BB.Aquarius nói:otohanoi nói:he he chị làm em giật mình , vì tối hôm trước vẫn ngồi uống rượu mừng ở HN mà . Tiếp đi chị nhé văn của chị chứa đầy cảm xúc nhưng kèm thêm món hình nhiều vào cho nó ngon chị nhé .
Em ơi, cái vụ ẩm thực chị cũng nhiều cảm xúc lắm nên đôi lúc mải xúc mà quên cả chụp hình
Thảo nào em thấy toàn ẩm thực Huế mà mãi chưa thấy mưa đâu , đổi lại tít đi chị " Những món cần xơi trước khi lang thang những ngày mưa ở Huế '' .
Chỉ cần...ốm yếu tí là dễ thành liệt sỹ thật đấy[&:]BB.Aquarius nói:@ dell, song han: Mưa Huế "ít" lắm nhưng khiếp quá các bác ạ.
Em nghe Xe cuu hoa nói: "Mưa Huế rất đặc biệt Ai đã từng chứng kiến những cơn mưa ở Huế dẫu ko có tâm hồn thi sĩ thì cũng tức cảnh sinh tình mà thành thơ. Còn những ai chót đa mang một chút thi sĩ hay nhạc sĩ, hoạ sĩ, văn sĩ ... mà chứng kiến những cơn mưa Huế thì chắc thành liệt sĩ nuôn."
May mà em chưa thành liệt sĩ nhưng cũng mất mười mấy ngày mới hồi lại được để viết mấy dòng ký sự đấy các bác
Năm 1999, tôi về quê sau 21 năm đi miền Nam, với bao nhiêu háo hức, cảm xúc tren...máy bay, vừa ló đầu xuống Phú Bài là "ăn" ngay quả mưa dầm, nghe đâu bắt đầu từ mấy ngày trước đó[8|]
Người bạn chở tôi bằng xe máy, tôi bị ướt và lạnh tê hết cả người, nên bảo hắn dừng lại kiếm quán cafe ngồi chờ tạnh mưa.Hắn trợn mắt nhìn tôi như...người ngoài hành tinh rồi cười sằng sặc :"Mi...mất gốc rồi[8D], muốn cafe thì nói cafe, đừng nói chờ tạnh mưa vì mưa như ri mần răng mà tạnh được".
Thế là bao nhiêu "bức tranh' đẹp như bún bò giò heo, ngồi nhậu khô mực với bia bên bở sông Hương...đành...quẳng xuống sông Hương để tháo chạy vô Đà Nẵng, chơi mấy bữa đổi vé về SG.
Mưa miền Nam thì là mùa...nóng, mưa miền Bắc thì ...kg rành lắm dù cũng bị mấy lần.Tuy nhiên cái mưa ở Huế thì nó quái chiêu đến ...kg thể chịu nổi :mưa dầm kg dứt, kéo dài có khi nửa tháng liền, vừa mưa vừa lạnh buốt chịu kg thấu
otohanoi nói:Thảo nào em thấy toàn ẩm thực Huế mà mãi chưa thấy mưa đâu , đổi lại tít đi chị " Những món cần xơi trước khi lang thang những ngày mưa ở Huế '' .
He he ... có thực mới vực được đạo chứ Thanh. Nhất là với cái mưa và lạnh quái chiêu như bác Can thi kể thì "thực" là điều kiện tiên quyết phải có để có thể lang thang được ở xứ Huế đấy
Last edited by a moderator:
@Anh Nghiêm : 21 năm mưa quê hưong cũng ráo trong anh hết rồi , những đợt mưa phùn vào mùa này ở Huế và Hà Nội em nghĩ chắc cũng như nhau lạnh và buốt , và rả rích tới mấy ngày trời anh ạ , những ngày này nếu phải đi ra ngoài mới thấy yêu vợ hai hơn bà cả anh ạ .
@Chị Phương : Thế sắp có mưa chưa chị , em đang tò mò muốn ngắm mưa Huế lắm chị ơi .
@Chị Phương : Thế sắp có mưa chưa chị , em đang tò mò muốn ngắm mưa Huế lắm chị ơi .
Răng mà cứ lấy lý do TRỜI MƯA để... ăn hoài rứa??? O cho tụi choa 500đ hình trời mưa ở Huế nghe O... Răng mà em nhớ ... rứa không biết!!!
binchip33 nói:Răng mà cứ lấy lý do TRỜI MƯA để... ăn hoài rứa??? O cho tụi choa 500đ hình trời mưa ở Huế nghe O... Răng mà em nhớ ... rứa không biết!!!
Hình trời mưa thì vui chi mô ... răng mà các bác cứ đòi xem hoài rứa ??
Xem hình trời mưa mà có buồn thì cũng đừng trách em nha
Quá ngưỡng mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử nên bọn em lặn lội về thôn Vĩ Dạ, mong tìm được chút Nắng hàng cau, nắng mới lên. Nhưng mưa giăng giăng khắp nơi phủ lên khắp không gian một lớp hơi nước mịt mù nên chỉ thấy "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" mà thôi.
Thôn VĨ Dạ nằm trọn trên 1 cù lao xinh đẹp giữa dòng sông Hương. Để vào được thôn Vĩ bạn phải đi qua 1 chiếc cầu nhỏ. Nó đây các bác, chỉ vừa đủ rộng cho 1 chiếc ô tô và 1 vài chiếc xe máy lách qua.
Và mặc dù trời mưa và lạnh nhưng những ghe, thuyền vẫn không ngừng đi lại, chuyên chở vật dụng trên sông ...
... và những chiếc lưới vẫn được cần mẫn thả xuống nước, vất vả trong cuộc mưu sinh
Thôn Vĩ dạ giờ đây đã bị bê tông hóa phần lớn, những vườn bắp cũng chẳng còn nhiều nữa. Bọn em phải đi sâu tít vào trong mới tìm được một chút bóng dáng Vĩ dạ êm đềm của ngày xưa
Và cũng chỉ đi bộ 5, 7 phút thôi bọn em đã tới phía bên kia của thôn Vĩ và lại nhìn thấy sông Hương mịt mờ trong làn mưa bụi
Em gái nhỏ đang đưa thuyền về bến
Thôn VĨ Dạ nằm trọn trên 1 cù lao xinh đẹp giữa dòng sông Hương. Để vào được thôn Vĩ bạn phải đi qua 1 chiếc cầu nhỏ. Nó đây các bác, chỉ vừa đủ rộng cho 1 chiếc ô tô và 1 vài chiếc xe máy lách qua.
Và mặc dù trời mưa và lạnh nhưng những ghe, thuyền vẫn không ngừng đi lại, chuyên chở vật dụng trên sông ...
... và những chiếc lưới vẫn được cần mẫn thả xuống nước, vất vả trong cuộc mưu sinh
Thôn Vĩ dạ giờ đây đã bị bê tông hóa phần lớn, những vườn bắp cũng chẳng còn nhiều nữa. Bọn em phải đi sâu tít vào trong mới tìm được một chút bóng dáng Vĩ dạ êm đềm của ngày xưa
Và cũng chỉ đi bộ 5, 7 phút thôi bọn em đã tới phía bên kia của thôn Vĩ và lại nhìn thấy sông Hương mịt mờ trong làn mưa bụi
Em gái nhỏ đang đưa thuyền về bến
Last edited by a moderator:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhận không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tìm mãi mà chẳng thấy bóng dáng áo trắng nào chỉ thấy dòng nước buồn thiu, lá trúc lay nên gió theo lối gió, mây đường mây còn bọn em lại lạc bước vào quán vậy.
Thôn Vĩ không chỉ nổi tiếng với bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử mà còn nổi tiếng với món cơm hến và chè bắp. Nhiều người nói rằng đến Huế mà không thưởng thức món cơm Hến thì coi như chưa từng đến Huế. Nghe có vẻ hơi quá nhưng nếu bác nào đã từng nếm thử món ăn này, chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị của nó.
Tìm hiểu về món ăn này bọn em được biết: Cơm hến trước đây chỉ là một thứ đồ ăn bình dân, phục vụ chủ yếu cho giới lao động nghèo. Buổi sáng thay vì ăn một bát bún hay bát phở, những người dân lao động Huế ăn một bát cơm hến cho ấm bụng. Nhưng rồi, sức hấp dẫn của hương vị đồng quê sự tài tình khéo léo trong chế biến của các bà, các mẹ cũng đã làm cho cơm hến nhanh chóng trở nên phổ biến khắp kinh thành Huế. Ngày nay thì cơm hến đã trở thành một món ăn đặc sản của dân tộc chủ yếu dành cho các du khách đến với Huế.
Bát cơm hến bao gồm: cơm, nhất thiết phải là cơm nguội được vò cho rời ra. Hến được xào kèm vớ măng khô và một ít thịt lợn thái mảnh. Kế đó là rau sống. Rau sống tuy không phải là món chủ đạo của cơm hến nhưng nếu thiếu nó thì kể như chưa thể gọi đó là bát cơm hến dù đã có đủ hến, đủ cơm. Thân cây chuối thái mỏng trộn lẫn với khế chua, rau bạc hà, một chút rau răm. Tiếp theo là các loại gia vị rất riêng của bát cơm hến là ớt trưng, mắm ruốc, lạc chiên trong dầu, bì bóng rán vàng và một ít hành chiên . Bát cơm sau khi đã cho đủ tất cả các thứ kể trên, người bán hàng mới chan những muôi nước hến màu trắng đục còn nóng hổi vào bát. Và đây là bát cơm hến "chính hiệu" với mùi ruốc thơm lừng, với vị bùi bùi của hến, vị cay đến trào nước mắt của ớt, vị béo ngậy của tóp mỡ, sự giòn tan của lạc, bì bóng, vị chua chua, thanh thanh của các loại rau sống...
Bọn em ăn vào mà nghẹn ngào nước mắt vì ... cay . Nhưng cơm hến là thứ đồ ăn lạnh nên bác nào xấu bụng thì nên ăn kèm với Becberin đấy nhé.
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhận không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?
Tìm mãi mà chẳng thấy bóng dáng áo trắng nào chỉ thấy dòng nước buồn thiu, lá trúc lay nên gió theo lối gió, mây đường mây còn bọn em lại lạc bước vào quán vậy.
Thôn Vĩ không chỉ nổi tiếng với bài thơ Đây thôn Vĩ dạ của Hàn Mặc Tử mà còn nổi tiếng với món cơm hến và chè bắp. Nhiều người nói rằng đến Huế mà không thưởng thức món cơm Hến thì coi như chưa từng đến Huế. Nghe có vẻ hơi quá nhưng nếu bác nào đã từng nếm thử món ăn này, chắc chắn sẽ không thể quên được hương vị của nó.
Tìm hiểu về món ăn này bọn em được biết: Cơm hến trước đây chỉ là một thứ đồ ăn bình dân, phục vụ chủ yếu cho giới lao động nghèo. Buổi sáng thay vì ăn một bát bún hay bát phở, những người dân lao động Huế ăn một bát cơm hến cho ấm bụng. Nhưng rồi, sức hấp dẫn của hương vị đồng quê sự tài tình khéo léo trong chế biến của các bà, các mẹ cũng đã làm cho cơm hến nhanh chóng trở nên phổ biến khắp kinh thành Huế. Ngày nay thì cơm hến đã trở thành một món ăn đặc sản của dân tộc chủ yếu dành cho các du khách đến với Huế.
Bát cơm hến bao gồm: cơm, nhất thiết phải là cơm nguội được vò cho rời ra. Hến được xào kèm vớ măng khô và một ít thịt lợn thái mảnh. Kế đó là rau sống. Rau sống tuy không phải là món chủ đạo của cơm hến nhưng nếu thiếu nó thì kể như chưa thể gọi đó là bát cơm hến dù đã có đủ hến, đủ cơm. Thân cây chuối thái mỏng trộn lẫn với khế chua, rau bạc hà, một chút rau răm. Tiếp theo là các loại gia vị rất riêng của bát cơm hến là ớt trưng, mắm ruốc, lạc chiên trong dầu, bì bóng rán vàng và một ít hành chiên . Bát cơm sau khi đã cho đủ tất cả các thứ kể trên, người bán hàng mới chan những muôi nước hến màu trắng đục còn nóng hổi vào bát. Và đây là bát cơm hến "chính hiệu" với mùi ruốc thơm lừng, với vị bùi bùi của hến, vị cay đến trào nước mắt của ớt, vị béo ngậy của tóp mỡ, sự giòn tan của lạc, bì bóng, vị chua chua, thanh thanh của các loại rau sống...
Bọn em ăn vào mà nghẹn ngào nước mắt vì ... cay . Nhưng cơm hến là thứ đồ ăn lạnh nên bác nào xấu bụng thì nên ăn kèm với Becberin đấy nhé.
Last edited by a moderator: