Hạng B2
10/4/07
381
129
43
Trong liên minh này còn có Samsung, xe Renault Talisman chính là Samsung SM6 bán tại Hàn Quốc, còn sắp tới New Koleos sẽ là từ Samsung QM6;

Sắp tới bác nào mua Renault Talisman hay New Koleos sẽ có xuất xứ Korea;
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Trở lại với câu chuyện Mitsubishi gia nhập liên minh Renault - Nissan thì ai sẽ đc lợi nhiều nhất. Câu trả lời đúng nhất có lẽ là thánh Ghosn. Tại sao lại như vậy?
+ Đầu tiên là về khía cạnh tài chính cá nhân của thánh Ghosn. Năm 2015 Ghosn nhận đc tổng cộng 16,3 triệu đô từ Renault và Nissan (Ghosn là CEO của cả 2 hãng; và Renault trả cho ông 7,3 triệu đô, trong khi Nissan trả công ông 9 triệu đô). Bây giờ Ghosn lại làm tiếp CEO của Mitsubishi thì có lẽ ông sẽ đc nhận thêm vài triệu đô nữa, và có lẽ là người duy nhất đồng thời làm CEO của cả 3 hãng xe hơi khác nhau.Quả thật kiếm tiền siêu giỏi :)
+ Khía cạnh thứ 2 là về tham vọng cá nhân của Ghosn. Ông luôn muốn đưa liên minh Renault - Nissan lọt đc vào top 3 các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới (bán đc từ 10 triệu xe trở lên trên toàn thế giới mỗi năm). Kết thúc tài khóa năm 2015 thì Renault và Nissan bán đc tổng cộng khoảng 8,5 triệu xe. Vậy 1,5 triệu xe còn lại lấy ở đâu ra. Tất nhiên để thúc đẩy doanh số bán xe tăng thêm 1,5 triệu xe nữa là ko hề đơn giản trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xe hơi hiện nay. Đến đây 1 số chuyên gia đặt nghi vấn: Rốt cục thì Nissan là ân nhân hay là kẻ thù của Mitsubishi? Chúng ta nên nhớ chính các kỹ sư của Nissan đã tiết lộ Mitsubishi gian lận và chính điều này đã đẩy Mitsubishi lâm vào khủng hoảng trầm trọng để rồi phải bán cổ phần cho Nissan. Liệu đây có phải là chiêu trò của thánh Ghosn, hay là biện pháp bất đắc dĩ của Nissan để tránh bị vạ lây bởi Mitsubishi. Người ngoài cuộc tất nhiên ko thể biết đc đâu là sự thật, nhưng nếu đó là độc chiêu của Ghosn để thâu tóm Mitsubishi thì quả thật đây là 1 nước cờ thiên tài :)
+ Khía cạnh thứ 3 cũng liên quan mật thiết đến Ghosn. Năm 2015 sau khi Renault công bố sẽ trả cho Ghosn 7,3 triệu đô thì điều này đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt trong xã hội Pháp. Chúng ta phải hiểu ở thời điểm đó xã hội Pháp đang điên đảo vì những vụ biểu tình, đình công của công nhân Pháp, những người bị sa thải hàng loạt do kinh tế đi xuống, trong khi đó thù lao cho những lãnh đạo cấp cao lại tăng cao. Điều này đã buộc chính phủ Pháp phải nhảy vào cuộc và bắt Renault phải trả cho Ghosn thấp hơn con số 7,3 triệu đô. Tuy nhiên Ban giám đốc đã lờ đi và vẫn trả đủ cho Ghosn. Hành động này đã làm Chính phủ Pháp vô cùng tức giận và muốn tăng cổ phần của mình trong Renault lên cao hơn để can thiệp sâu hơn vào hoạt động của hãng xe (Chính phủ Pháp có 20 % cổ phần trong Renault). Điều này khiến cho Ghosn và Nissan vô cùng thất vọng, và Nissan tuyên bố cũng sẽ đàm phán để nâng cổ phần của mình trong Renault lên cao hơn mức 15 % hiện tại. Do đó Chính phủ Pháp lo sợ nếu có thêm Mitsubishi thì vai trò của mình và Renault trong Liên minh sẽ ngày càng mờ nhạt hơn. Liệu đến 1 lúc nào đó Liên minh có tan vỡ? Các chuyên gia e rằng CÓ. Với 1 Liên minh hùng hậu gồm 3 hãng xe hơi lớn như vậy thì ai sẽ đủ sức chèo lái con thuyền khi thánh Ghosn nghỉ hưu? Câu trả lời có lẽ là KHÔNG AI. Vậy tương lai của Mitsubishi sau khi vào Liên minh sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Mitsubishi? Em sẽ dịch tiếp vào ngày mai nhé :)
 
Hạng D
12/10/10
1.610
20.015
133
Trở lại với câu chuyện Mitsubishi gia nhập liên minh Renault - Nissan thì ai sẽ đc lợi nhiều nhất. Câu trả lời đúng nhất có lẽ là thánh Ghosn. Tại sao lại như vậy?
+ Đầu tiên là về khía cạnh tài chính cá nhân của thánh Ghosn. Năm 2015 Ghosn nhận đc tổng cộng 16,3 triệu đô từ Renault và Nissan (Ghosn là CEO của cả 2 hãng; và Renault trả cho ông 7,3 triệu đô, trong khi Nissan trả công ông 9 triệu đô). Bây giờ Ghosn lại làm tiếp CEO của Mitsubishi thì có lẽ ông sẽ đc nhận thêm vài triệu đô nữa, và có lẽ là người duy nhất đồng thời làm CEO của cả 3 hãng xe hơi khác nhau.Quả thật kiếm tiền siêu giỏi :)
+ Khía cạnh thứ 2 là về tham vọng cá nhân của Ghosn. Ông luôn muốn đưa liên minh Renault - Nissan lọt đc vào top 3 các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới (bán đc từ 10 triệu xe trở lên trên toàn thế giới mỗi năm). Kết thúc tài khóa năm 2015 thì Renault và Nissan bán đc tổng cộng khoảng 8,5 triệu xe. Vậy 1,5 triệu xe còn lại lấy ở đâu ra. Tất nhiên để thúc đẩy doanh số bán xe tăng thêm 1,5 triệu xe nữa là ko hề đơn giản trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xe hơi hiện nay. Đến đây 1 số chuyên gia đặt nghi vấn: Rốt cục thì Nissan là ân nhân hay là kẻ thù của Mitsubishi? Chúng ta nên nhớ chính các kỹ sư của Nissan đã tiết lộ Mitsubishi gian lận và chính điều này đã đẩy Mitsubishi lâm vào khủng hoảng trầm trọng để rồi phải bán cổ phần cho Nissan. Liệu đây có phải là chiêu trò của thánh Ghosn, hay là biện pháp bất đắc dĩ của Nissan để tránh bị vạ lây bởi Mitsubishi. Người ngoài cuộc tất nhiên ko thể biết đc đâu là sự thật, nhưng nếu đó là độc chiêu của Ghosn để thâu tóm Mitsubishi thì quả thật đây là 1 nước cờ thiên tài :)
+ Khía cạnh thứ 3 cũng liên quan mật thiết đến Ghosn. Năm 2015 sau khi Renault công bố sẽ trả cho Ghosn 7,3 triệu đô thì điều này đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt trong xã hội Pháp. Chúng ta phải hiểu ở thời điểm đó xã hội Pháp đang điên đảo vì những vụ biểu tình, đình công của công nhân Pháp, những người bị sa thải hàng loạt do kinh tế đi xuống, trong khi đó thù lao cho những lãnh đạo cấp cao lại tăng cao. Điều này đã buộc chính phủ Pháp phải nhảy vào cuộc và bắt Renault phải trả cho Ghosn thấp hơn con số 7,3 triệu đô. Tuy nhiên Ban giám đốc đã lờ đi và vẫn trả đủ cho Ghosn. Hành động này đã làm Chính phủ Pháp vô cùng tức giận và muốn tăng cổ phần của mình trong Renault lên cao hơn để can thiệp sâu hơn vào hoạt động của hãng xe (Chính phủ Pháp có 20 % cổ phần trong Renault). Điều này khiến cho Ghosn và Nissan vô cùng thất vọng, và Nissan tuyên bố cũng sẽ đàm phán để nâng cổ phần của mình trong Renault lên cao hơn mức 15 % hiện tại. Do đó Chính phủ Pháp lo sợ nếu có thêm Mitsubishi thì vai trò của mình và Renault trong Liên minh sẽ ngày càng mờ nhạt hơn. Liệu đến 1 lúc nào đó Liên minh có tan vỡ? Các chuyên gia e rằng CÓ. Với 1 Liên minh hùng hậu gồm 3 hãng xe hơi lớn như vậy thì ai sẽ đủ sức chèo lái con thuyền khi thánh Ghosn nghỉ hưu? Câu trả lời có lẽ là KHÔNG AI. Vậy tương lai của Mitsubishi sau khi vào Liên minh sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Mitsubishi? Em sẽ dịch tiếp vào ngày mai nhé :)
Lương của Carlos Ghosn ở Renault 7,3 triệu $ thì có gì đâu ghê gớm mà XH Pháp phải tranh cãi, chỉ bằng nửa lương của Ibrahimovic ở PSG !?!!?!
 
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Lương của Carlos Ghosn ở Renault 7,3 triệu $ thì có gì đâu ghê gớm mà XH Pháp phải tranh cãi, chỉ bằng nửa lương của Ibrahimovic ở PSG !?!!?!
Thực ra có 1 chi tiết mà em ko ghi vào là ko chỉ có thu nhập của Ghosn tăng mà thu nhập của CEO Peugeot - Citroen cũng tăng, trong khi ngày càng nhiều người lao động Pháp bị thất nghiệp do nền kinh tế đi xuống. Và họ biểu tình phản đối chính sách tăng lương cho các lãnh đạo cấp cao vì họ cho rằng như vậy là ko công bằng.
 
  • Like
Reactions: Cukhoai_2808
Hạng D
16/8/12
1.986
1.602
113
Bến tre
Trở lại với câu chuyện Mitsubishi gia nhập liên minh Renault - Nissan thì ai sẽ đc lợi nhiều nhất. Câu trả lời đúng nhất có lẽ là thánh Ghosn. Tại sao lại như vậy?
+ Đầu tiên là về khía cạnh tài chính cá nhân của thánh Ghosn. Năm 2015 Ghosn nhận đc tổng cộng 16,3 triệu đô từ Renault và Nissan (Ghosn là CEO của cả 2 hãng; và Renault trả cho ông 7,3 triệu đô, trong khi Nissan trả công ông 9 triệu đô). Bây giờ Ghosn lại làm tiếp CEO của Mitsubishi thì có lẽ ông sẽ đc nhận thêm vài triệu đô nữa, và có lẽ là người duy nhất đồng thời làm CEO của cả 3 hãng xe hơi khác nhau.Quả thật kiếm tiền siêu giỏi :)
+ Khía cạnh thứ 2 là về tham vọng cá nhân của Ghosn. Ông luôn muốn đưa liên minh Renault - Nissan lọt đc vào top 3 các nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới (bán đc từ 10 triệu xe trở lên trên toàn thế giới mỗi năm). Kết thúc tài khóa năm 2015 thì Renault và Nissan bán đc tổng cộng khoảng 8,5 triệu xe. Vậy 1,5 triệu xe còn lại lấy ở đâu ra. Tất nhiên để thúc đẩy doanh số bán xe tăng thêm 1,5 triệu xe nữa là ko hề đơn giản trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường xe hơi hiện nay. Đến đây 1 số chuyên gia đặt nghi vấn: Rốt cục thì Nissan là ân nhân hay là kẻ thù của Mitsubishi? Chúng ta nên nhớ chính các kỹ sư của Nissan đã tiết lộ Mitsubishi gian lận và chính điều này đã đẩy Mitsubishi lâm vào khủng hoảng trầm trọng để rồi phải bán cổ phần cho Nissan. Liệu đây có phải là chiêu trò của thánh Ghosn, hay là biện pháp bất đắc dĩ của Nissan để tránh bị vạ lây bởi Mitsubishi. Người ngoài cuộc tất nhiên ko thể biết đc đâu là sự thật, nhưng nếu đó là độc chiêu của Ghosn để thâu tóm Mitsubishi thì quả thật đây là 1 nước cờ thiên tài :)
+ Khía cạnh thứ 3 cũng liên quan mật thiết đến Ghosn. Năm 2015 sau khi Renault công bố sẽ trả cho Ghosn 7,3 triệu đô thì điều này đã làm dấy lên tranh cãi gay gắt trong xã hội Pháp. Chúng ta phải hiểu ở thời điểm đó xã hội Pháp đang điên đảo vì những vụ biểu tình, đình công của công nhân Pháp, những người bị sa thải hàng loạt do kinh tế đi xuống, trong khi đó thù lao cho những lãnh đạo cấp cao lại tăng cao. Điều này đã buộc chính phủ Pháp phải nhảy vào cuộc và bắt Renault phải trả cho Ghosn thấp hơn con số 7,3 triệu đô. Tuy nhiên Ban giám đốc đã lờ đi và vẫn trả đủ cho Ghosn. Hành động này đã làm Chính phủ Pháp vô cùng tức giận và muốn tăng cổ phần của mình trong Renault lên cao hơn để can thiệp sâu hơn vào hoạt động của hãng xe (Chính phủ Pháp có 20 % cổ phần trong Renault). Điều này khiến cho Ghosn và Nissan vô cùng thất vọng, và Nissan tuyên bố cũng sẽ đàm phán để nâng cổ phần của mình trong Renault lên cao hơn mức 15 % hiện tại. Do đó Chính phủ Pháp lo sợ nếu có thêm Mitsubishi thì vai trò của mình và Renault trong Liên minh sẽ ngày càng mờ nhạt hơn. Liệu đến 1 lúc nào đó Liên minh có tan vỡ? Các chuyên gia e rằng CÓ. Với 1 Liên minh hùng hậu gồm 3 hãng xe hơi lớn như vậy thì ai sẽ đủ sức chèo lái con thuyền khi thánh Ghosn nghỉ hưu? Câu trả lời có lẽ là KHÔNG AI. Vậy tương lai của Mitsubishi sau khi vào Liên minh sẽ như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo với Mitsubishi? Em sẽ dịch tiếp vào ngày mai nhé :)
Em chờ bác dịch tiếp đây ạ?
 
  • Like
Reactions: 4everMAYTRANG
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Hôm nay em sẽ dịch nốt bài viết này: http://left-lane.com/nissan-will-control-mitsubishi-whats-going-happen-next/ để các bác hiểu rõ hơn về tình hình kinh doanh của Mitsubishi trên toàn cầu :)
Thương hiệu Mitsubishi (M) có thể ko thành công ở thị trường US, Châu Âu và đặc biệt là Trung Quốc như Nissan (N) nhưng ở 1 vài thị trường quan trọng ở Đông Nam Á thì M vẫn có 1 vị thế khá vững chắc, trong khi N thì thương hiệu lại vẫn còn yếu ở những thị trường này. Trước tiên ta hãy nhìn qua 1 vài con số:
+ Indonesia: M đứng hạng 5 với 112.000 xe bán ra trong năm 2015, trong khi đó N chỉ bán đc 25.000 xe, cộng thêm 29.000 xe Datsun (thương hiệu xe giá rẻ của N).
+ Thái Lan: M đứng hạng 4 với 60.000 xe bán ra trong năm 2015, trong khi N bán đc 51.000 xe.
+ Philippine: M đứng hạng 2 với 54.000 xe bán ra trong năm 2015, trong khi đó N chỉ bán đc 11.000 xe.
+ Thậm chí là ở Úc M cũng bán đc nhiều xe hơn N: M đứng hạng 5 với 72.000 xe bán ra trong năm 2015, trong khi N bán đc 66.000 xe.
Những mẫu xe của M bán chạy ở những thị trường này là SUV Pajero Sport, bán tải Triton và xe cỡ nhỏ Mirage. Còn ở những thị trường lớn mà M cũng đang tham gia thì tình hình kinh doanh thế nào?
+ Ở Châu Âu thị phần của M là dưới 1 %; trong khi N là 4 %.
+ Ở US thì thị phần của M còn nhỏ hơn, chỉ là 0,5 %; trong khi N là hơn 8 %.
+ Ở Trung Quốc thì trong 4 tháng đầu năm 2016 M chỉ bán đc 9.000 xe, trong khi N bán đc nhiều hơn gấp 28,5 lần: 257.000 xe.
Vậy N sẽ làm gì để giúp M vượt qua khủng hoảng?
+ Ở Châu Âu: Vấn đề của M ở Châu Âu là danh mục sản phẩm quá ít. M chỉ có 3 mẫu xe ở Châu Âu đạt doanh số hàng năm trên 6.000 xe là Mirage, Outlander PHEV và chiếc CUV đã già cỗi ASX, và 3 mẫu xe này cũng đã đóng góp đến 91 % doanh số bán xe của M ở Châu Âu. Trong khi đó những phân khúc quan trọng nhất ở Châu Âu là hạng B (subcompact) thì M ko có sản phẩm nào tham gia cạnh tranh (Mirage đc tính là hạng A (minicar)), và hạng C (compact) thì M chỉ có mỗi Lancer đã già cỗi và ko đủ khả năng cạnh tranh với các hàng khủng của các hãng xe khác. Như vậy tiềm năng phát triển thương hiệu của M ở Châu Âu là khá hạn chế. N có thể giúp M bằng cách thay tên đổi họ xe của N thành xe của M (chẳng hạn như Galant dựa trên Teana ở phân khúc xe sedan hạng D), nhưng ở 1 thị trường khó tính và có sẵn nhiều hãng xe khủng như Châu Âu thì chiến lược này có thể sẽ ko mang lại tác dụng tích cực nào cho M.
+ Ở US: Tình thế của M ở US cũng tương tự như ở Châu Âu, thậm chí còn khó khăn hơn. M vừa bán đi nhà máy lắp ráp xe duy nhất của mình ở US, nên chỉ còn cách tận dụng các nhà máy lắp ráp xe của N ở Tennesse, Mississippi và Mexico. Nhưng vấn đề là các nhà máy này cũng đang hoạt động hết công suất 3 ca 1 ngày để lắp ráp xe cho N. Thậm chí N còn phải đưa hàng hot Rogue sang lắp ráp ở Hàn Quốc và Nhật để kịp giao xe cho khách, nên ko có khả năng lắp ráp xe cho M. Tình thế khó khăn này có thể sẽ bắt buộc M phải rút lui hoàn toàn khỏi thị trường US.
+ Ở Trung Quốc: Mặc dù M luôn tự hào là 1 trong những hãng xe hơi nước ngoài đầu tiên tham gia đầu tư vào thị trường Trung Quốc (TQ), và là 1 chuyên gia trong lĩnh vực xe SUV - phân khúc đang cực hot ở TQ; nhưng tình hình kinh doanh của M ở đây lại cực kỳ ảm đạm (chỉ chiếm 0,13 % thị phần trong 4 tháng đầu năm 2016), và chỉ có 1 mẫu xe trong số 6 mẫu xe đc bán ở TQ có doanh số hơn 1.000 xe đc bán ra tính đến thời điểm này. Ngoài ra còn 1 vấn đề nữa liên quan đến luật pháp ở TQ. Theo đó ko hãng xe nước ngoài đc phép có nhiều hơn 2 Đối tác với các hãng xe địa phương của TQ. Hiện M đã có 2 Đối tác ở TQ là GAC và Soueast Motor, trong khi Liên minh Renault - Nissan có 1 Đối tác là Đông Phong (Dongfeng Motor). Khi nào N chính thức nắm quyền kiểm soát M thì sẽ có 1 Đối tác của M ở TQ phải bị cắt hợp đồng. Như vậy là hoặc M sẽ bị mất đi 90 % doanh số bán xe ở TQ (trong trường hợp GAC JV bị cắt hợp đồng), hoặc cổ phần trong nhà sản xuất xe hơi địa phương Soueast Motor vốn sản xuất xe dựa trên công nghệ của M (lần đầu tiên bán đc trên 100.000 xe trong năm nay). Theo các chuyên gia thì phương án khả thi nhất sẽ là cắt hợp đồng với GAC và dừng sản xuất xe mang thương hiệu M ở TQ, trong khi đó vẫn tiếp tục giữ 25 % cổ phần trong Soueast Motor, và tiếp tục cung cấp động cơ và công nghệ cho nhà sản xuất xe hơi địa phương này.
(Ở đoạn này em xin đc ngoài lề chút xíu về tình hình kinh doanh của các hãng xe Nhật ở TQ. Như chúng ta đều đã biết thì người Nhật và người TQ rất ghét nhau do ảnh hưởng từ chiến tranh hồi xưa giữa 2 nước. Vì vậy nếu ko liên kết hợp tác chuyển giao công nghệ cho các nhà sản xuất xe hơi địa phương của TQ thì các hãng xe Nhật đừng mong có cửa bán xe ở đây. Chính vì vậy mà Nissan đã liên kết với Dongfeng Motor để sản xuất xe hơi bán riêng cho thị trường TQ (như Maruti Suzuki ở Ấn Độ), và rất thành công. Mỗi năm Nissan bán đc hơn 1 triệu xe ở TQ, qua đó trở thành thương hiệu xe Nhật số 1 ở đây).
Đến đây thay cho lời kết sẽ là câu hỏi: Liệu có tương lai nào cho Mitsubishi Motor hay ko? Liệu thương hiệu xe hơi nổi tiếng Mitsubishi có bị xóa sổ hay ko? Câu trả lời phụ thuộc vào tài năng của thánh Ghosn. Liệu ông có đủ khả năng vực dậy đc Mitsubishi như đã thành công với Renault và Nissan hay ko. Thực ra ở thời điểm hiện tại tình hình tài chính của Mitsubishi là tốt hơn nhiều so với Renault và Nissan hồi xưa lúc khủng hoảng tài chính. Hãng đang có khoảng hơn 4 tỷ USD tiền mặt, và nếu trừ đi chi phí cho tiền nộp phạt vì scandal gian lận và tiền bồi thường cho khách hàng (rơi vào khoảng 3,4 tỷ USD) thì vẫn dư đc ít tiền. Tuy nhiên thiệt hại tài chính do doanh số bán xe giảm cũng là ko hề nhỏ. Trong trường hợp xấu nhất Mitsubishi sẽ bắt buộc bị rút lui khỏi thị trường Nhật Bản. Khi đó thị trường Đông Nam Á sẽ là chiếc phao cứu sinh cuối cùng cho thương hiệu Mitsubishi, và hãng sẽ tập trung toàn lực để duy trì vị thế của mình ở khu vực này. Như vậy liệu sẽ có xe Mitsubishi ngon bổ rẻ cho thị trường Việt Nam ko đây :)