Hạng D
29/3/17
1.543
14.041
113
Chả ai kêu gào cả bác ơi, bác đang hiểu sai ý em rồi đó, giá xe giảm thì các chi phí khác như vật tư thay thế phải giảm theo chứ, xe thì giảm giá nhưng khi đi bảo dưỡng thì nó vặt lông lại bù qua, ý em nói là vậy đó. Túm lại thằng Hải nó cũng giống như mất thằng khác toàn hút máu dân VN, ăn dày như nhau, nên đừng có nâng nó quá không nên. Cứ nghỉ nó hạ giá xe mới để dân VN mình được nhờ nhưng éo phải vậy, hạ giá lùa gà vào chuồng càng nhiều càng tốt, còn được tiến thơm là yêu dân VN đồng hành cùng dân VN, éo mẹ sau đó đi bảo dưỡng nó bắt từng con một ra nó vặt từng cộng lông không thương tiếc, mà nó đã hạ giá xe mới thì xe cũ cũng bị mất giá thê thảm theo nên muốn bán đổi qua hãng khác cũng không nỡ vì lỗ thê thẩm quá nên đành chấp nhận đi luôn cho đến khi nào có đủ 100% tiền mua xe mới mới dám đổi xe mới, đem cái xe của thằng Hải đem tặng bà con còn hay hơn đem bán lại cho người lạ. Rồi chấp nhận để cho nó vặt lông gà mỗi khi đi bảo dưỡng, chả lẻ vì 10 triệu bảo dưỡng mà lại đi bán cái xe lỗ gấp vài chục lần số tiền bảo dưỡng nên đành ngậm bù hòn chịu trận. Chính sách ghê gớm của lãi hải mafia. Nên mọi người đừng bị chúng nó lừa nhé. Em sẽ đổi xe mới nhưng chắc chắn trong đầu em xe của lão Hải em loại đầu tiên khi đổi xe, hihihi
Chính xác, cái nữa ai chửi em chịu, chứ cái thiết kế kodo của mazda từ 2,3,6, rồi cx3, cx5, cx9 y hệt như cái phim hoạt hình toy car gì ấy của nhật, nhìn mới thì lạ, vài bữa o thấy form đẹp chỗ nào
 
Hạng D
22/3/14
1.099
618
113
45
Biên Hoà, Đồng Nai
Nghịch lý ôtô Việt: khách hàng thích xe giá rẻ lại chọn mua xe không rẻ
Giá bán lẻ là một yếu tố “nhạy cảm” đối với người tiêu dùng. Và luôn có những tác động đáng kể đến kế hoạch, kết quả kinh doanh của mỗi nhà cung cấp.

By Nguyễn Ngọc - Tháng Năm 31, 2017
Nghịch lý ôtô Việt: khách hàng thích xe giá rẻ lại chọn mua xe không rẻ
Nghịch lý ôtô Việt: khách hàng thích xe giá rẻ lại chọn mua xe không rẻ
Tại thị trường ôtô Việt Nam, giá bán lẻ là một yếu tố “nhạy cảm” đối với người tiêu dùng. Và theo đó, luôn có những tác động đáng kể đến kế hoạch và kết quả kinh doanh của mỗi nhà cung cấp.

Tuy nhiên, từ tâm lý về giá xe đến quyết định cuối cùng cho hoạt động mua sắm của mỗi người tiêu dùng lại ẩn chứa những nghịch lý. Mà thậm chí, bản thân từng người tiêu dùng cũng khó giải thích. Và bởi vậy, thành công hay thất bại của mỗi mẫu xe, mỗi hãng xe khi về thị trường Việt Nam đôi khi khác rất xa so với “kịch bản”.

Thực tế khác xa kỳ vọng

Giai đoạn nửa cuối thập niên 2000, một “trào lưu” ôtô giá rẻ đã bùng lên với sự xuất hiện của một loạt các thương hiệu được coi là giá rẻ như Lifan, Chery, Tobe, BYD hay thậm chí Tata cũng lên kế hoạch gia nhập.

Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn với dân số khoảng 90 triệu người và tỷ lệ người sở hữu xe ôtô còn thấp. Vì vậy, bên cạnh phân khúc sản phẩm cao cấp hoặc hạng trung thì xe ở các phân khúc thấp hơn hay dân gian thường gọi là “xe cỏ” vẫn còn nhiều “đất diễn”. Ít nhất là trong tâm lý và nhu cầu của nhiều người tiêu dùng về các loại xe giá thấp, đổi lại không đòi hỏi cao về mẫu mã và chất lượng.

Với người tiêu dùng Việt Nam, nhu cầu về một chiếc ôtô chỉ cần đủ để… che mưa che nắng và đổi lại là giá phải rẻ là không ít. Tâm lý này được xem như một chỉ dẫn đầy hứa hẹn với các thương hiệu xe giá rẻ.

Thế Duy, nhân viên bán hàng Toyota đã từng có thời gian bán xe Chery thuộc hệ thống VMC. Anh nhận định đa số người tiêu dùng Việt Nam đều có tâm lý thích xe ô tô giá rẻ song lại chọn mua xe cao cấp hơn.

“Một tỷ lệ lớn người tiêu dùng tôi từng giao dịch có tâm lý chung là sau khi tìm hiểu, họ đến để mua xe giá rẻ thì cuối cùng, hợp đồng lại ký mua xe khác”, Duy chia sẻ.

Ôtô giá rẻ đã thất bại tại thị trường Việt Nam. Đó là một thực tế được chứng minh bởi sự rút lui của gần như toàn bộ các thương hiệu ôtô giá rẻ đã từng gia nhập thị trường.

Lifan là thương hiệu từng có màn ra mắt thị trường sớm nhất và cũng rầm rộ nhất vào năm 2008. Thậm chí hãng xe này cũng đã có kế hoạch mở nhà máy sản xuất, lắp ráp ngay tại Việt Nam. Song cũng chỉ khoảng 3 năm sau đó, cái tên Lifan đã trở nên nhạt nhòa. Đến nay, những chiếc xe mang thương hiệu Trung Quốc đã gần như vắng bóng.

Dẫu sao Lifan vẫn là thương hiệu được cho là… ít thất bại hơn. Chery, BYD hay Tobe thậm chí còn “mất tích” sớm hơn, cho dù các nhà phân phối đã rất nỗ lực trong các hoạt động marketing hay kể cả áp dụng các chế độ bảo hành khá tốt nhằm chứng minh chất lượng xe không tệ như câu thành ngữ “tiền nào của nấy”.

Lifan là thương hiệu từng có màn ra mắt thị trường sớm nhất
Lifan là thương hiệu từng có màn ra mắt thị trường sớm nhất
Thương hiệu Tata đình đám đến từ Ấn Độ lại có chút “may mắn” khi lên kế hoạch gia nhập thị trường muộn. Thời điểm TMT Motors chuẩn bị cho sự xuất hiện của Tata Nano cũng là lúc các thương hiệu xe giá rẻ khác rút lui. Bởi vậy, Tata đã “kịp thời” dừng lại ngay trước những khó khăn đã được báo trước.

Thất bại của các thương hiệu xe giá rẻ cho thấy một nghịch lý rất dễ hiểu ở thị trường ôtô Việt Nam. Đó là, cho dù nhu cầu xe giá rẻ là rất lớn nhưng đơn giản cũng chỉ là… nhu cầu. Còn trên thực tế, người tiêu dùng có mua hay không hoặc sức mua có tương xứng với nhu cầu (ít nhất là theo kết quả thăm dò thị hiếu được các hãng xe thực hiện) lại là chuyện hoàn toàn khác.

Cũng theo Duy, hầu hết những người tiêu dùng này đều cho rằng, xe giá rẻ nhưng chất lượng và mẫu mã cũng phải đảm bảo ít nhất là ở mức… chấp nhận được. Quan trọng hơn, niềm tin chất lượng của xe giá rẻ không lớn, họ lo ngại sẽ phải “hầu hạ” chiếc xe thay vì chiếc xe phục vụ họ. Từ đó, họ thường cố mua chiếc xe có giá cao hơn so với chính khả năng tài chính của họ.

Một đi khó quay về

Ôtô giá rẻ đã thất bại tại thị trường Việt Nam. Nhưng Việt Nam vẫn là một thị trường ôtô còn nhiều tiềm năng và nhu cầu mua xe giá rẻ của người tiêu dùng vẫn lớn. Nhất là nhóm người tiêu dùng mua xe lần đầu và người tiêu dùng có thu nhập chưa cao.

Theo logic thông thường, có nhu cầu thì cần có nguồn cung. Vấn đề nằm ở chỗ, các thương hiệu xe giá rẻ liệu còn có cơ hội thành công nữa không? Và các thương hiệu đã từng phải rút lui liệu còn cơ hội quay trở lại? Câu trả lời nằm ở tâm lý người tiêu dùng.

Trên thực tế, đã có không ít người tiêu dùng mua các loại xe giá rẻ, từ Lifan, BYD đến Chery hay Tobe. Giai đoạn nửa cuối thập niên 2000, những chiếc xe giá rẻ vẫn xuất hiện thường xuyên trên đường phố. Nhưng đến nay, tìm mỏi mắt mới có thể… may mắn bắt gặp một chiếc Lifan 520 hay chiếc Chery QQ3 từng một thời được giới thiệu rầm rộ.

Khi được hỏi, đa số người tiêu dùng từng sử dụng một trong các loại xe này đều cho rằng họ đã thực sự rước về một “cục nợ”.

Anh Tuấn ở Thanh Trì (Hà Nội) cho biết đã từng mua một chiếc Lifan 520 vào năm 2009. Nhưng chỉ 2 năm sau đó, anh đã tìm mọi cách để “đẩy” chiếc xe này sang cho một khách hàng ở Bắc Ninh.

Theo anh Tuấn, những chiếc xe Lifan có mẫu mã… không đến nỗi nào nhưng chất lượng lại dở tệ. Chỉ sau hơn một năm sử dụng, chiếc xe của anh bắt đầu rệu rã. Sang năm thứ hai, xe bắt đầu “ngốn” xăng và các bộ phận như sẵn sàng rời ra bất kỳ lúc nào. Khi bạn bè hỏi xe thế nào, anh hay đùa “xe tốt, mọi thứ đều kêu, chỉ mỗi còi không kêu”.

Thêm một rào cản nữa là hệ thống dịch vụ của các hãng xe giá rẻ. Anh Thắng ở Hà Đông (Hà Nội) kể, sau khi VMC mở đại lý Chery gần nơi anh ở, anh đến tham khảo và quyết định mua chiếc QQ3.

Thời điểm TMT Motors chuẩn bị cho sự xuất hiện của Tata Nano cũng là lúc các thương hiệu xe giá rẻ khác rút lui.
Thời điểm TMT Motors chuẩn bị cho sự xuất hiện của Tata Nano cũng là lúc các thương hiệu xe giá rẻ khác rút lui.
Quãng thời gian đầu sử dụng, chiếc xe vận hành khá ổn, cũng không thua kém nhiều so với Kia Morning hay Chevrolet Spark. Nhưng sau 3 năm, xe trục trặc liên tục và quan trọng hơn, anh luôn rất vất vả khi đi sửa chữa, bảo dưỡng. Khi xe hết bảo hành thì cũng là lúc anh không tìm thấy đại lý mà anh từng mua xe đâu nữa.

Chất lượng xe thấp, hệ thống dịch vụ vừa thiếu vừa yếu và thực tế là sau một thời gian, người sử dụng tìm mỏi mắt không thấy xưởng dịch vụ chính hãng nào. Đó là một thực tế mà những người tiêu dùng đã từng mua xe giá rẻ đang phải chấp nhận.

Đa số các loại xe từng có mặt tại thị trường Việt Nam đều có mức giá trên dưới 300 triệu. Với số tiền này, người tiêu dùng hoàn toàn có thể “cố” để mua một chiếc xe cao cấp hơn, ít nhất là để được đảm bảo hơn về quyền lợi và sử dụng dịch vụ.

Anh Thắng cho rằng, giữa một chiếc xe giá rẻ và một chiếc xe giá thấp nhất của thương hiệu khác, khoảng chênh lệch là không nhiều. Hiện tại anh đang sử dụng một chiếc Hyundai Grand i10 có giá 360 triệu đồng, còn “cục nợ” QQ3 anh cho thuê tập lái.

“Khoản chênh lệch 100 triệu giữa chiếc xe giá rẻ với xe giá… không rẻ vẫn là quá cao để “mua” lấy sự bực mình trong quá trình sử dụng. Tính ra, trong 5 năm sử dụng chiếc QQ3, số tiền sửa chữa, thay đồ cũng đã vượt quá khoản chênh lệch kia. Thế thì xe giá rẻ đâu còn rẻ nữa”, anh Thắng nói.

Thị trường ôtô Việt Nam đã quen và cũng đã “vấp váp” với dòng xe giá rẻ. Chất lượng đem đến một nỗi e ngại lớn cho người sử dụng và rất khó để họ sử dụng chiếc xe tương tự thêm một lần nữa. Đó rõ ràng là một rào cản cho sự trở lại của những thương hiệu xe giá rẻ.
 
Hạng D
22/3/14
1.099
618
113
45
Biên Hoà, Đồng Nai
Giá xe Mazda CX-5 giảm sâu, đối thủ khó lòng theo kịp
Hiện tại các mẫu xe được xem là đối thủ của Mazda CX-5 tuy đã có điều chỉnh về giá bán nhưng khoảng cách vẫn còn khá xa so với mẫu xe này.

By Nguyễn Ngọc - Tháng Năm 30, 2017
Giá xe Mazda CX-5 giảm sâu, đối thủ khó lòng theo kịp
Giá xe Mazda CX-5 giảm sâu, đối thủ khó lòng theo kịp
Theo tìm hiểu, giá xe Mazda CX-5 hiện đang quá hấp dẫn đối với khách hàng ở phân khúc crossover 5 chỗ. Bản CX-5 2.5L 2WD đang có giá bán 865 triệu đồng. Hiện phiên bản cao cấp nhất 2.5L 4WD dẫn động 4 bánh toàn thời gian đang có giá 910 triệu đồng. Còn phiên bản thấp nhất Mazda CX-5 2.0L 2WD đang có mức giá chào bán chỉ có 815 triệu. Bên cạnh đó, các xe Mazda CX-5 bán ra đều được tặng 1 năm bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Giá xe CX-5 và các ưu đãi được cập nhật mới tại các đại lý Mazda
Giá xe CX-5 và các ưu đãi được cập nhật mới tại các đại lý Mazda
Hiện tại các mẫu xe được xem là đối thủ của Mazda CX-5 tuy đã có điều chỉnh về giá bán nhưng khoảng cách vẫn còn khá xa so với mẫu xe này.

Với Honda CR-V, mức chênh lệch so với CX-5 hiện tại còn cao hơn. Theo đó, CR-V 2.0 có giá 1,008 tỷ đồng và bản 2.4L có giá 1,158 tỷ đồng cuối cùng là bản nâng cấp mới có giá 1,178 tỷ đồng. Tuy nhiên khác với 2 đối thủ kể trên, Honda CR-V được nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) từ Thái Lan nên việc có giá thành cao hơn cũng là điều dễ hiểu.

Hiện tại CR-V vẫn là mẫu xe hơi có doanh số duy trì khá ổn định tầm 200 xe/tháng. Mẫu crossover nổi tiếng của Honda cũng không cho thấy sự cạnh tranh mạnh mẽ với những đối thủ kể trên khi Honda Việt Nam vẫn không có thay đổi quá đặc biệt cho mẫu CR-V.

Hiện tại CR-V vẫn là mẫu xe hơi có doanh số duy trì khá ổn định tầm 200 xe/tháng
Hiện tại CR-V vẫn là mẫu xe hơi có doanh số duy trì khá ổn định tầm 200 xe/tháng
X-Trail cũng được Nissan Việt Nam lắp ráp trong nước (CKD) đang có giá bán cho bản 2.0L 2WD ở mức 933 triệu đồng và bản cao cấp nhất 2.5L 4WD đang có giá 1.113 tỷ đồng. Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại các xe Nissan X-Trail có thể đàm phán hạ giá thêm từ 20 – 30 triệu đồng tùy từng phiên bản.

Tuy có giảm thêm đôi chút nhưng có thể thấy giá của X-Trail vẫn đang cao hơn CX-5 khoảng gần 200 triệu cho bản cao cấp nhất. Đối với bản thấp hơn, con số này là gần 100 triệu đồng – một mức chênh lệch có thể khiến bất kỳ chủ xe nào có nhu cầu sẽ dễ dàng đưa ra quyết định chọn xe.

X-Trail cũng được Nissan Việt Nam lắp ráp trong nước
X-Trail cũng được Nissan Việt Nam lắp ráp trong nước
Vì vậy, hiện tại Mazda CX-5 vẫn là mẫu xe có doanh số bán hàng vượt trội so với các đối thủ và với những chính sách về giá kể trên, nhiều khả năng CX-5 vẫn sẽ là mẫu crossover bán chạy nhất thị trường Việt Nam trong năm 2017. Và doanh số năm 2017 của CX-5 cũng có thể sẽ vượt qua cột mốc của năm 2016.

5 (1 vote)
Cám ơn bạn đã đọc tin. Hãy giúp chúng tôi đánh giá bài viết
 
Hạng D
22/3/14
1.099
618
113
45
Biên Hoà, Đồng Nai
Những điều cần biết về túi khí xe ô tô để đảm bảo an toàn cho bản thân
Với người gặp tai nạn, điều duy nhất cứu họ chỉ có thể là túi khí. Ngày nay, túi khí là thiết bị an toàn bắt buộc trên hầu hết xe hơi.

By Nguyễn Ngọc - Tháng Năm 31, 2017
Những điều cần biết về túi khí xe ô tô để đảm bảo an toàn cho bản thân
Những điều cần biết về túi khí xe ô tô để đảm bảo an toàn cho bản thân
Với người gặp tai nạn, điều duy nhất cứu họ chỉ có thể là túi khí. Ngày nay, túi khí là thiết bị an toàn bắt buộc trên hầu hết xe ô tô. Mỹ là một trong những nước đầu tiên yêu cầu tất cả xe hơi có mặt trên thị trường đều phải có ít nhất 2 túi khí: 1 cho người lái và 1 cho hành khách phía trước. Tầm quan trọng của túi khí là không thể phủ nhận.

Túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm.

Cơ cấu hoạt động

Khi xảy ra va chạm, cảm biến có tên ACU sẽ nhận ra va chạm qua máy đo gia tốc. Sau đó kích hoạt hệ thống bơm phồng các túi khí. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h.

Trong vòng 5 giây, các khí này từ từ được thoát ra theo các lỗ nhỏ để bạn không bị mắc kẹt trong xe.

Trong vòng 5 giây, các khí này từ từ được thoát ra theo các lỗ nhỏ
Trong vòng 5 giây, các khí này từ từ được thoát ra theo các lỗ nhỏ
Biểu tượng túi khí trên táp lô

Đèn báo này sáng khi bật khóa điện và tắt đi sau khoảng 6 giây. Nếu đèn báo hiệu không sáng, hoặc không tắt trong suốt quá trình lái thì túi khí hoặc hệ thống báo gặp sự cố, cần kiểm tra túi khí ngay lập tức.

Kiểm tra túi khí trên xe

Để biết túi khí trên xe có hoạt động hay không cần chú ý đèn báo hiển thị trên mặt táp lô. Hệ thống này có chức năng theo dõi cụm cảm biến túi khí, nguồn điện và bộ bơm.

Lưu ý về hành khách

Một chú ý mà người lái thường hay mắc đó là để trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.

Tuyệt đối không cho trẻ em ngồi trên lòng người khác, đặc biệt là ghế trước. Bởi khi phanh gấp hay đổi hướng lái đột ngột, trẻ em sẽ bị văng ra theo quán tính, hết sức nguy hiểm.

Không dịch ghế quá gần đến vị trí đặt túi khí, không gác chân, đặt đồ lên khoảng không gian mà túi khí có thể bung ra. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và túi khí là 25cm.

Sử dụng an toàn

Ở Việt Nam hiện nay, khá nhiều ô tô lắp ráp trong nước cắt giảm túi khí để giảm giá thành cạnh tranh. Nên những xe này chỉ được lắp tối thiểu là 2 túi khí phía trên, đồng nghĩa với việc chỉ có 1 cảm biến túi khí được lắp ở cản trước.

thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe
thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe
Với 2 túi khí và 1 cảm biến trên, túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30km/h. Túi khí không hoạt động trong các trường hợp xe bị lật, va chạm giữa 2 xe cùng chiều, xe bị đâm ngang, xe bị đâm vào vật mảnh mà chưa chạm vào cảm biến (cột điện).

Như vậy, túi khí không phải vật hộ mệnh của lái xe trong mọi trường hợp. Vì thế, thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp bung túi khí, với tốc độ 300km/h, lực nén hoàn toàn có thể gây gãy xương cho người trưởng thành. Vì vậy, thắt dây an toàn cũng là cách để tránh va chạm mạnh với thiết bị an toàn này.
 
Tập Lái
23/3/17
35
31
18
42
Không phải đâu bác, xe sản xuất nhiều quá mà bán không được vì định xuất khẩu qua Đông Nam á mà chất lượng kém quá không đạt tiêu chuẩn các nước Đông Nam Á nên bị trả về giờ tồn đầy kho nên giảm giá để lùa gà dân VN và điều quan trọng nữa là đang làm khu đô thị Đại Quang Minh tại Quận 2 thiếu tiền nên tập trung đẩy hết hàng tồn và xe bị trả về do chất lượng kém để đầu tư tiền vào khu Đại Quang Minh.


Có link hông bác? Hay lại nghe đồn?? Giảm giá là tốt dân VN, kg giảm dễ rì mấy thằng khác giảm theo, như x-trail đới, xe giữa dòng đời, mới ra 2 tháng giảm ngay 125 củ... Bảo hành 5 năm. Liệu có hãng nào ở VN dám bảo hành như vậy kg (thông thường là 3 năm, muốn thêm 2 năm nữa phải tốn tiền gia hạn). Và kế nữa, khi có va chạm, túi khí của cx5 đều bung hết nhen, kg phải như của ai kia, bền vđ đâu. Mọi người có thể thích hay không thích thiết kế kodo của maz, nhưng túm lại. Giảm giá là tốt cho đa số dân Việt, các bác đã mua giá cao đợt đầu và các hãng cạnh tranh thì không thích điều này. Thế thôi. Còn chất lượng thì theo mình. ỔN
 
Hạng B2
6/7/13
129
83
28
Nó có 2 mặt tích cực là mọi người được hưởng lợi từ chiến lược giảm giá của Mazda, nhưng các bác mua CX5 về bữa trước bữa sau cảm giác như bị mất cắp vậy....ủng hộ
Bữa rồi tính mua CX5 nhưng nghĩ đi nghĩ lại mua CRV vì sợ cảm giác đó
Rồi bây giờ bác đã ân hận chưa. CRV giảm còn có 900tr so với cái giá bác mua tỏi mốt kìa. :))
Thiệt chứ cái bài mua xe không mất giá nó qua rồi. Sáng ngồi cafe với ông anh, ổng chém mày mua Mazda thì lo bán cắt lỗ đi, nó rớt giá kinh lắm. Mọe, mua xe đi mà mà làm như chơi chứng khoán, cắt lỗ các kiểu. :)))
 
  • Like
Reactions: phomoi