- Status
- Không mở trả lời sau này.
Em nghĩ VN chắc chắn là không bị thập kỷ mất mát như Nhật hay Hàn, lý do em nghĩ vậy là do tài sản tích lũy của mỗi gia đình VN còn lớn lắm, nhất là vàng và đô, nông thôn VN nhà nào cũng trữ chục cây là ít.
Bọn tư bản thối nát nhìn hào nhoáng vậy chứ tài sản tích lũy mỗi gia đình kém lắm, cái dek gì cũng mua trả góp và dùng thẻ credit
Bọn tư bản thối nát nhìn hào nhoáng vậy chứ tài sản tích lũy mỗi gia đình kém lắm, cái dek gì cũng mua trả góp và dùng thẻ credit
Em nghi nghi ngay từ hồi cuối 2009 rùi, chẳng đâu xa lạ nhìn thẳng vào tình hình của chính đơn vị mình và anh em thân cận. Éo thấy gì gọi là khởi sắc cả trong khi các chú bác cứ hô hào Tiến tiến,...
Đã bảo hồi đó không có chứ V đâu coi chừng chữ W đó. bởi thế cho đế giờ suốt ngày em chỉ lê la cafe thôi ợ.
Đã bảo hồi đó không có chứ V đâu coi chừng chữ W đó. bởi thế cho đế giờ suốt ngày em chỉ lê la cafe thôi ợ.
"Thập kỷ mất mát", với nguồn gốc từ Nhật, là chuyện của các nước phát triển. Ở cấp độ phát triển và với tiềm năng của Việt Nam, điều hành kinh tế kém cỏi như hiện nay thì cũng tăng trưởng 5-6%. Khi điều chỉnh cơ cấu của một nền kinh tế, sẽ có chuyện "kẻ mất, người còn" nhưng đổ đồng, em nghĩ là tầm giữa năm 2012, tình hình sẽ sáng sủa hơn.
Bong bóng tài sản không chỉ do đầu cơ như người ta thường gán.
Khi quá trình leverage (tăng tín dụng, tăng đòn bẩy hay còn gọi là nhân tiền qua hệ thống ngân hàng dự trữ một phần) diễn ra thì cung tiền và tín dụng tăng cao, tài sản do đó cũng tăng giá, khi deleverage (giải đòn bẩy, giảm tín dụng) thì lượng tiền và tín dụng sụt giảm ngược lại, tất yếu dẫn đến giá tài sản sụt giảm.
Một nhóm nghiên cứu châu Âu vừa dự đoán từ nay đến 2013, sẽ có 300 ngàn tỷ $ tài sản bốc hơi (6 lần GDP toàn cầu).
Đấy là chu kỳ, còn thời gian mất mát dài hay ngắn phụ thuộc cách giải quyết khi khủng hoảng diễn ra, nếu xoá bài làm lại thì nhanh hơn nhưng hậu quả cũng rất nặng nề, còn càng dây dưa càng lâu, Nhật mất cả 20 năm vì không xoá được nợ mà cũng không đòi được nợ, cả nợ lẫn tài sản có trong sổ sách nhưng không biến thành tiền được, mắc kẹt.
Về VN thì tuỳ cách giải quyết mà có thể tốt hay xấu, nhưng cá nhân em cho là cơ hội để tốt lên cũng có nhiều vì VN còn rất nhiều lĩnh vực để phát triển, chưa đến mức bão hoà và hết cơ hội, vấn đề là chính sách và ràng buộc xã hội-chính trị.
Khi quá trình leverage (tăng tín dụng, tăng đòn bẩy hay còn gọi là nhân tiền qua hệ thống ngân hàng dự trữ một phần) diễn ra thì cung tiền và tín dụng tăng cao, tài sản do đó cũng tăng giá, khi deleverage (giải đòn bẩy, giảm tín dụng) thì lượng tiền và tín dụng sụt giảm ngược lại, tất yếu dẫn đến giá tài sản sụt giảm.
Một nhóm nghiên cứu châu Âu vừa dự đoán từ nay đến 2013, sẽ có 300 ngàn tỷ $ tài sản bốc hơi (6 lần GDP toàn cầu).
Đấy là chu kỳ, còn thời gian mất mát dài hay ngắn phụ thuộc cách giải quyết khi khủng hoảng diễn ra, nếu xoá bài làm lại thì nhanh hơn nhưng hậu quả cũng rất nặng nề, còn càng dây dưa càng lâu, Nhật mất cả 20 năm vì không xoá được nợ mà cũng không đòi được nợ, cả nợ lẫn tài sản có trong sổ sách nhưng không biến thành tiền được, mắc kẹt.
Về VN thì tuỳ cách giải quyết mà có thể tốt hay xấu, nhưng cá nhân em cho là cơ hội để tốt lên cũng có nhiều vì VN còn rất nhiều lĩnh vực để phát triển, chưa đến mức bão hoà và hết cơ hội, vấn đề là chính sách và ràng buộc xã hội-chính trị.
Last edited by a moderator:
Chữ L hay W hay V, tất cả đều lệ thuộc vào một cụm từ - Đầu tư công. Vai trò đầu tư công ở Việt Nam gắn liền với quan niệm về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nói chung và vai trò “bà đỡ” của “bàn tay” nhà nước nói riêng trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Khái niệm nâng cao chất lượng đầu tư công ở VN chắc còn khuya, do vậy nhà nước ngưng in tiền - nền kinh tế sẽ lình sình ngay. Khối lượng đầu tư công giảm - nền kinh tế cũng sẽ giảm theo bề rộng luôn - chứ không phải mỗi một nghành nghề riêng biệt - và đây cũng chính là sự khác biệt với thế giới - ở thế giới đầu tư công kích thích tăng trưởng theo chiều sâu, Vn ngược lại.
Đọc cái chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thì em dự chắc chắn từ này đến 2015 kinh tế vẫn lình sình, trừ kiếm thêm được bốn năm mỏ dầu mới.
Vấn đề liệu nền kinh tế tiếp tục lình sình kéo dài sau 2015
.
Đọc
http://www.vnep.org.vn chắc tham khảo được nhiều các bác ợ, nhưng hình như hiện giờ không truy cập được, em truy cập toàn bị out, trong đó có bài: Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo xu hướng... giải thể (17/11) truy cập hoài không được.
Xu hướng của em nếu có thập kỷ mất mát, chắc ba sáu kế - kế chuồn bằng cách rút ra khỏi các hoạt động kinh doanh hao tiền tốn của dài hơi, cóc xỉa mỳ ăn liền thôi.
Đọc cái chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, thì em dự chắc chắn từ này đến 2015 kinh tế vẫn lình sình, trừ kiếm thêm được bốn năm mỏ dầu mới.
Vấn đề liệu nền kinh tế tiếp tục lình sình kéo dài sau 2015
Đọc
http://www.vnep.org.vn chắc tham khảo được nhiều các bác ợ, nhưng hình như hiện giờ không truy cập được, em truy cập toàn bị out, trong đó có bài: Doanh nghiệp nhỏ và vừa theo xu hướng... giải thể (17/11) truy cập hoài không được.
Xu hướng của em nếu có thập kỷ mất mát, chắc ba sáu kế - kế chuồn bằng cách rút ra khỏi các hoạt động kinh doanh hao tiền tốn của dài hơi, cóc xỉa mỳ ăn liền thôi.
Last edited by a moderator:
@Amateurish: Mấy khoản đầu tư công thì êm êm một chút thì lại đâu vào đó thôi bác. Thu nhập của toàn hệ thống công quyền đều trông cậy vào đó mà bác. Bác cũng phải xem xét đến khả năng cắt giảm dự án sẽ giải phóng nguồn vốn cho các dự án tư nhân. Hiệu quả đầu tư của toàn nền kinh tế do vậy sẽ tăng lên.
Em nghĩ hậu quả này có 1 phần đóng góp to lớn của bác "vinaxin" làm tăng nợ công đáng kể... và chúng ta thầm cầu mong cho mấy bác vinaxin có 1 kết cục "tốt đẹp"...
- Status
- Không mở trả lời sau này.