RE: máy lạnh cho VW bus
Đi sâu vào việc làm lạnh thì cũng phức tạp các bác ạ, nhưng tóm lại muốn "lạnh" cho đạt yêu cầu thì phải hội đủ những yếu tố :
1. Máy nén còn kín các cơ phận như Piston hay Cánh gạt, các van 1 chiều ( Clappe!)...
2. Dàn nóng tương thích với Công suất máy nén, lớn quá thì máy nén không nén lên cao áp để hóa lỏng được, nhỏ quá thì lượng hoá lỏng kém, diện tích trao đổi nhiệt cũng nhỏ theo... Cả hai điều này đều làm hiệu suất làm lạnh giảm đi...! Hơn nữa, dàn nóng còn phải được trao đổi nhiệt tốt ( không bị bẩn, sơn dày quá hay quạt dàn nóng yếu, bố trí không hợp lý......)
3. Dàn lạnh cũng vậy, kích thước tương thích, phải sạch sẽ và cơ bản nhất là Tiết lưu phải chỉnh đúng. Tiết lưu "hẹp" quá thì nhiệt độ ngay sau tiết lưu sẽ đạt thấp nhưng lưu lượng gas qua ít, tổng nhiệt lượng thu nhận được trong xe sẽ ít nên cũng không "đủ" lạnh...! Ngược lại, nếu Tiết lưu "rộng" quá thì tuy lưu lượng gas có nhiều nhưng nhiệt độ lại không hạ thấp được, nôm na là lạnh không "sâu" lắm...!
4. Ống dẫn, phin lược tốt không xì thủng hay rò rỉ, tắc nghẹt....
Để xác định tại sao xe không lạnh thì phải dùng Đồng hồ đo áp suất làm việc và kiểm tra 1 số thứ khác để xác định lý do tại sao, chứ không phải tất cả là do máy nén yếu đâu bác ạ...!
VD : Gas đủ, áp suất nén rất cao khi qua dàn nóng nhưng không hóa lỏng tốt dù áp thấp đạt yêu cầu thì là do dàn nóng không được giải nhiệt tốt, Gas hóa lỏng tốt nhưng áp thấp không đạt là do tiết lưu hay Clappe kém, Áp thấp quá thấp và ga có xu hướng "lạnh" trước khi vào dàn lạnh là do Phin lược nghẹt ...v.v.....
Nhất là ở xe máy lạnh "chế", việc chọn Block, dàn nóng, dàn lạnh hòan toàn là do người thợ làm theo cảm tính nên nhiều khi không đồng bộ, dẫn tới việc làm lạnh không đạt yêu cầu, khi đó thì ta phải xác định chính xác nguyên nhân mà khắc phục, chứ cứ nghe lời mấy anh thợ gạ gẫm thay đồ thì nhiều khi tốn tiền mà rước bực mình vào người...! Nếu họ muốn thay máy nén, thì trước mắt bác bảo họ đo áp suất trong quá trình làm việc ra sao, nếu máy nén vẫn bảo đảm nén trên 15atm, đầu âm vẫn ổn định ( kim đo áp thấp không rung giật!) thì theo em có lẽ vấn đề nằm ở chỗ khác cơ bác ạ...!
Trở lại vấn đề xe con bọ, em nghĩ :
1. Việc bố trí dàn nóng ở đâu cũng có ưu và nhược, em sẽ trình bày quan điểm của em cho các bác tham khảo nhá...
a. Việc bố trí dàn nóng phía sau : gọn, đường ống đi dễ hơn nhưng bù lại là buồng máy sau đã chật nay càng thêm chật, việc lắp đặt, bảo dưỡng kiểm tra có lẽ sẽ khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, Động cơ Bọ vốn làm mát cưỡng bức bằng không khí nên không "hoàn hảo" lắm, nay có nguy cơ càng mất cân bằng vì có thêm 1 nguồn nhiệt để gần, chia sẻ phần không khí lam mát của động cơ. Hơn nữa, việc giải nhiệt của bản thân dàn nóng cũng sẽ khó tốt vì hạn chế về mặt không gian này...!
b. Để dàn nóng ở phía trước : em nghĩ sẽ làm mát tốt hơn vì phía trước xe Bọ vốn rộng rãi, nhưng cũng sẽ có trở ngại như các bác đã nói là vướng chỗ để bánh xơ cua, ngoài ra em nghĩ là cái Dàn nóng nó "hâm nóng" cái bình xăng lên có lẽ cũng không hay lắm. Vả lại, Capo trước của Bọ lại bít bùng, muốn đảm bảo kỹ thuật thì phải làm vài lỗ "thông gío" mới tốt, sợ ảnh hưởng tới khía cạnh Nguyên bản của các bác chơi xe Cổ chăng? Hơn nữa việc lắp dàn nóng ở phía trước còn gặp phải nhiều trở ngại khi đi đường ống, phải "đục khóet" thêm ở mặt dừng xe và rõ là sẽ tốn kém ( ống, Gas, công thợ...) hơn...
2. Nếu là em, em sẽ chấp nhận để dàn nóng ở phía trước cho đạt yêu cầu kỹ thuật chính là Giải nhiệt dàn nóng tốt mà không ảnh hưởng cân bằng nhiệt của động cơ, có thể sẽ phải chế thêm vài " lá sách" hay gì đó ở mũi xe để thông gió tốt nhưng nếu bác nào có mắt thẩm mỹ thì cũng có thể kết hợp coi như là "độ" thêm tí đỉnh cho đẹp xe. Các tốn kém phát sinh chắc cũng không quá nhiều và cũng là chỉ 1 lần, em nghĩ cũng ổn thôi....!