Hạng D
28/10/19
1.258
4.882
113
Anh Ba Văn là kiểu mua nguyên liệu về bỏ công chế biến thành thành phẩm rồi bán hoặc giống mấy người mua hàng lô rồi về phân loại ra bán. Còn dạng đón đầu hoặc chạy theo cơn sốt là kiểu đánh bạc chờ thời ăn chênh. 1 cái rủi ro ít nhưng lợi nhuận chậm và ít, 1 cái rủi ro lớn nhưng bù lại lợi nhuận cao và nhanh. Cái gì cũng có giá của nó.

Về cách làm thì kiểu của anh Ba Văn yêu cầu nhiều hơn về kiến thức, thời gian và...tiền mặt. Cách còn lại thì không cần gì hết, chỉ cần có ít tiền và ít máu...liều :D
Mình không nghĩ vậy. Cách anh Mười thì cần nghiên cứu rất kỹ, đến mức mình không đủ kiến thức, các bước khảo sát và so sánh quy luật để quyết định, vì vậy rất ít người...thông. Cách của anh Ba dễ làm hơn, suy luận đơn giản hơn (mình có thể bắt chước và làm được, dù chưa từng hỏi ảnh giải thích), cụ thể:
  • mua giá thấp hơn thị trường (nói chung không thể tìm được miếng nào tương tự trong 2 tháng qua giá tốt vậy, mình biết người bán phải giảm 20% so với giá họ muốn bán)
  • mua sỉ, bán lẻ. Do có chiều rộng, có thể tách thành nhiều lô lẻ.
  • đánh giá mức tăng giá theo các thời điểm, và vị trí khác nhau: như phần nhiều, trung tâm tăng trưởng trước, vùng ven tăng sau (trường hợp này được hiểu trung tâm đã/ đang tăng, nhưng đất ảnh mua chưa kịp tăng). Nhiều trường hợp vùng ven khi tăng, có mức tăng trưởng mạnh mẽ hơn trung tâm (hiện đại hóa nông thôn mới), tương tự saigon các Quận trung tâm tăng kém hơn Quận ven (Q.12, Gò Vấp, Hóc Môn, v.v...).
  • Người địa phương (không khá giả) mua được, thì chắc chắn người nơi khác/ người khá giả mua được. Trước em suy nghĩ giả sử Đà Lạt, Sapa, v.v...sẽ có những giai đoạn nếu người khá giả, người nơi khác ngoảnh mặt không mua (thực tế là giá cao quá, không hiệu quả đầu tư), thì đất sẽ bán cho ai, nếu người địa phương không đủ tiền mua...
+...nhìn thêm 1 vài yếu tố linh tinh: trước đây ông bà hay nói, cứ mặt tiền, chợ búa mà mua...vì vậy hẻm chỗ em 20 năm trước rẻ hơn mặt tiền 2/3 lần. Sau một thời gian hẻm chỉ rẻ hơn mặt tiền 1/2, có giai đoạn tỉnh nhập cư saigon ồ ạt giá hẻm tới 75% mặt tiền, gần đây về giá trị thực 65-70%. Ở khía cạnh nào đó có thể so sánh hẻm giống vùng ven, trung tâm giống mặt tiền. Trong khi ở tỉnh, phần lớn giống giai đoạn đầu saigon 20 năm trước, hẻm/ vùng ven giá rất thấp so với mặt tiền/ trung tâm (liệu quy luật tương lai có tất yếu không).
  • đất thổ cư và đất nông nghiệp: nguyên tắc là đất nông nghiệp lên thổ chứ không có chiều ngược lại. Khi lên thổ thì giá trị tăng (thổ rồi là hết chẳng chuyển tăng giá trị). Đất nông nghiệp có khuynh hướng ít lại, đất thổ có khuynh hướng nhiều thêm (tổng thì người đẻ, đất không đẻ). Cái gì khuynh hướng hiếm thì tăng giá theo quy luật cung cầu (khi vietnam nhất định không chịu nhường thế giới vị trí nông nghiệp, xuất khẩu lúa gạo).
  • giả sử các thôn, xã, huyện mật độ dân số khá thấp so với trung tâm. Như vậy có khuynh hướng tăng dân số nhanh hơn những trung tâm dân số quá đông/ quá tải. Những người nông dân tăng thêm này nếu chưa thắt ca-vạt lãnh lương vẫn cần miếng đất làm nông để sống, trong khi vài năm trước đã bán 1 phần cho anh Ba, anh Bảy (hổng có anh Mười), họ sẽ thuê/ mua lại đất quê hương họ. Trường hợp thu nhập đầu người địa phương tăng lên, hay con cái đi saigon kinh doanh thành công, khuynh hướng sẽ về quê mua đất...
  • trường hợp khủng hoảng kinh tế: nông dân vẫn là người tồn tại dai lỳ nhất. Anh Ba anh Bảy sẽ dùng kiến thức áp dụng kỹ thuật, công nghệ để làm tăng giá trị sản phẩm từ đất (biết đâu lai cây ra 5 loại trái khác nhau, hoặc năng suất vượt trội..)

Tóm lại, cách anh Mười cực khó, không nên nghĩ vì mình không hiểu nên nói 'chỉ cần tiền + máu liều).