RE: Một Thoáng Miền Tây - Vào Mùa
Trích đoạn: Steelman
Sẵn tiện bác B2 chụp ảnh về đình, em có thắc mắc nhỏ là tại sao ở nông thôn miền Tây (miền khác em không biết), đa số mỗi làng (xã) đều có Đình mà không có Miếu hả các bác. Mong các cao nhân OS giải thích dùm cho em được mở mang văn hóa thêm cái
vầng, em mạn phép góp với bác 1 chút , và cũng là để đánh chánh với bác Phancantho chút ạh
Miếu: là công trình kiến trúc được xây dựng làm nơi thờ tự thần linh (nhân thần, nhiên thần)thường gặp ở làng quê VN
cũng có trường hợp Miếu được xây lên để thờ các bậc có công với nuớc tỷ như :
"Văn thánh miếu" thờ đức khổng Tử; hoặc thờ các bậc tiên hiền như , "Y miếu" thờ danh y hải Thượng Lãn Ông, vv.
Ở Huế người ta cũng tìm thấy 1 số miếu để thờ dòng họ của các bậc đế vuơng
Nhưng căn bản nhất thì Miếu được nhân dân xây dựng để thờ các bậc thần linh, hoặc các bậc kỳ nhân, vĩ nhân được nhân dân phong Thánh
(xem thêm làng xã Việt Nam_ Nhiều tác giả). Do vậy Miếu thường có kiến trúc nhỏ , đơn giản và thường cách xa khu dân cư , nằm ngòai đồng không mông quạnh. Người ta cũng thuờng tấy miếu ngay cổng vào làng, bên cạnh cây (Đa đầu làng)
Còn Đình là nơi thờ phụng " Thành Hòang Làng" nghĩa là người thực việc thực , người có công khai quốc mở mang cho làng thuở tiền sơ khai
Đình to hơn Miễu , có gian ngòai gian trong , tả hữu có sân rộng đủ chỗ đãi tiệc cả làng và cũng là chỗ mở hội làng hàng năm
Nói tóm lại thì Đình là nơi cận lân cận sân với dân làng, thường được xây dựng tại vị trí đắc đại nhất làng, thuận tiện cho dân làng tụ họp , Đình là nơi gắn bó khăng khít với người dân trong làng
( cũng theo Làng xã Việt Nam - nhiều tác giả , NXB nào quyên mất rồi)
Phân biệt giữa Đình và Chùa là :
Đình thờ Thành Hòang Làng còn chùa thờ Phật
Nhỏ hơn Miếu ( Miễu ) là cái Am _ khi nào có dịp ta nói chuyện chơi về cái Am này cũng khá thú vị
@bác B2
Mõ là lọai khí nhạc trong dàn nhạc dân gian
Nhưng Mõ cũng là 1 trang bị của làng , là vật bằng gỗ tốt , khóet rỗng bên trong tạo tiếng kêu vang rất xa
Mõ có lọai nhỏ, cầm tay , do anh Mõ ( lính liên lạc của Lý Trưởng ) vừa đi vừa võ tạo sự chú ý của dân làng trước khi cất tiếng rao thông báo của Lý Truởng cho dân làng hay
Vì thế mới có tên Anh Mõ hay Thằng Mõ là theo tên của lọai khí cụ này
và trong " Nghêu sò ốc hến" có cái đọan : Cốc ,cốc cốc... Chiềng làng Chiềng Chạ, thiên hạ tây đồng , con gái phú ông , không chồng mà chửa .... Cốc cốc cốc, là tiếng cái mõ này đấy ạh
còn cái Mõ bác chụp lọai lớn dài và to, phát ra tiếng kêu rất đanh , dường như là lọai dùng trong lễ hội , đình đám nhiều hơn
em mạn phép các bác, bữa nay tự nhiên lại dông dài chuyện đông chuyện tây thế này cũng là vì em vốn xúât phát từ miền quê, em yêu cái cảnh thôn quê Việt Nam thanh bình nên em cũng có để tâm tìm hiểu chút đỉnh
mạn phép các bác!