Em cần làm hoàn thiện / nội thất cho 1 căn nhà hơn 300m2. Em dự định lắp đặt hệ thống máy lanh trung tâm như thế này
http://dienlanhanhhong.co...nguoi-my-dung-may-lanh
Bác nào có kinh nghiệm và có thể cung cấp được thì tư vấn giúp em nhé. Em thấy ở VN nhà riêng ít ai sử dụng hệ thống máy lạnh VRV / VRF thế này.
Cách người Mỹ dùng máy lạnh
Nhiệt độ trong nhà đồng đều khi di chuyển từ phòng này qua phòng khác, nơi này qua nơi khác ở trong nhà làm cho bạn có cảm giác dễ chịu dù đang ở bất kỳ đâu trong nhà. Không bao giờ còn bị gió lạnh thổi thẳng vào người.
Người dân Hoa Kỳ vốn ưa thích sự tiện lợi, thoải mái và rất thực dụng. Họ luôn tìm tòi, cải tiến và sáng chế ra những máy móc, thiết bị, cách làm việc tốt hơn để làm cho cuộc sống được dễ dàng hơn, tiện nghi hơn, thoải mái hơn. Họ không hài lòng với những gì mình đang có mà muốn hơn thế nữa.
Tốc độ các sáng chế, cải tiến được áp dụng trong việc sản xuất ra các sản phẩm mới khá nhanh. Có thể nói xã hội Hoa Kỳ là một xã hội vận động không ngừng. Cứ một khoảng thời gian ngắn vài tuần lại thấy có sản phẩm mới cải tiến được chào bán,các công ty, công sở lại có cung cách làm việc mới tiến bộ hơn, nhanh chóng hiệu quả hơn. Chính vì thế mà người tiêu dùng Hoa Kỳ không cưỡng lại được việc móc hầu bao ra chi cho mua sắm các sản phẩm mới. Chính vậy mà Hoa Kỳ được mệnh danh là thị trường tiêu dùng có doanh số đứng đầu thế giới.
Vậy, người Mỹ họ dùng loại máy lạnh nào ? nhu cầu đòi hỏi của họ đối với hệ thống lạnh thế nào ? họ có sử dụng các hệ thống máy lạnh giống chúng ta đang xài không ?
(Máy lạnh trung tâm dân dụng tại Hoa Kỳ)
Người Mỹ quan niệm nhà tốt là căn nhà mà bất luận bên ngoài mưa hay gió, nóng hay lạnh, ồn ào hay yên tĩnh, sạch sẽ hay bụi bặm thì trong nhà luôn luôn phải là nơi sạch sẽ, thoải mái, an toàn để nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và thưởng thức cuộc sống. Căn nhà mà bạn không phải quan tâm tới chuyện ngày mai nhiệt độ sẽ nóng tới 40 độ C làm bạn mất ngủ , hay ngày mai tuyết rơi lạnh giá khiến bạn phải ngần ngại chui ra khỏi chăn vào buổi sáng để đi làm. Người Mỹ phân biệt rất rõ ràng : Indoor và Outdoor. Trong nhà mà cũng như bên ngoài trời là không được. Chính vì lẽ đó hệ thống máy lạnh trong nhà người dân Hoa Kỳ khá đặc biệt.
(Máy lạnh trung tâm bố trí tại tầng hầm một căn biệt thự)
Từ khoảng 15 năm trở lại đây người Mỹ đã ngừng sử dụng các máy lạnh treo tường, máy lạnh gắn cửa sổ mà chuyển qua sử dụng máy lạnh trung tâm dân dụng. Cho tới hôm nay, khi bạn mua nhà mới, nhà biệt thự hay căn hộ, hoặc đi mướn nhà thì nghiễm nhiên căn nhà đã gắn máy lạnh trung tâm. Toàn bộ căn nhà đều được làm mát thay vì chỉ từng phòng như chúng ta vẫn hay làm đối với điều hoà ở Việt Nam.
Hãy khoan bàn về việc tiết kiệm năng lượng vì người Mỹ có cách tiết kiệm theo kiểu của họ. Trước hết hay xem xét các ưu điểm của hệ thống này :
Nhiệt độ trong nhà đồng đều khi di chuyển từ phòng này qua phòng khác, nơi này qua nơi khác ở trong nhà làm cho bạn có cảm giác dễ chịu dù đang ở bất kỳ đâu trong nhà. Không bao giờ còn bị gió lạnh thổi thẳng vào người.
(Miệng gió bố trí dọc theo hành lang làm nhiệt độ đồng đều)
(Miệng gió bố trí cạnh cửa ra ban công chặn lối vào của hơi nóng/lạnh)
(Miệng gió)
(Cửa hồi)
(Cửa hồi gió)
(Cửa hồi gió)
Toàn bộ căn nhà được điều hoà tức là được lọc bụi, hút mùi, hút ẩm và làm mát, ở một nhiệt độ và độ ẩm tốt nhất cho sức khỏe, do đó các vấn đề mắc bệnh do ảnh hưởng thời tiết hoặc thay đổi mùa đối với người già và trẻ nhỏ giảm đi rất nhiều. Đồ đạc trong nhà sạch sẽ , thơm tho và khô ráo, không bị rỉ sét, phai màu do ẩm mốc.
Máy lạnh đặt ở phòng kỹ thuật, gầm cầu thang, trong gara, nhà kho… miệng gió nếu không để ý thì gần như không nhìn thấy, không còn dàn lạnh, cục lạnh treo trên tường nên thoải mái décor căn nhà theo ý. Chúng ta gần như quen và không có vấn đề gì khi có 1 dàn lạnh treo trên tường phòng khách hoặc phòng ngủ hoặc dàn lạnh cassette giữa trần nhà nhưng đối với người Mỹ thì đó là điều không thể chấp nhận được.
(Một chiếc máy lạnh khác tại gầm cầu thang của nhà phố, thùng tròn bên trái là nước nóng trung tâm không liên quan tới máy lạnh)
(Một cái lọc bụi MERV 10 của Honeywell)
Thay thế lọc bụi đơn giản
Người Mỹ do hiệu suất của máy nén bằng chỉ số SEER (xem thêm : http://en.wikipedia.org/w...ergy_efficiency_ratio) thay vì COP. Kể từ năm 2006, các hệ thống lạnh trung tâm gia đình có SEER nhỏ hơn 13 đã không được phép bán ở Hoa Kỳ. Các hệ thống máy lạnh treo tường hoặc gắn cửa sổ có SEER = 10 lại không chịu sự chi phối của luật này. Tuy nhiên do không phù hợp với thói quen sử dung của người Mỹ và chúng quá hao điện nên đã từ từ đào thải. Các hệ thống máy lạnh phổ biến ở Hoa Kỳ thường có hệ số SEER = 14 hoặc 16. Hệ thống cao cấp hơn có SEER lên tới 20 tuy nhiên giá thành vẫn còn cao.
Nhược điểm của hệ thống lạnh trung tâm này ngoài giá thành đầu tư ban đầu cao, theo tôi là chiếm nhiều diện tích vì ống dẫn hơi lạnh của nó khá to và cồng kềnh. Do đó hệ thống điều hoà này luôn được thiết kế và lắp đặt ngay từ thời điểm xây dựng hoặc tân trang cải tạo ngôi nhà.
Chủ nhân không thể đi mua mang về tự gắn hoặc thuê thợ ngoài đường lắp đặt như ở Việt Nam. Các thợ điện lạnh ở Mỹ phải qua một kỳ thi kiểm tra để được cấp chứng chỉ hành nghề rồi mới được phép đi làm. Qua đó họ nắm được các quy định của quốc gia trong ngành nghề của họ. Chẳng hạn như theo quy định của tiểu bang Baltimore thì việc xả khí R-22 dư ra ngoài không khí sẽ bị phạt lần đầu 2600$, tái phạm sẽ bị phạt gấp đôi và treo giấy phép hành nghề 3 tháng. Công ty vi phạm thì còn bị phạt nặng hơn.
Việc tính toán công suất của hệ thống lạnh, bố trí, thi công lắp đặt hoàn toàn dưới bàn tay chuyên nghiệp.
Vấn đề cuối cùng trước khi kết thúc bài viết này là : yếu tố cơ bản gì khiến người Mỹ làm lạnh cả căn nhà của họ để có một cuộc sống thoải mái tiện nghi đích thực mà lại tiết kiệm năng lượng, khiến cho ai cũng có thể xài điều hoà trung tâm xả láng như vậy ? (hầu như không tắt máy lạnh bao giờ).
Việc tiết kiệm điện tuyệt nhiên không phải là bằng những khẩu hiệu hô hào chung chung, điều mấu chốt nằm ở chỗ, căn nhà của Mỹ là một căn nhà được tính toán, thiết kế, thi công hết sức khoa học và nó là những căn nhà rất Energy Efficient (tạm dịch là hiệu quả năng lượng).
(Căn nhà đang được xây dựng)
http://dienlanhanhhong.co...nguoi-my-dung-may-lanh
Bác nào có kinh nghiệm và có thể cung cấp được thì tư vấn giúp em nhé. Em thấy ở VN nhà riêng ít ai sử dụng hệ thống máy lạnh VRV / VRF thế này.
Cách người Mỹ dùng máy lạnh
Nhiệt độ trong nhà đồng đều khi di chuyển từ phòng này qua phòng khác, nơi này qua nơi khác ở trong nhà làm cho bạn có cảm giác dễ chịu dù đang ở bất kỳ đâu trong nhà. Không bao giờ còn bị gió lạnh thổi thẳng vào người.
Người dân Hoa Kỳ vốn ưa thích sự tiện lợi, thoải mái và rất thực dụng. Họ luôn tìm tòi, cải tiến và sáng chế ra những máy móc, thiết bị, cách làm việc tốt hơn để làm cho cuộc sống được dễ dàng hơn, tiện nghi hơn, thoải mái hơn. Họ không hài lòng với những gì mình đang có mà muốn hơn thế nữa.
Tốc độ các sáng chế, cải tiến được áp dụng trong việc sản xuất ra các sản phẩm mới khá nhanh. Có thể nói xã hội Hoa Kỳ là một xã hội vận động không ngừng. Cứ một khoảng thời gian ngắn vài tuần lại thấy có sản phẩm mới cải tiến được chào bán,các công ty, công sở lại có cung cách làm việc mới tiến bộ hơn, nhanh chóng hiệu quả hơn. Chính vì thế mà người tiêu dùng Hoa Kỳ không cưỡng lại được việc móc hầu bao ra chi cho mua sắm các sản phẩm mới. Chính vậy mà Hoa Kỳ được mệnh danh là thị trường tiêu dùng có doanh số đứng đầu thế giới.
Vậy, người Mỹ họ dùng loại máy lạnh nào ? nhu cầu đòi hỏi của họ đối với hệ thống lạnh thế nào ? họ có sử dụng các hệ thống máy lạnh giống chúng ta đang xài không ?
(Máy lạnh trung tâm dân dụng tại Hoa Kỳ)
Người Mỹ quan niệm nhà tốt là căn nhà mà bất luận bên ngoài mưa hay gió, nóng hay lạnh, ồn ào hay yên tĩnh, sạch sẽ hay bụi bặm thì trong nhà luôn luôn phải là nơi sạch sẽ, thoải mái, an toàn để nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và thưởng thức cuộc sống. Căn nhà mà bạn không phải quan tâm tới chuyện ngày mai nhiệt độ sẽ nóng tới 40 độ C làm bạn mất ngủ , hay ngày mai tuyết rơi lạnh giá khiến bạn phải ngần ngại chui ra khỏi chăn vào buổi sáng để đi làm. Người Mỹ phân biệt rất rõ ràng : Indoor và Outdoor. Trong nhà mà cũng như bên ngoài trời là không được. Chính vì lẽ đó hệ thống máy lạnh trong nhà người dân Hoa Kỳ khá đặc biệt.
(Máy lạnh trung tâm bố trí tại tầng hầm một căn biệt thự)
Từ khoảng 15 năm trở lại đây người Mỹ đã ngừng sử dụng các máy lạnh treo tường, máy lạnh gắn cửa sổ mà chuyển qua sử dụng máy lạnh trung tâm dân dụng. Cho tới hôm nay, khi bạn mua nhà mới, nhà biệt thự hay căn hộ, hoặc đi mướn nhà thì nghiễm nhiên căn nhà đã gắn máy lạnh trung tâm. Toàn bộ căn nhà đều được làm mát thay vì chỉ từng phòng như chúng ta vẫn hay làm đối với điều hoà ở Việt Nam.
Hãy khoan bàn về việc tiết kiệm năng lượng vì người Mỹ có cách tiết kiệm theo kiểu của họ. Trước hết hay xem xét các ưu điểm của hệ thống này :
Nhiệt độ trong nhà đồng đều khi di chuyển từ phòng này qua phòng khác, nơi này qua nơi khác ở trong nhà làm cho bạn có cảm giác dễ chịu dù đang ở bất kỳ đâu trong nhà. Không bao giờ còn bị gió lạnh thổi thẳng vào người.
(Miệng gió bố trí dọc theo hành lang làm nhiệt độ đồng đều)
(Miệng gió bố trí cạnh cửa ra ban công chặn lối vào của hơi nóng/lạnh)
(Miệng gió)
(Cửa hồi)
(Cửa hồi gió)
(Cửa hồi gió)
Toàn bộ căn nhà được điều hoà tức là được lọc bụi, hút mùi, hút ẩm và làm mát, ở một nhiệt độ và độ ẩm tốt nhất cho sức khỏe, do đó các vấn đề mắc bệnh do ảnh hưởng thời tiết hoặc thay đổi mùa đối với người già và trẻ nhỏ giảm đi rất nhiều. Đồ đạc trong nhà sạch sẽ , thơm tho và khô ráo, không bị rỉ sét, phai màu do ẩm mốc.
Máy lạnh đặt ở phòng kỹ thuật, gầm cầu thang, trong gara, nhà kho… miệng gió nếu không để ý thì gần như không nhìn thấy, không còn dàn lạnh, cục lạnh treo trên tường nên thoải mái décor căn nhà theo ý. Chúng ta gần như quen và không có vấn đề gì khi có 1 dàn lạnh treo trên tường phòng khách hoặc phòng ngủ hoặc dàn lạnh cassette giữa trần nhà nhưng đối với người Mỹ thì đó là điều không thể chấp nhận được.
(Một chiếc máy lạnh khác tại gầm cầu thang của nhà phố, thùng tròn bên trái là nước nóng trung tâm không liên quan tới máy lạnh)
- Bảo dưỡng đơn giản vì chỉ có 1 hoặc 2 thiết bị cho cả căn nhà và thường đặt ở gần gara hoặc phòng kỹ thuật nên việc vệ sinh, bảo dưỡng, hoặc chảy nước (nếu có) không ảnh hưởng tới sinh hoạt của chủ nhân. Công việc bảo trì duy nhất cần làm là cứ khoảng 60-90 ngày các bà nội trợ đi ra siêu thị mua 1 cái lọc bụi mới về, rút lọc bụi cũ ra bỏ đi và thay vào cái mới. Lọc bụi thì có rất nhiều hãng sản xuất, ai thích mùi hương gì trong nhà thì gắn thêm mùi đó vào cái lọc bụi và căn nhà sẽ thơm ngát khi hệ thống lạnh hoạt động.
(Một cái lọc bụi MERV 10 của Honeywell)
Thay thế lọc bụi đơn giản
- Chẳng ai ưa những thứ phức tạp hay hỏng hóc. Người Mỹ luôn đặt vấn đề Peace Of Mind lên hàng đầu vì thế các hệ thống lạnh này hoạt động rất bền bỉ. Do cấu tạo tương đối đơn giản giống như loại split 2 cục thông thường nên nó rất ít hỏng. Mặc dù hệ thống được bảo hành 10 năm nhưng hầu như trong thời gian này nhân viên bảo dưỡng ít khi phải có mặt. Hệ thống được hàn acetylene và kiểm tra rò rất kỹ trước khi bàn giao. Trong khâu thiết kế và lắp đặt đều phải theo quy định đã thành chuẩn của tiểu bang và chuẩn quốc gia, không được làm tắt. Phần điều khiển đều thông qua tín hiệu analog đơn giản hơn điều khiển bằng tín hiệu số nên ít khi bị hỏng hóc hoặc bị treo cứng. Cũng một phần vì lý do này nên Hoa Kỳ thích phát triển loại compresor digital scroll hơn và loại công nghệ biến tần inverter không được chào đón lắm ở Hoa Kỳ. Do đặc điểm luật chống độc quyền của Hoa Kỳ quy định nên hầu hết sản phẩm của các hãng đều tương thích với nhau và tuân thủ các chuẩn của quốc gia. Do đo bất cứ bộ phận nào bị hỏng : từ dàn lạnh, động cơ quạt, các vcd, điều khiển nhiệt độ v..vv thì có thể mua sản phẩm thay thế của hãng khác tương thích hoàn toàn với các quy định về kích thước, màu dây, cách đấu dây v.vv.
- Khi đi vắng nhà hệ thống ventilation và dehumidifier vẫn tiếp tục hoạt động theo chương trình cài đặt giúp cho căn nhà vẫn sạch sẽ, khô ráo, thơm tho dù đóng cửa. Chủ nhân trở về là ở được ngay.
Người Mỹ do hiệu suất của máy nén bằng chỉ số SEER (xem thêm : http://en.wikipedia.org/w...ergy_efficiency_ratio) thay vì COP. Kể từ năm 2006, các hệ thống lạnh trung tâm gia đình có SEER nhỏ hơn 13 đã không được phép bán ở Hoa Kỳ. Các hệ thống máy lạnh treo tường hoặc gắn cửa sổ có SEER = 10 lại không chịu sự chi phối của luật này. Tuy nhiên do không phù hợp với thói quen sử dung của người Mỹ và chúng quá hao điện nên đã từ từ đào thải. Các hệ thống máy lạnh phổ biến ở Hoa Kỳ thường có hệ số SEER = 14 hoặc 16. Hệ thống cao cấp hơn có SEER lên tới 20 tuy nhiên giá thành vẫn còn cao.
Nhược điểm của hệ thống lạnh trung tâm này ngoài giá thành đầu tư ban đầu cao, theo tôi là chiếm nhiều diện tích vì ống dẫn hơi lạnh của nó khá to và cồng kềnh. Do đó hệ thống điều hoà này luôn được thiết kế và lắp đặt ngay từ thời điểm xây dựng hoặc tân trang cải tạo ngôi nhà.
Chủ nhân không thể đi mua mang về tự gắn hoặc thuê thợ ngoài đường lắp đặt như ở Việt Nam. Các thợ điện lạnh ở Mỹ phải qua một kỳ thi kiểm tra để được cấp chứng chỉ hành nghề rồi mới được phép đi làm. Qua đó họ nắm được các quy định của quốc gia trong ngành nghề của họ. Chẳng hạn như theo quy định của tiểu bang Baltimore thì việc xả khí R-22 dư ra ngoài không khí sẽ bị phạt lần đầu 2600$, tái phạm sẽ bị phạt gấp đôi và treo giấy phép hành nghề 3 tháng. Công ty vi phạm thì còn bị phạt nặng hơn.
Việc tính toán công suất của hệ thống lạnh, bố trí, thi công lắp đặt hoàn toàn dưới bàn tay chuyên nghiệp.
Vấn đề cuối cùng trước khi kết thúc bài viết này là : yếu tố cơ bản gì khiến người Mỹ làm lạnh cả căn nhà của họ để có một cuộc sống thoải mái tiện nghi đích thực mà lại tiết kiệm năng lượng, khiến cho ai cũng có thể xài điều hoà trung tâm xả láng như vậy ? (hầu như không tắt máy lạnh bao giờ).
Việc tiết kiệm điện tuyệt nhiên không phải là bằng những khẩu hiệu hô hào chung chung, điều mấu chốt nằm ở chỗ, căn nhà của Mỹ là một căn nhà được tính toán, thiết kế, thi công hết sức khoa học và nó là những căn nhà rất Energy Efficient (tạm dịch là hiệu quả năng lượng).
(Căn nhà đang được xây dựng)
Last edited by a moderator: