thanhmap nói:
đó là giành cho người bản xứ hoặc đã có quốc tịch, còn nếu như chỉ là SV du học hay chưa có quốc tịch thì thôi rồi. Đầu năm em bị bệnh trái rạ, đi khám, mình mệt muốn chết, sốt, ngứa hành tỏi đủ thứ, vào thứ 7, nó hỏi có hẹn chưa, em chưa thế là vì lịch kín nó cho qua 10h thứ 2, t2 em lê lết tới đúng 10h thì em đợi tới 11h30 mới được vào và em thấy là rất nhiều người tới sau em nhưng là dân có quốc tịch rồi được vô khám trước. Ngoài dịch vụ y tế thì các việc khác cũng hơi bất công cho dân SV như em, đi tàu thì phải đi bằng giá người đi làm, trong khi SV của nó thì mua gì cũng chỉ 1/2 giá, tiền học thì khỏi nói, 2k4/ môn học.
Em cũng quen 1 nhà người việt, 2 vợ chồng đã qua đây có quốc tịch muốn bảo lãnh 2 cụ qua thì phải nộp 60k/người hay 2 người gì đó, ko lấy lãi trong 10 năm, đồng thời cam kết ko được nhận trợ cấp của CP nếu về già, tức là lúc đó sống chết mặc bây, có gì ra đường ngủ, ko cấp nhà.
Nên em thấy cuộc sống bên tây cũng còn tuỳ chứ ko phải luôn là gam màu hồng, ở VN có lẽ ko có xe hơi (vì xe mắc quá), nhưng xe là của mình, nhà là của mình, bà con hàng xóm cũng quanh mình. Ở đây nhà, xe là của ngân hàng, ráng đi cày 20 năm đi rồi là của mình, nhưng mất việc rồi thì chuẩn bị ra đường, dân chúng thì mạnh ai nấy sống, chứng kiến cảnh nhiều cụ già bên đây lúc về hưu ko có việc gì làm, sớm tối ra vào cửa nhà và có lẽ vì vậy mà đổ bệnh vì chán nản. Ở VN vậy chỉ có chòm xóm nên tinh thần các cụ thoải mái, bệnh tật cũng ít.
Ở Úc có cái khoản thế chân 60 ngàn đô thì cũng hơi quá, Canada không có khoản tiền thế chân khi bảo lãnh. Nhưng phải ký hợp đồng nhận bảo trợ 3-10 năm tùy thuộc giai đoạn. Như hiện nay là 10 năm giống Úc.
Bác biết lý do vì sao phải ký bảo trợ không? Vì nếu không ký, Úc hay Canada sẽ thành viện dưỡng lão lớn nhất thế giới.
Theo quy định hiện nay, người trên 65 tuổi là nhận được trợ cấp hưu trí.
Trong trường hợp là người trên 65 tuổi, nhưng chưa từng làm việc ở Canada thì phải đợi 10 năm sau khi sống tại Canada mới được tiền trợ cấp. (Tức đợi hết thời hạn bảo trợ của hợp đồng bảo lãnh)
Nếu không có quy định bảo lãnh 10 năm, những người già này khi qua định cư lấy gì để sống? Vì họ quá tuổi làm việc, buộc CP phải nuôi. Rất bất công cho CP
Em từng biết 1 trường hợp, ông cụ này trên 65 tuổi, cũng được con bảo lãnh qua, ký bảo trợ 10 năm. Nhưng trong thời gian bảo trợ, cụ này ra ở riêng, đến 1 tỉnh khác để nhận tiền hưu trí. Vì nghĩ họ không biết.
Cụ lãnh tiền đâu gần 1 năm thì người con được thư báo về, nói rằng hiện CP đang nuôi cha của ông đấy, ông này đang trong thời gian bão lãnh đáng lý CP không chi tiền, nhưng chả lẽ để ổng chết đói. Vì vậy CP sẽ nuôi, nhưng sau này trừ vào lương và tiền hưu trí cả ông. vậy là người nhà lập tức mời cụ về sống chung, không giỡn mặt với CP được
Tuy nhiên phải thừa nhận chúng ta đang hưởng lợi rất nhiều, vì những người già qua đây, họ chờ 10 năm rồi nhận tiền như 1 công dân thực thụ. Trong khi trước đó họ chả đóng góp gì cho nhà nước.
Các bác cũng biết người già thì bệnh rất nhiều. Trong khi tiền chi phí này chính là do người trẻ đang đi làm đóng thuế để nuôi họ.
Vì tình trạng này mà những nước có phúc lợi cao đang sợ người ta sống dai quá. Khi đó người ta nuôi không nổi. và tình hình chung là mỗi nước dự tính tăng tuổi về hưu. Có thể lên 67 hay 68 tuổi trong vài chục năm tới.
Khoản trợ cấp hưu trí hiện nay trung bình khoảng $1,600. Đủ chi phí cho cuộc sống nếu ở riêng.
Tùy theo tình trạng đóng góp tiền hưu, cũng như tùy tài sản...sẽ có sự chênh lệch. Nhưng tựu chung là người già được nhận đủ tiền để sống tự túc. bất kể thời trẻ có làm việc và nộp thuế hay không.
Do vậy chúng ta thấy tình trạng làm tiền mặt của người Việt khá nhiều, chúng ta rất thông minh trong khoản này.
-------------------
Người già nếu không có con, hoặc thích sống không phụ thuộc, mà sức khỏe còn tốt để tự túc thì CP có loại nhà dành riêng cho họ thuê. giá rất ưu đãi. Nó cũng như 1 viện dưỡng lão, tuy nhiên do mình còn khỏe mạnh nên không cần người phục vụ.
Với người sức khỏe yếu, dĩ nhiên có viện dưỡng lão với y bác sĩ túc trực như bệnh viện.
Giường ngủ cũng có nút bấm, đói khát, thay tả, đi vệ sinh...phục vụ 24/24 với thái độ mìm cười liên tục. Dù trong lòng họ đang nổi điên vì nhiều người già rất quái.
Cái đáng nói là thái độ phục vụ trong dịch vụ công, y tế rất tốt. Nếu nói rằng có người ghiền đi gặp y tá, đó không phải là chuyện cười. Mà là sự thật. Thời đi học bọn con trai chúng em toàn ghiền món này, các thú ăn chơi mát xa là thứ xa xỉ, đi vào trạm xá để các cô phục vụ mới là thời thượng
---------------
Những người sống trong viện dưỡng lão cũng có đời sống tinh thần tốt, lâu lâu họ cho đi tham quan, có lần em gặp 1 đoàn các cụ này trên máy bay. Ăn mặc cứ như là người trong nghiệp đoàn vậy. Có đồng phục hẳn hoi.
Vì được hưởng tiền trợ cấp hưu trí, nên hiện nay có 1 bộ phận rất linh động. Thay vì về hưu từ 65 tuổi, họ về hưu từ 55 tuổi. Khi đó họ sài dần từ tiền hưu mà họ góp khi làm việc, rồi kiếm việc gì đó làm thêm. Khi hết tiền thì họ bán nhà, lấy tiền lời ra chi sài, tính toán làm sao cho tới khi đúng 65 tuổi thì sẽ được tiền hưu từ CP.
Đây là 1 tình trạng bòn rút ngân sách hợp pháp, tuy nhiên không phổ biến lắm.
Theo thống kê của CP thì tuổi về hưu thực tế hiện nay từ 60-63 tuổi.
Những ngành thu nhập cao thì tuổi về hưu sớm hơn, do họ giàu có phải hưởng thụ. Những người lao động là người về hưu sau cùng. Nhưng hầu hết ít ai chờ tới 65 tuổi, vì nếu làm việc bình thường, chi tiêu đừng quá lố thì hầu hết họ đều dư dã để hưởng già.