Hạng D
3/4/10
1.156
334
83
Những cái link bác gửi thì em đọc nát hết rồi, và bây giờ chỉ nói kinh nghiệm thực tế thôi!
 
Tập Lái
3/8/16
34
21
3
35
gia đình bác đi chơi thích quá, thích nhất là cái khách sạn, quá đẹp, bác cho e cái địa chỉ, bà chủ nhà e cũng đang muốn lên đó để đổi gió, chúc bác và gia đình nhìu sức khỏe để có thêm nhìu chuyến đi thú vị.
 
Hạng B2
19/12/15
261
289
63
27
Sai Gon
Hạn chế dùng phanh, dùng hộp số đúng cách là một trong những kinh nghiệm lái xe nên chú ý khi lái xe số tự động xuống dốc hoặc đổ đèo.
Xuống dốc là xe bị rơi vào tình trạng chạy theo quán tính. Xe càng to, trọng lượng càng lớn, tốc độ chủ động (tốc độ của xe chạy khi ta đạp ga) của xe lớn thì quán tính của xe càng lớn. Đồng thời chạy bằng số càng cao xuống dốc thì quán tính của xe cũng càng lớn.
Xe chạy xuống dốc nhanh buộc ta phải phanh, phanh càng nhiều thì phanh càng nóng, càng chóng hỏng do má phanh bị mòn vẹt hoặc cháy đen. Có trường hợp do má phanh cũ mòn nhiều, chất lượng giảm đáng kể, hoặc má phanh dán bị lỗi chế tạo, khi xe bị phanh gấp đã bong cả má phanh rơi ra ngoài. Do những lý do trên mà khi ta lái xe xuống dốc, lái xe nên giảm tối đa dùng phanh, chỉ phanh khi thật sự cần thiết. Nếu ít phanh thì xe sẽ chạy nhanh quá, vậy ta cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, việc này là hết sức cần thiết vì liên quan đến an toàn.

Một số người nói rằng: Khi lên dốc bằng số nào thì khi xuống dốc cũng bằng số đó. Tôi không tán thành với ý kiến đó. Vì sao vậy? Thực tế cho thấy là: rất ít con dốc có dộ dốc khi lên và xuống giống nhau. Hơn nữa tình trạng mặt đường, và đặc điểm địa lý, địa hình, cũng như thực tế tình trạng giao thông cũng khác nhau của hai bên dốc. Nếu bạn nào đã từng đi miền núi nhiều thì sẽ dễ dàng thấy ngay điều đó, vì vậy nếu chỉ máy móc áp dụng kiểu “lên dốc bằng số nào, thì xuống dốc bằng số đó” là không hợp lý, xa rời thực tế. Với cách đi cứng nhắc kỹ thuật như vậy sẽ đẩy người lái vào những tình huống lúng túng khó xử.
Lái xe xuống dốc/đèo như thế nào?
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị nào. Tốc độ an toàn của xe khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu.
Dùng hộp số một cách hợp lý là điều rất quan trọng khi lái xe đổ dốc, xuống đèo
Trên tất cả các xe AT, ngoài các vị trí truyền thống còn có thêm các vị trí của cần số được đánh số, số lượng các vị trí số này phụ thuộc vào số lượng số của hộp số. Về cơ bản những vị trí được đánh dấu bằng số này (…4,3,2, L) chỉ dùng để phanh động cơ khi lái xe xuống dốc. Phanh động cơ là chức năng nhờ lực cản của động cơ để giảm bớt quán tính của xe khi xuống dốc. Thí dụ: ở vị trí số đánh dấu bằng số 4, thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 4. Ở vị trí đánh dấu số 3 thì hộp số chỉ tự động chuyển lên số cao nhất là số 3. Tương tự như vậy cho vị trí được đánh dấu bằng số 2…
Dẫu là xe có số sàn hay số AT đều phải sử dụng chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Sự khác nhau của 2 dòng xe này chỉ ở chỗ: Xe số sàn thì phải đạp côn, đệm phanh rồi mới về số, còn xe AT thì chỉ đệm phanh rồi dùng tay phải gạt cần số về vị một trong các vị trí… 4, hoặc 3, hoặc 2, hoặc L. Khi ta lái xe số AT xuống dốc mà thấy xe trôi nhanh ngoài ý muốn, thì ngay lập tức phải đệm phanh và gạt cần số xuống một trong những vị trí được đánh số nêu trên. Nếu gạt về vị trí được đánh số rồi mà xe vẫn lao theo quán tính, thì ta cần nhanh chóng đệm phanh và gạt cần số xuống vị trí đánh số thấp hơn.
Có thể thấy, xuống dốc đúng kỹ thuật là khi lái xe vẫn chạy chủ yếu bằng sự điều khiển chân ga của người lái. Người lái đã có kinh nghiệm nhiều thì chỉ một lần gạt cần số đến vị trí được đánh dấu bằng số là được khi đã nhìn thấy con dốc, ít khi phải chuyển hai lần. Nếu khi gạt cần số xuống vị trí được đánh số mà chưa đủ lực phanh động cơ thì xe vẫn trôi theo quán tính vượt quá tốc độ mà người lái có thể làm chủ.
Nếu chuyển cần số đến số quá thấp thì xe chạy bị gằn, vòng tua lên cao. Đi như thế rất hại xe, lúc đó bạn nên đẩy cần số lên vị trí cao hơn. Nếu để cần số ở vị trí số quá cao thì xe sẽ chạy bằng quán tính quá lớn – phải phanh nhiều sẽ chóng hỏng phanh mà gây ra nguy hiểm, vì vậy mà phải nhanh chóng đệm phanh và chuyển cần số xuống số thấp hơn.
Khi để cần số ở vị trí phù hợp với từng con dốc, ta có thể lái xe xuống dốc, ôm cua mà vẫn tuyệt đối an toàn, vẫn có thể làm chủ được tốc độ, vẫn có thể phanh lại khi cần, thậm chí dừng hẳn xe trong trường hợp cần thiết.
Để xe chạy bằng quán tính vượt quá tốc độ rồi mới phanh liên tục khi xuống dốc là việc làm sai kỹ thuật, đẩy người lái và hành khách trên xe vào tình trạng nguy hiểm. Nếu phanh động cơ ở vị trí số lớn quá, để xe chạy quá nhanh rồi mới giảm số (phanh động cơ) cũng sai kỹ thuật, vì khi xe đang chạy quá nhanh mà về số có thể làm xe khựng lại vì thế dễ hỏng hộp số. Khi ấy chỉ cần thấy dấu hiệu xe chạy theo quán tính quá lớn,ngay lập tức đệm phanh để giảm bớt tốc độ rồi nhanh chóng giảm số ngay – nhờ việc giảm số này mà xe được hãm bớt lại do lực cản của động cơ.
Một số người cho rằng không được phanh khi ôm cua. Tôi không tán thành quan điểm này. Nếu đang ôm cua mà gặp sự cố phía trước, tắc đường, lở núi, súc vật thả rông, oto hoặc xe máy ngược chiều lấn đường thì sẽ ra sao nếu không phanh xe? Nhiều khi không những phải phanh mà còn phải phanh để dừng xe lại ngay tại góc cua.
Nếu xe chạy nhanh quá thì tất nhiên là không thể phanh để dừng khẩn cấp.Trước khi vào cua thì người lái đã phải giảm tốc độ, bắt đầu vào cua thì quay vô lăng nhẹ nhàng vừa đủ để chuyển hướng ôm cua. Theo cảm giác lái và tốc độ vào cua mà quay vô lăng, tránh quay vô lăng quá nhiều làm xe lắc đuôi. Cua thì nhẹ nhàng từ từ trả lái, tránh trả lái quá gấp mà làm xe lắc đuôi. Tuyệt đối không được thả để vô lăng tự quay.
Nên xuống dốc khoan thai để lường trước chướng ngại vật
Khi vào cua gập tay áo có độ xuống dốc lớn thì ngoài việc giảm ga trước khi vào cua, chuyển cần số xuống vị trí số thấp để phanh động cơ, thì khi vào cua chân ga cũng nên thả lỏng (không đạp ga). Bắt đầu vao cua quay vô lăng, để xe chạy theo quán tính (nếu cần có thể đệm phanh nhẹ nhàng để giảm bớt tiếp tốc độ), chuẩn bị góc cua thì lại nhẹ nhàng đệm ga, trả lái.
Cách lái xe đảm bảo an toàn khi đi đường đèo dốc là : không nên thay đổi tốc độ đột ngột quá lớn, không nên phanh gấp,trừ trường hợp khẩn cấp bắt buộc phải dừng xe. Nếu vào cua mà nghe tiếng bánh xe nghiến mặt đường rít lên là bạn đã đi quá tốc độ an toàn. Các bạn nhớ bóp còi cảnh báo trước và trong khi ôm cua nếu góc cua làm khuất tầm nhìn.
Môt bài viết về cách vân hành xe hay nhất từ lúc bắt đầu đọc mục otosaigon . Cảm ơn bạn .
 
  • Like
Reactions: Bosch
Hạng D
7/3/11
1.617
4.385
113
Sài Gòn
Mấy bác cứ khéo lo, iem đi ĐL hàng tháng đây, đi 10 lần hết 8 lần gặp đúng 1 con matiz đỏ, phang ầm ầm cả trăm, bs 49. Do iem đi đêm nên đường vắng lắm, nhưng chưa bao giờ đua kịp con đấy, chạy dữ dội lắm.
Mợ áchxi cho em xin tý kinh nghiệm đi đêm Đà Lạt của nhà bác với, em cũng tính đi tầm trưa mà ko biết đèn đóm, đèo dốc đi ban khuya thế nào, nên xuất phát mấy giờ, mấy giờ nghỉ ở đâu... Ban ngày thì em leo Đà Lạt 2 lần rồi. Thks bác
 
  • Like
Reactions: Thofth
Hạng B1
26/5/16
62
59
18
40
Chào các bác,
Em vừa đi Đà Lạt cuối tuần rồi bằng Mit Mirage MT. Lên đèo Bảo Lộc & đèo Prenn, em chủ yếu chạy số 3, khi nào bò sau xe tải thì số 2.
Xuống đèo, do lái mới nên em chủ yếu chạy số 2. Nếu thấy máy ghì quá thì nhấp thắng. Thỉnh thoảng gặp đường thẳng, em cài số 3.
Đường đi trong Đà Lạt thì chạy và đậu xe thoải mái. Em thấy người dân họ dễ chịu khi mình đậu xe trước nhà. Đèo Mimosa đường xấu, các bác chân ngắn hoặc kỹ tính em nghĩ không nên đi đường này.
 
  • Like
Reactions: Thofth
Hạng B1
26/5/16
62
59
18
40
Buổi tối chỉ chạy được đèo Mimosa nha bác. Đèo Prenn cấm xe buổi tối.
 
  • Like
Reactions: Alves