Hạng D
18/12/07
3.456
579
113
Một truyện lượm lặt từ FB của ông bạn gửi mấy bác thư giãn đầu tuần
Đọc lại Truyện Kiều
7939771227531547.jpg

(Tạm ngưng chuyện bồ bịch, gái xinh một thời gian để tịnh tâm. Nay chuyển chủ đề nghiêm túc về Đổi mới Căn bản và Toàn diện Giáo dục để hưởng ứng lời kêu gọi của Hội nghị TW)

Suốt thời đi học, kể cả đi thi học sinh giỏi Văn, tui cũng như tất thảy mọi người đều rất quen thuộc với ý nghĩa: Kiều là nạn nhân của chế độ Phong kiến, tình yêu Kim Trọng – Thuý Kiều là tình yêu vượt lê
n số phận, Kiều là người con hiếu nghĩa, Từ Hải là anh hùng…

Cách đây mấy năm có một ông thầy, tiến sĩ về tâm lý học hay triết học gì đó hỏi tôi và cả lớp:
- Theo anh thì trong truyện Kiều ai khổ nhục nhất?
- Dễ ẹt, Kiều khổ nhục nhất…
- Sai bét, Kim Trọng là người khổ nhục nhất truyện Kiều!
- ?????

Ông tiến sĩ mới nói:
Thứ nhất, hai đứa Kiều và Trọng yêu nhau, thì Kiều là nhóm “cọc đi tìm trâu” khi “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” (Kiều giữa đêm mò qua vườn nhà Kim Trọng). Nhưng thầy cô mình thì cứ dạy học trò là Kiều yêu chân thành, bất chấp lễ giáo, ý là hy sinh cho tình yêu. Thế con gái của cô thầy như thế cô thầy sẽ nói sao?

Qua tò te tí thì chẳng lẽ mình Kim Trọng sướng còn Kiều thì không? Sướng là sướng như nhau, thậm chí khoa học hiện đại chứng minh rồi: trong vụ đó thì phụ nữ sướng hơn đàn ông gấp mấy lần, nhưng thôi cứ cho là như nhau đi, thì có gì đâu mà nâng quan điểm dữ vậy? Xem như trong vụ này là hai người bằng nhau.

Yêu nhau mà không lấy được nhau thì Kiều khổ, chẳng lẽ Kim Trọng không khổ sao? Vậy là cũng như nhau. Nhưng Kiều không lấy Kim Trọng thì được ca là “bán mình chuộc cha”, còn Kim Trọng mất Kiều có ai ca ngợi gì đâu?

Kim Trọng không lấy được Kiều thì buồn, lại bị ép lấy nhỏ em.

Ở đời có thằng đàn ông nào mà không khổ khi tối ngủ với con này (Thuý Vân) mà chỉ nghĩ đến nhỏ kia (Thuý Kiều)? Mà ròng rã mười mấy năm như vậy! Chung thuỷ chấp hành chỉ định của Kiều chỉ muốn lưu hành nội bộ anh bồ cũ của mình. Không xài thì chỉ để nhỏ em xài chứ không cho nhỏ khác, dù là chị em hàng xóm!

Trong khi đó từ ngày chia tay Kim Trọng, Kiều lên thành phố hết khoái anh Mã Giám Sinh nên bị gạt vô lầu xanh. Vô đó lại mê ông Thúc Sinh, đòi về quê kêu vợ cho cưới (nên Hoạn Thư mới ghen). Sau lại yêu ông Từ Hải. Từ Hải chết lại nhảy qua ngủ với Hồ Tôn Hiến, Hồ Tôn Hiến chạy làng thì Kiều lại trách sao mai mối cho Thổ quan!...
Nói chung là yêu đương tùm lum hết, suốt cả quãng đời 15 năm luân lạc chỉ có mỗi 1 lần ở lầu Ngưng Bích là còn nhớ đến Kim Trọng (theo như ở trường dạy học trò phân tích), nhưng cũng chỉ là “Xa xa cửa bể chiều hôm…”. Nói chung là rất vu vơ… Vậy mà các thầy, các cô và sách giáo khoa cứ dạy học trò phân tích Kiều là người tốt, vì hoàn cảnh…

Đến khi hết 15 năm luân lạc (thiệt ra là là làm gái lầu xanh và gái bao), gặp lại nhau, Kim Trọng xin cưới Kiều - bản chất là xin cưới 1 con đĩ thì bị ngay con đĩ đó từ chối.

Ông tiến sĩ - thầy tui hỏi: Vậy chứ tui hỏi mấy anh – đàn ông có thằng nào mà không nhục khi hỏi một con đĩ 15 năm lấy làm vợ mà nó còn chê không thèm lấy?
Vậy chẳng phải là Kim Trọng còn khổ nhục hơn cả Kiều sao?
Thứ đàn ông mà đĩ nó còn chê không thèm lấy nữa thì nhục nhất rồi! - Thầy tui kết luận.

Muốn biết thêm phân tích về Kiều và các nhân vật khác như Từ Hải, Hồ Tôn Hiến, Hoạn Thư… xin đón đọc kỳ sau..
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
18/12/07
3.456
579
113
Lại nói về nàng Kiều. Lâu nay ta cứ dạy học trò phân tích Kiều phải hy sanh hạnh phúc cá nhân vì “gia biến”, mà cái gia biến đó là do hậu quả của chế độ phong kiến (?), hay cụ thể là do quan quân nghe lời thằng bán tơ nên mới “đầy nhà vang tiếng ruồi xanh”:
Hàn huyên chưa kịp giã giề,
Sai nha bỗng thấy bốn bề xôn xao.
Người nách thước, kẻ tay đao;
Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.
…Đầy nhà vang tiếng ruồi xanh,
Rụng rời khung dệt, tan tành gói may.

Thế thì ông thầy tôi, tiến sĩ, hỏi lại: Cả truyện Kiều chỉ có 1 câu là gia đình Vương ông kêu oan, rồi Kiều cũng nói là oan, thế là chúng ta cứ dạy học trò là gia đình Kiều bị oan.
Tôi hỏi các anh chị, tội phạm kia (đặc biệt là tội về kinh tế), ra toà kia, từ Vinashin cho đến vụ Đại lộ Đông tây và tất thảy tội phạm có ai mà không nói mình oan không? Sao ta có thể dạy học trò cả tin đến thế? Biết đâu Vương ông (ba Thuý Kiều) làm ở hải quan, buông lỏng quản lý cho bọn bán tơ nhập lậu, trốn thuế triều đình rồi bị khai ra đường dây và bị bắt thì sao?
Có thể gia đình Kiều có tội, mà cũng có thể không. Nhưng cái nguy hiểm là ta dạy học trò nghe một chiều (lớn lên em nó làm báo cũng viết vì nghe 1 chiều thì sao? – cái này tôi tự nghĩ thêm). Ta dạy học trò lên án nhà cầm quyền (chế độ phong kiến) chỉ vì một vụ bắt bớ mà quên rằng ngày nay mở báo ra ngày nào cũng có những vụ bắt tương tự…
 
Hạng D
18/12/07
3.456
579
113
Ai là anh hùng trong truyện Kiều?
Hẳn nhiên chúng ta dạy trẻ con là Từ Hải “Râu hùm hàm én mày ngài/ Vai năm tất rộng thân mười thước cao” (Dù người có số đo hơi bị đột biến gien - chắc Xmen). Đánh thua thì tức quá mà chết đứng.
[ MFC ] Facebook & YM

Ông tiến sĩ bảo: “Mà chết đứng hay chết nằm thì cũng là chết có chi mà anh hùng!”. Này nhé, Binh pháp Tôn Tử khi nói về dũng tướng có
chia ra làm 3 loại. Loại tướng mà đánh trận thua như Đờ Cát, Thoát Hoan… thì không xếp loại rồi.
Tôn Tử binh pháp phân biệt: Tướng giỏi là tướng đánh thắng trận nhờ có đủ quân, tướng, súng ống… loại này thì không hiếm. Loại thứ 2 là tướng rất giỏi là quân ít, súng kém mà thắng giặt to súng nhiều - loại này tầm cỡ như Tướng Giáp của ta. Loại thứ 3 mới là dũng tướng thật sự - đó là không đánh mà thắng, đánh mà không mất mũi tên, hòn đạn nào, không chết thằng lính nào mới là tướng đại giỏi.
Vậy thì trong truyện Kiều người đáng được ca ngợi không phải là Từ Hải mà là Hồ Tôn Hiến. Dùng mưu kế lấy thành, thu đất, dẹp loạn không để chết một sinh linh nào, mang niềm vui đến cho bao gia đình binh sĩ… há không phải là tướng đại tài sao? Nhưng giảng văn ta lại cứ chê bai Hồ Tôn Hiến là hèn, là nhục, là bám váy đàn bà, là nham hiểm…?

Lại nói về Hồ Tôn Hiến, sau khi diệt xong Từ Hải, thấy “vợ” Từ Hải “gom” quá nên đem về dinh. Kiều cũng theo về (Nếu là vợ chính trực, thủy chung chắc Kiều đã tự tử đoạn này, nhưng trên thực tế là vẫn theo Hiến về dinh).
Sau khi vui vầy rồi sợ “quan trên trông xuống, người ta trông vào” nên Hiến đem Kiều gả cho Thổ quan. Trong truyện, thì Kiều có ý trách Hiến, ta dạy văn thì gọi đó là chuyện đồi bại của họ Hồ. Thế thì ông tiến sĩ hỏi cả hội trường đại đa số là đàn ông: “Thế có ông nào trong lớp này thấy gái đẹp mà không xao động không? (Im lặng). Hồ Tôn Hiến xao lòng với Kiều, nói ngon ngọt Kiều đi theo, mây mưa xong liệu có ông nào có nghĩa cử như họ Hồ là tìm Thổ quan (thiệt ra tương đương với chủ tịch huyện) để gả cho Kiều yên ấm tấm thân. Hay là chỉ quăng cho ít tiền (giờ là 1 vé hay 2 vé) rồi tiễn đi hay thậm chí ở vị trí như họ Hồ thì giết người diệt khẩu hay đạp cho một đạp ra cửa cũng là thường tình. Thế mà họ Hồ cư xử như vậy sao gọi là độc ác, tàn nhẫn?

Lại nói về Kiều sau khi gả cho Thổ quan thì phẫn uất mà nhảy sông tự tử. Thầy tôi hỏi: “Gái đĩ 10 năm mà cho lấy chủ tịch huyện làm bà chủ tịch mà còn chê ỏng chê eo đòi tự giận. Hàng ngàn cô gái miền Tây kia còn phải lấy ông già Đài Loan, hầu hạ cả ngày mà có ai tự tử đâu?”.

Nhưng bản tính được voi đòi Hai bà Trưng của Kiều vốn có từ trước. Lúc mới vào nghiệp cave, được mua với giá 1.000 lượng (vàng hôm nay là 48.500.000 đồng/lượng đó nha!), thế mà về Tú bà kêu tiếp khách, đánh đàn vài bản cô đã không nghe. Thầy tui lại hỏi câu khó trả lời: “Các anh chị bỏ ra hơn 48 tỉ mua một con nhỏ, mà về sai nó làm nó không làm thì có đáng đánh nó không?”…

Nói chung còn nhiều nhiều phân tích nữa, mà thôi, viết hoài nhiều người đọc xong sẽ tẩu hoả nhập ma. Nhất là nhiều bạn trong FB của tui đang học 12, năm nay thi đại học, mà chẳng may vô phòng thi kêu phân tích truyện Kiều lại học đòi phân tích kiểu này, chắc hội đồng tuyển sinh gởi luôn nó cái bằng tiến sĩ chứ chả chơi
 
Last edited by a moderator:
Chi Hội Trưởng MFC
14/9/11
2.799
726
113
46
Hahaha... đọc xong, em bị tẩu hoả nhập ma thật rùi.:D
 
Hạng D
21/3/09
1.021
112
63
Saigon
...em không giỏi văn nhưng em chưa bao giờ đáng giá cao truyện kiều , cái cách dạy văn đã tạo nên những giá trị ảo cho tác phẩm này ...riêng cá nhân em chỉ thấy giá trị vì câu chuyện là một áng thơ lục bát tuyệt vời , cái giá trị của chuyện kiều chính là việc sử lí câu chữ tài tình chứ không phải là cốt chuyện ...vì thơ lục bát dễ làm nhưng lại khó xử lí vì nó rất dễ ...luẩn quẩn vì vậy thường dài nhất người ta chì làm 4 dòng ...nó tài tình là ở chỗ đó ...
Các nhân vật , theo em là ...tầm thường , tất cả chỉ mô tả một... xã hội thối nát thôi !
Đĩ họ cũng là người , họ cũng yêu ghét chứ ...việc Kiều không lấy Trọng vì thấy mình không còn xứng đáng với tình của Trọng thôi ...việc này cũng ...dễ hiểu .
Nhưng em thấy Trọng ngu là cái chắc rồi ...mà ngu là vì thiếu thông tin thôi ....
Cái chuyện hay là truyện Tấm Cám kìa ...bữa nào em kể cho nghe
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
10/2/12
2.185
62
48
Q1 - TP.HCM
Các bác kể chuyện hay quá , đọc 1 hơi 3 trang....phê luôn .....chờ tiếp hồi tiếp theo của các Lão Tiền Bối
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif