RE: Mạn đàm mua xe cũ
1. Không thật quan tâm tới nhu cầu của mình
Không phải bạn muốn gì là có thể có thứ đó, song ít nhất sản phẩm bạn mua phải đáp ứng đa số nhu cầu mà bạn đặt ra. Cũng như chọn vật dụng phục vụ cuộc sống, một chiếc xe phải phù hợp tối đa với công việc và sinh hoạt của bạn và gia đình đã. Và cũng như chọn quần áo hay vật trang sức, một chiếc xe nên thể hiện được trình độ, tuổi tác và sở thích của bạn...
Các chuyên gia cho rằng mua ngay một chiếc xe mới khi có thêm một khoản tiền bất ngờ, khi được khuyến khích hay khi mua chỉ để cho khỏi lạc hậu... thường chỉ mang lại những nỗi buồn bực hơn là sự thoả mãn và đam mê mà ông chủ xe mới đáng ra được hưởng.
2. Tìm hiểu sơ sài hoặc không hề tìm hiểu
Mua một chiếc xe không đến nỗi quá quan trọng như chuẩn bị cho chuyến đi lên mặt trăng, song bạn có thể chuẩn bị như đang bước vào một kỳ thi đại học. Để có kết quả tốt, bạn phải đọc nhiều sách tham khảo trước. Điều này trở nên quá đơn giản và tiện lợi trong thời đại internet như hiện nay, khi hàng loạt thông tin về giá xuất xưởng, chế độ khuyến mãi, hình thức mua bán... đều có thể tìm thấy dễ dàng.
Có thể ai đó sẽ nói "tôi không có thời gian và công sức cho mấy chuyện lặt vặt ấy", song thực tế, đó không hề là chuyện nhỏ. Chỉ bớt chút thời gian và công sức tìm hiểu, chủ xe mới có thể tiết kiệm được tới vài ngàn USD. Thu nhập của một vị giám đốc thành đạt trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế e cũng chỉ như vậy.
3. Chỉ xem xét ở cửa hàng ôtô gần nhất
Không phải cửa hàng xe nào cũng như nhau, thậm chí các đại lý của cùng một hãng xe. Ghé thăm vài ba cửa hiệu và hỏi thêm bạn bè về các mẫu xe, tính năng và giá cả sẽ tốt hơn đặt trọn niềm tin vào một cửa hàng gần nhất hay tiện cho bạn nhất.
Tất nhiên, không nhất thiết phải đi quá xa và vòng vèo quá nhiều, song dạo quanh phố phường và thị trường nửa tiếng đồng hồ cũng không phải là việc quá khó hay dễ gây nhàm chán. Đâu phải lúc nào cũng có cơ hội, có điều kiện để "viếng thăm chính thức" các hiệu xe sáng láng!
4. Chi trả theo thu nhập thay vì theo giá bán
Đại đa số người tiêu dùng lựa chọn xe phù hợp với túi tiền của mình. Có nhiều tiền thì sẵn sàng mua một chiếc xe ở cỡ tiền cao, bất chấp nó không khá hơn một chiếc xe có giá thoả đáng hơn nhiều. Đây là một lỗi thường gặp và các nhà sản xuất "ăn đậm" từ những khách hàng sẵn sàng chi trả theo khả năng tài chính của mình như thế.
Thực tế là nhiều người Mỹ đi xe rất xấu, có loại vuông thành sắc cạnh như một chiếc hộp, khác với những ông chủ mới nổi ở châu Á, thường chọn xe đẹp, có đường nét uốn lượn, gợi cảm. Sở dĩ lựa chọn khác nhau dù thu nhập giống nhau là do người Mỹ coi xe là công cụ, chỉ chi trả cho những chức năng mình cần. Trong khi đó, người châu Á coi chiếc xe là một cái gì đó quan trọng hơn, như tài sản, lại như là trang sức, do vậy đã chi trả nhiều hơn nhu cầu, khiến nhiều chi tiết tối tân trở nên thừa thãi.
5. Không tham khảo đánh giá của người đi trước
Những người đã dùng xe biết rất rõ điểm yếu, điểm mạnh của chiếc xe. Thế nhưng không phải ai cũng biết bỏ chút thời gian và công sức tìm đến với họ để được nghe những lời chỉ bảo của người đi trước. Thường thì người ta mơ về một chiếc xe nào đó, và ngay khi có tiền là lao vội tới đại lý gần nhất để nhanh chóng thoả ước mơ.
Nếu ngại hoặc không có ai để hỏi, bạn vẫn có thể tìm hiểu những đánh giá như vậy thông qua các trang báo, tạp chí về ôtô để biết rõ về ưu điểm và nhược điểm của loại xe mình đang hướng tới.
6. Đi mua một mình hoặc với quá nhiều người
Cả hai thái cực này đều không tốt. Đi một mình khiến bạn lúng túng trước lời chào mời và cả "đòn tâm lý" của những người bán hàng, dẫn đến quyết định không chuẩn xác. Đi với quá đông người bạn cũng sẽ bị rối với hàng loạt ý kiến đóng góp trái chiều, hoặc nhiều khi bị kích động mạnh dẫn đến những quyết định quá vội vàng. Chỉ nên đi với 1 hay 2 người có hiểu biết về xe cộ và thương mại để hoàn tất một hợp đồng lớn trong đời.
Người đi cùng không nhất thiết phải là chuyên gia về xe cộ và thương mại. Chỉ cần có hiểu biết sơ bộ và biết đàm phán về giá cả, điều kiện mua bán... là có thể giúp bạn rất nhiều trong thương vụ xe hơi.
7. Quay về khi đã mua xong xe
Nhiều hãng xe đưa ra chương trình khuyến mãi quanh năm, song khách hàng nhiều khi không rõ về những thứ đáng được hưởng đó, và các đại lý nhiều khi cũng "quên" đi một vài món hãng đã bàn giao để cho khách. Thậm chí, nhiều chi tiết, phụ kiện còn bị cất quá kỹ và cũng thi thoảng bị "quên", gây thiệt hại không nhỏ cho chủ xe. Vì vậy, hãy kiểm tra cho thấu đáo tất cả những chế độ mình đáng được hưởng khi mua một chiếc xe mới.
Ở các nước phát triển, chuyện này hiếm khi xảy ra. Song ở các nước đang phát triển và có nền công nghiệp ôtô còn non yếu, mới mẻ thì việc "quên" này không hiếm khi xảy ra. Do vậy, không cần phải e ngại khi quan sát hoặc kiểm tra chéo một vài nhân viên bán hàng khác trong đại lý bạn đang định mua xe.
Nhật Vy (Theo CarMag, APP)
Theo VietNamNet
1. Không thật quan tâm tới nhu cầu của mình
Không phải bạn muốn gì là có thể có thứ đó, song ít nhất sản phẩm bạn mua phải đáp ứng đa số nhu cầu mà bạn đặt ra. Cũng như chọn vật dụng phục vụ cuộc sống, một chiếc xe phải phù hợp tối đa với công việc và sinh hoạt của bạn và gia đình đã. Và cũng như chọn quần áo hay vật trang sức, một chiếc xe nên thể hiện được trình độ, tuổi tác và sở thích của bạn...
Các chuyên gia cho rằng mua ngay một chiếc xe mới khi có thêm một khoản tiền bất ngờ, khi được khuyến khích hay khi mua chỉ để cho khỏi lạc hậu... thường chỉ mang lại những nỗi buồn bực hơn là sự thoả mãn và đam mê mà ông chủ xe mới đáng ra được hưởng.
2. Tìm hiểu sơ sài hoặc không hề tìm hiểu
Mua một chiếc xe không đến nỗi quá quan trọng như chuẩn bị cho chuyến đi lên mặt trăng, song bạn có thể chuẩn bị như đang bước vào một kỳ thi đại học. Để có kết quả tốt, bạn phải đọc nhiều sách tham khảo trước. Điều này trở nên quá đơn giản và tiện lợi trong thời đại internet như hiện nay, khi hàng loạt thông tin về giá xuất xưởng, chế độ khuyến mãi, hình thức mua bán... đều có thể tìm thấy dễ dàng.
Có thể ai đó sẽ nói "tôi không có thời gian và công sức cho mấy chuyện lặt vặt ấy", song thực tế, đó không hề là chuyện nhỏ. Chỉ bớt chút thời gian và công sức tìm hiểu, chủ xe mới có thể tiết kiệm được tới vài ngàn USD. Thu nhập của một vị giám đốc thành đạt trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế e cũng chỉ như vậy.
3. Chỉ xem xét ở cửa hàng ôtô gần nhất
Không phải cửa hàng xe nào cũng như nhau, thậm chí các đại lý của cùng một hãng xe. Ghé thăm vài ba cửa hiệu và hỏi thêm bạn bè về các mẫu xe, tính năng và giá cả sẽ tốt hơn đặt trọn niềm tin vào một cửa hàng gần nhất hay tiện cho bạn nhất.
Tất nhiên, không nhất thiết phải đi quá xa và vòng vèo quá nhiều, song dạo quanh phố phường và thị trường nửa tiếng đồng hồ cũng không phải là việc quá khó hay dễ gây nhàm chán. Đâu phải lúc nào cũng có cơ hội, có điều kiện để "viếng thăm chính thức" các hiệu xe sáng láng!
4. Chi trả theo thu nhập thay vì theo giá bán
Đại đa số người tiêu dùng lựa chọn xe phù hợp với túi tiền của mình. Có nhiều tiền thì sẵn sàng mua một chiếc xe ở cỡ tiền cao, bất chấp nó không khá hơn một chiếc xe có giá thoả đáng hơn nhiều. Đây là một lỗi thường gặp và các nhà sản xuất "ăn đậm" từ những khách hàng sẵn sàng chi trả theo khả năng tài chính của mình như thế.
Thực tế là nhiều người Mỹ đi xe rất xấu, có loại vuông thành sắc cạnh như một chiếc hộp, khác với những ông chủ mới nổi ở châu Á, thường chọn xe đẹp, có đường nét uốn lượn, gợi cảm. Sở dĩ lựa chọn khác nhau dù thu nhập giống nhau là do người Mỹ coi xe là công cụ, chỉ chi trả cho những chức năng mình cần. Trong khi đó, người châu Á coi chiếc xe là một cái gì đó quan trọng hơn, như tài sản, lại như là trang sức, do vậy đã chi trả nhiều hơn nhu cầu, khiến nhiều chi tiết tối tân trở nên thừa thãi.
5. Không tham khảo đánh giá của người đi trước
Những người đã dùng xe biết rất rõ điểm yếu, điểm mạnh của chiếc xe. Thế nhưng không phải ai cũng biết bỏ chút thời gian và công sức tìm đến với họ để được nghe những lời chỉ bảo của người đi trước. Thường thì người ta mơ về một chiếc xe nào đó, và ngay khi có tiền là lao vội tới đại lý gần nhất để nhanh chóng thoả ước mơ.
Nếu ngại hoặc không có ai để hỏi, bạn vẫn có thể tìm hiểu những đánh giá như vậy thông qua các trang báo, tạp chí về ôtô để biết rõ về ưu điểm và nhược điểm của loại xe mình đang hướng tới.
6. Đi mua một mình hoặc với quá nhiều người
Cả hai thái cực này đều không tốt. Đi một mình khiến bạn lúng túng trước lời chào mời và cả "đòn tâm lý" của những người bán hàng, dẫn đến quyết định không chuẩn xác. Đi với quá đông người bạn cũng sẽ bị rối với hàng loạt ý kiến đóng góp trái chiều, hoặc nhiều khi bị kích động mạnh dẫn đến những quyết định quá vội vàng. Chỉ nên đi với 1 hay 2 người có hiểu biết về xe cộ và thương mại để hoàn tất một hợp đồng lớn trong đời.
Người đi cùng không nhất thiết phải là chuyên gia về xe cộ và thương mại. Chỉ cần có hiểu biết sơ bộ và biết đàm phán về giá cả, điều kiện mua bán... là có thể giúp bạn rất nhiều trong thương vụ xe hơi.
7. Quay về khi đã mua xong xe
Nhiều hãng xe đưa ra chương trình khuyến mãi quanh năm, song khách hàng nhiều khi không rõ về những thứ đáng được hưởng đó, và các đại lý nhiều khi cũng "quên" đi một vài món hãng đã bàn giao để cho khách. Thậm chí, nhiều chi tiết, phụ kiện còn bị cất quá kỹ và cũng thi thoảng bị "quên", gây thiệt hại không nhỏ cho chủ xe. Vì vậy, hãy kiểm tra cho thấu đáo tất cả những chế độ mình đáng được hưởng khi mua một chiếc xe mới.
Ở các nước phát triển, chuyện này hiếm khi xảy ra. Song ở các nước đang phát triển và có nền công nghiệp ôtô còn non yếu, mới mẻ thì việc "quên" này không hiếm khi xảy ra. Do vậy, không cần phải e ngại khi quan sát hoặc kiểm tra chéo một vài nhân viên bán hàng khác trong đại lý bạn đang định mua xe.
Nhật Vy (Theo CarMag, APP)
Theo VietNamNet