lần đầu đi xa, nhờ chỉ giáo
Bác cho em hỏi "ngu" tí: Muốn vượt thì ngoài việc quan sát đường sá, mình phải ra hiệu gì cho xe phía trước hở bác? Xi nhan đèn trái và nhá đèn phía trước vài lần?
@Conga: Thông thường khi muốn vượt xe trước thì ta phải bật xi nhan trái và tranh thủ quan sát địa hình phía trước cẩn thận,nhớ giữ khoảng cách an toàn với xe trước sau khi thấy điạ hình phía trước tốt rồi,xe trước bật xi nhan phải là ta nên trả về một số và tăng tốc đều đều dần lên vượt qua,nhớ giữ tay lái cho ổn định -không được chao đảo sẽ bị nguy hiểm!Tăng lên một số khi xe đã vượt qua xe kia.Nếu xe trước không để ý phía sau khi ta đã bật xi nhan lâu rồu thì ta phải đá pha vài ba nhịp cho bác tài xe trước nhận ra tín hiệu...Trường hợp xe phiá trước chưa đồng ý cho vượt thì họ thường nháy xi nhan trái một -hai lần rồi tắt (có thể họ nhìn thấy những trở ngại chưa cho phép xe sau vượt?),khi đó bác cũng nên hiểu và kiên nhẫn hơn một tý chờ cơ hội vượt tiếp theo...
Còn về việc thay bánh dự phòng thì tui xin bổ sung thêm :Các bác nên tháo và xiết ốc mâm theo từng cặp đối xứng tuần tự.Như vậy bánh mới cân và không bị cháy hư răng .
Các bác mới chạy xin mời chịu khó xem qua bài này ,tui luợm lại từ báo SGGP đó:
Một số kinh nghiệm khi lái xe đi xa
Những chuyến đi xa thường khiến người lái xe mệt mỏi, dễ buồn ngủ, điều này dễ dẫn đến tai nạn giao thông. Sau đây là một số lưu ý từ những người lái xe đường dài giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn có chuyến đi xa thú vị hơn.
1. Mua một cặp kính đeo mắt tròng trong. Mang kính giúp đôi mắt bạn không bị gió lùa từ ống thông làm khô. Một trong những vấn đề lớn nhất khi lái xe ban đêm là mắt xốn. Đây là lời khuyên của một lái xe vừa mang kính sát tròng vừa đeo kính tròng trong khi lái xe ban đêm. Điều này có thể áp dụng cho bất cứ ai, dù bạn có đeo kính sát tròng hay không.
2. Chọn mua một cặp kính râm loại tốt nhất. Những khuyết điểm ở kính râm rẻ tiền có thể nhanh chóng làm bạn mỏi mắt. Kính râm chất lượng cao sẽ bảo vệ tối đa cho mắt bạn chống lại tia cực tím. Kính râm loại tốt còn giúp bạn nhìn rõ hơn trong đám bụi và sương mù.
3. Luôn giữ kính xe ô tô sạch bên trong và bên ngoài. Kính gió dơ thường gây ra chứng mỏi mắt.
4. Ngồi thẳng người. Tư thế ngồi tốt giúp bạn tránh chứng đau lưng và nâng cao sự cảnh giác, tốt nhất là bạn giữ tư thế ngồi thẳng, đầu hướng về phía trước. Các ghế bật ra vừa làm buồn ngủ vừa không an toàn. Một ghế hơi nghiêng tăng thêm sự thoải mái, nhưng ghế bật quá mức làm mất tác dụng của thắt lưng an toàn. Nếu xảy ra tai nạn, bạn sẽ trượt trên sàn xe.
5. Khi lái xe một mình tốt nhất là nghe băng đọc truyện, nó giúp bạn tỉnh ngủ cũng như khiến thời gian dài qua nhanh.
6. Có thể chống buồn ngủ bằng kẹo cao su (chewing-gum). Để chống được chứng buồn ngủ khi lái xe bạn có thể dùng loại kẹo cao su không có đường. Cần tránh kẹo cao su có đường và bánh kẹo, bởi ăn nhiều chất ngọt sẽ khiến bạn khát nước. Nếu bạn không thích kẹo cao su, nhai một ít nhân sâm tốt hơn là uống nhiều cà phê.
7. Bật máy điều hòa không khí ở độ lạnh nhất. Bật máy điều hòa ở độ lạnh nhất nhưng bạn vẫn có thể chịu đựng được, nếu nhiệt độ oi bức dễ gây chứng buồn ngủ. Thỉnh thoảng, bạn hạ các cửa sổ kính xuống cho gió mát lùa vào trong xe. Ướp lạnh trong thùng đá một khăn ướt dùng để lau mặt cho tỉnh táo.
8. Dừng lại để nghỉ cách 2–3 giờ một lần. Để đảm bảo độ an toàn khi chạy đường dài bạn nên dừng lại để nghỉ cách 2-3 giờ/lần. Bạn nên dùng một chút thức ăn nhẹ, thả bộ một đoạn ngắn để duỗi thẳng đôi chân. Nếu bạn buồn ngủ, nên làm một giấc và đừng lưu tâm đến khoảng thời gian bị mất.