Re:Liệu Việt Nam có "Thập kỷ mất mát" không? Ngành nghề biến thể sau bão: BĐS, G, Chứng ....?
Để em giải thích khái niệm XHCN trong nền kinh tế VN theo cách hiểu đơn giản của em, các bác cho ý kiến nhé:
- nhà nước hoạt động không hoàn toàn dựa vào nguồn thu từ thuế
-nhà nước còn nắm nhiều ngành kinh tế (dầu khí, năng lượng, hạ tầng)
-nhà nước trợ cấp phổ cập giáo dục, y tế diện rộng
-nhà nước đầu tư hạ tầng (điện-đường-trường-trạm-thuỷ lợi...)
-nhà nước gánh phần lớn chi phí quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội (hưu trí, quân nhân, an ninh, giáo viên, bác sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ)
Các yếu tố XHCN trên có cái lợi và cái hại cho cả VN lẫn cá nhân các bác và em, nhưng nhìn các yếu tố đó thì em thấy để giảm bớt yếu tố XHCN khó cực kỳ, đụng đến quyền lợi và an ninh hàng chục triệu người.
Em ví dụ: em sống ở nước Nga gần 10 năm, đúng vào thời gian Liên Xô tan rã và nước Nga sống dưới chế độ "dân chủ", thời gian đầu dân Nga hồ hởi lắm, biểu tình, tuần hành, đánh nhau vì chính trị...nhưng chỉ một thời gian ngắn là ngấm đòn: mấy triệu quân nhân đóng ở Đông Âu về, cựu chiến binh Afganistan, nhân viên an ninh, mật vụ...bỗng nhiên thấy mình không còn được nhà nước nuôi + khoảng trống an ninh và quyền lực trong xã hội nên gia nhập mafia (em thống kê trong khoảng 10 năm em ở đó, mỗi tuần tại thủ đô Nga có 2-3 ông doanh nhân bự bị giết, còn mấy ông chưa bự thì đài báo không thèm đưa tin), các vùng miền ly khai do các lý do chủng tộc, tôn giáo, kinh tế, nội chiến, khủng bố....nền kinh tế bị tan rã, chỗ nào ngon lành thì bị xâu xé và rơi vào tay mấy anh gốc Do Thái, đại đa số dân Nga không được hưởng lợi đáng kể từ dân chủ cả, cuộc sống tinh thần thì rất thoải mái về chính trị (em chứng kiến dòng chữ chửi TT Nga "Eltsin-thằng ăn cắp" sơn trước cửa toà nhà chính phủ tồn tại ở đó gần 1 năm mới bị xoá, tuần nào trên kênh NTV cũng có chương trình hài "Những con rối" chế giễu TT, thủ tướng, các chính khách) nhưng lại rất bất an về an ninh trong đời thường (riêng em bị cướp 3 lần, một bạn làm ăn mất mạng ngay trước mặt em), đi ngoài đường cứ đi một khúc lại ngoái lại nhìn sau lưng xem có ai bám theo, nhà nào cũng lắm cửa sắt, trong túi áo luôn có bình xịt cay hay dao để tự vệ...
Cái giá phải trả cho thay đổi (mà lúc đầu dân chúng nghĩ là tốt lên) vụng về có khi đắt ngoài sức tưởng tượng. Trước khi sụp đổ thì LX vẫn là siêu cường cạnh tranh với Mỹ trên nhiều mặt, TQ thì nghèo nàn lạc hậu mà bây giờ thì kinh tế Nga sau 20 năm dân chủ chỉ ngang Indonesia, còn TQ chuyên chính đem xe tăng đè sinh viên ở Thiên An Môn lại đứng thứ 2 TG, thừa 3 ngàn tỷ $ dự trữ.
Cho nên lý thuyết và thực tế không hẳn lúc nào cũng như nhau.
Bọn Nga có câu chuyện đùa thế này:
"Con đi học về hỏi cha nó: "Tại sao ở trường cô giáo có nói là "Thực tế không phải lúc nào cũng đúng như lý thuyết" hả cha?"
Cha nó bảo: "Được, để tao giải thích cho mày. Mày vào hỏi mẹ mày câu này nhé "nếu có người tăng mẹ 1 triệu đôla, mẹ có ngủ với ông ta không?".
Đứa trẻ nghe lời cha chạy vào hỏi mẹ nó câu trên rồi chạy ra báo với cha nó "Mẹ bảo: "Sao lại không? cha ạ"
Cha nó giải thích: "Đấy, về lý thuyết thì cha mày là triệu phú, còn thực tế thì cha con ta đang sống với một con điếm"