Em mới đi taixi ( vios), nhìn đồng hồ trên 600.000 km, hỏi làm máy chưa tài xế bảo em và ông anh chung con này, mua từ lúc mới chạy đến giờ, chưa phải làm máy. E hỏi mấy ông tài già nói xe taxi đi lâu hỏng vì chỉ chạy loanh quanh thôi. Còn cơ quan em cũng có con Corola đời 1994, xe nhập chạy gần 300.000 mà thấy vẫn ngon lắm.
Chém gió vãi ....Con giường nằm của em 1 tháng chạy 50.000km, chạy mơis có 3 năm đã gần chạm 3tr km rùi, mà chưa làm máy móc j cả
1 ngày chạy hơn 1k6 Km. Thật không thể tin nổi, chúng tôi cũng không thể tin nổi....
Tính luôn trung bình 1 giờ nó đi 70 kmChém gió vãi ....
1 ngày chạy hơn 1k6 Km. Thật không thể tin nổi, chúng tôi cũng không thể tin nổi....
Động cơ thì tùy loại thôi.Cùi bắp thì khấu hao nhanh thôi ngoài việc của bền tại người .
túm lại là bao nhiêu km mới phải làm máy vậy các bác
Cái thét này hay ra phết; đọc 10 trang chưa thấy rút ra được cái dây rút. Ngay cả từ ngữ kỹ thuật Việt Nam cũng vay mượn, dùng từ Hán-Việt làm cho bà con ta rối. Ngay trong cẩm nang của các nhà sản xuất cũng không nêu nội dung này. Em thì có vài ý :
- trong điều kiện sử dụng bình thường, động cơ xăng dung tích trung binh 2.0 khoảng 250 ngàn km là phải sửa chữa hệ thống phân phối khí và hệ thống phát động piston-xilanh, vì hao mòn tạo khe hở lớn tới mức sử dụng tiếp sẽ hư hỏng (qua ngưỡng này xuất hiện các hiện tượng như gõ, giộng...). Nôm na hiểu đây là trung tu động cơ.
Khoảng 300-350k km phải sửa chữa tới hệ thống biên, tay biên, trục khuỷu. Đụng tới cốt máy, gọi là đại tu động cơ. Vậy thì chưa chắc trung tu ít việc hơn đại tu, bởi tháo dàn trên có rất nhiều cơ cấu, chi tiết máy phụ trợ.
- tuổi thọ động cơ tất nhiên phụ thuộc cách dùng, cách chăm sóc của chủ xe, xe dung tích máy lớn không chắc có tuổi thọ cao hơn dung tích nhỏ, do thường tuổi thọ động cơ tỷ lệ thuận tỷ số công suất trên khối lượng xe.
- động cơ diesel có tuổi thọ cao hơn động cơ xăng do cấu tạo cứng chắc hơn để đảm bảo điều kiện làm việc; tuổi thọ thường khoảng 350-400k km.
- đại tu xe khác với đại tu máy xe (ngoài động cơ xe còn có các hệ thống quan trọng khác tạo nên tổng thành cái xe), c
ũng vậy làm máy xe có thể là sửa chữa lớn, sửa chữa trung bình, sửa chữa nhỏ; nhưng nhìn chung khi nói đến tuổi thọ, người ta thường hiểu là động cơ xe phải sửa chữa lớn rồi, phải trung tu và đại tu.
- trong quá trình sử dụng vẫn bắt buộc phải có sửa chữa nhỏ, thay thế phụ tùng. Điều cần thiết là phụ tùng thay thế cần đạt yêu cầu chất lượng vì nó ảnh hưởng độ bền các chi tiết liên quan và tổng thành cả cái xe.
Chào thân ái và quyết thắng
Chỉnh sửa cuối:
hay. tới đây mới hiểuCái thét này hay ra phết; đọc 10 trang chưa thấy rút ra được cái dây rút. Ngay cả từ ngữ kỹ thuật Việt Nam cũng vay mượn, dùng từ Hán-Việt làm cho bà con ta rối. Ngay trong cẩm nang của các nhà sản xuất cũng không nêu nội dung này. Em thì có vài ý :
- trong điều kiện sử dụng bình thường, động cơ xăng dung tích trung binh 2.0 khoảng 250 ngàn km là phải sửa chữa hệ thống phân phối khí và hệ thống phát động piston-xilanh, vì hao mòn tạo khe hở lớn tới mức sử dụng tiếp sẽ hư hỏng (qua ngưỡng này xuất hiện các hiện tượng như gõ, giộng...). Nôm na hiểu đây là trung tu động cơ.
Khoảng 300-350k km phải sửa chữa tới hệ thống biên, tay biên, trục khuỷu. Đụng tới cốt máy, gọi là đại tu động cơ. Vậy thì chưa chắc trung tu ít việc hơn đại tu, bởi tháo dàn trên có rất nhiều cơ cấu, chi tiết máy phụ trợ.
- tuổi thọ động cơ tất nhiên phụ thuộc cách dùng, cách chăm sóc của chủ xe, xe dung tích máy lớn không chắc có tuổi thọ cao hơn dung tích nhỏ, do thường tuổi thọ động cơ tỷ lệ thuận tỷ số công suất trên khối lượng xe.
- động cơ diesel có tuổi thọ cao hơn động cơ xăng do cấu tạo cứng chắc hơn để đảm bảo điều kiện làm việc; tuổi thọ thường khoảng 350-400k km.
- đại tu xe khác với đại tu máy xe (ngoài động cơ xe còn có các hệ thống quan trọng khác tạo nên tổng thành cái xe), c
ũng vậy làm máy xe có thể là sửa chữa lớn, sửa chữa trung bình, sửa chữa nhỏ; nhưng nhìn chung khi nói đến tuổi thọ, người ta thường hiểu là động cơ xe phải sửa chữa lớn rồi, phải trung tu và đại tu.
- trong quá trình sử dụng vẫn bắt buộc phải có sửa chữa nhỏ, thay thế phụ tùng. Điều cần thiết là phụ tùng thay thế cần đạt yêu cầu chất lượng vì nó ảnh hưởng độ bền các chi tiết liên quan và tổng thành cả cái xe.
Chào thân ái và quyết thắng
Taxi Inova J thì đa phần 700.000km là phải thay bạc. Thêm 200.000km nữa thì thay bạc, piston doa xilanh.Em mới đi taixi ( vios), nhìn đồng hồ trên 600.000 km, hỏi làm máy chưa tài xế bảo em và ông anh chung con này, mua từ lúc mới chạy đến giờ, chưa phải làm máy. E hỏi mấy ông tài già nói xe taxi đi lâu hỏng vì chỉ chạy loanh quanh thôi. Còn cơ quan em cũng có con Corola đời 1994, xe nhập chạy gần 300.000 mà thấy vẫn ngon lắm.
200k chưa tèo đâu bác ui.Đó là ở đâu chứ ở VN mình vừa nóng, bụi và nhiên liệu chất lượng chưa đạt thì khoảng 200k là tèo rùi
khúc chữ to thôi anh, còn mấy cái kia thì phải làm hoài rồi. em nghĩ nếu bão dưỡng tốt, thì phải> 800k đối với toyota nhóe."Làm máy" trong nhận thức của em là "đại tu" ạ: tức là bung máy, thay piston..., + đồng: sơn lại hoặc xử lý các chỗ mục rỉ sét rồi tút ... + gầm: rô tin, nhún, cao su này nọ...
Riêng xe em: 2 lần thay rotin nguyên cụm, 2 lần thay nhún, 1 lần sơn lại nguyên con=> Riêng máy chưa bung. Chưa chảy nhớt nhiếc gì cả, lúc nào cũng khô rang và sạch.