Hạng B2
8/7/08
117
1
0
Em biết một trường hợp uỷ quyền ra đến cavet rồi vẫn bị 282 giữ lại....
Số là một anh A bán cho anh B chiếc xe và uỷ quyền lại cho anh B 05 năm theo trình tự, quy định hợp đồng uỷ quyền công chứng. Anh B chạy được 1 năm sau bán cho anh C làm thủ tục ra công chứng HD mua bán xe, anh C ra 282 làm thủ tục sang tên và cầm giấy hẹn về chờ ngày ra lấy cavet mới. Tưởng mọi chuyện đến nay đã xong, thế mà.... khi anh C ra 282 lấy cavet thị bị giữ lại vìcó thông báo bên thi hành án giữ lại giấy tờ xe liên quan, không cho chuyển nhượng. Lý do ông A đang mắc nợ ông X nào đó 1 khoảng tiền, TA đã xử ông A phải thi hành án, nhưng ông A không thực hiện nghĩa vụ. Do vậy đội thi hành án phong toả các tài sản liên quan đến ông A, để chờ thi hành án...Thế là chiếc xe nằm đó, cavet cũng không có.... trong khi đó dù đã ra đến công chứng ký HD mua bán rồi, theo luật công chứng thì như vậy là đủ, nhưng theo luật liên quan BDS, ĐS thì TS chỉ được chuyển dịch thật sự khi được sang tên chủ mới...
Em viết dài dòng tí để bác chủ thớt tham khảo thực tế đã xảy ra mà cẩn thận.
 
Hạng D
23/5/07
1.206
17
0
54
trantien08 nói:
Em biết một trường hợp uỷ quyền ra đến cavet rồi vẫn bị 282 giữ lại....
Số là một anh A bán cho anh B chiếc xe và uỷ quyền lại cho anh B 05 năm theo trình tự, quy định hợp đồng uỷ quyền công chứng. Anh B chạy được 1 năm sau bán cho anh C làm thủ tục ra công chứng HD mua bán xe, anh C ra 282 làm thủ tục sang tên và cầm giấy hẹn về chờ ngày ra lấy cavet mới. Tưởng mọi chuyện đến nay đã xong, thế mà.... khi anh C ra 282 lấy cavet thị bị giữ lại vìcó thông báo bên thi hành án giữ lại giấy tờ xe liên quan, không cho chuyển nhượng. Lý do ông A đang mắc nợ ông X nào đó 1 khoảng tiền, TA đã xử ông A phải thi hành án, nhưng ông A không thực hiện nghĩa vụ. Do vậy đội thi hành án phong toả các tài sản liên quan đến ông A, để chờ thi hành án...Thế là chiếc xe nằm đó, cavet cũng không có.... trong khi đó dù đã ra đến công chứng ký HD mua bán rồi, theo luật công chứng thì như vậy là đủ, nhưng theo luật liên quan BDS, ĐS thì TS chỉ được chuyển dịch thật sự khi được sang tên chủ mới...
Em viết dài dòng tí để bác chủ thớt tham khảo thực tế đã xảy ra mà cẩn thận.

Trường hợp bác nói hoàn đúng, nhưng sác xuất rất thấp. Không thể lấy sác xuất đó mà áp cho tất cả các trường hợp.
TH 1: Bác nào nhiều tiền thì sang tên luôn chứ còn lăng tăng làm gì cho mệt.
TH2: Bác nào chưa nhiều tiền thì ủy quyền nếu cảm thấy an tâm ( pháp luật đâu cấm ủy quyền ). Tuy nhiên, ủy quyền cần thêm 1 tờ giấy bán xe viết tay (ghi rõ xe không cầm cố/ tranh chấp) + có người làm chứng thì có thể yên tâm rồi.
Tóm lại, tiền của mình, mình là người tự quyết mua xe gì, và chứng giấy như thế nào.
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
8/10/10
42
10
8
Đọc xong thấy rắc rối nhỉ, đang tính kiếm cái 2nd, giờ thấy vậy có vẻ nhụt chí quá.
 
Hạng D
11/5/09
1.047
3.010
143
jungle nói:
vinh711 nói:
hợp đồng ủy quyền cũng hết hiệu lực khi chủ xe không muốn tiếp tục ủy quyền nữa và đơn phương chấm dứt HĐUQ.

Em nghĩ vậy không biết có đúng ko? Nó cũng giống như di chúc, người lập có quyền thay đổi di chúc khi đang còn sống.

Làm sao mà đơn phương chấm dứt HDUQ trong thời gian UQ được hả bác? phải có sự đồng ý của 2 bên tại phòng công chứng chứ.
Hợp đồng uỷ quyền đa số là không có trả thù lao do vậy vẫn có thể đơn phương chấm dứt uỷ quyền. Còn trường hợp hợp đồng uỷ quyền có trả thù lao thì việc chấm dứt hợp đồng phải theo thoả thuận hoặc quy định trong hợp đồng. Nhưng đối với trường hợp hợp đồng uỷ quyền không thù lao muốn huỷ thì phải có mang giấy tờ chính của xe ot6, nên khi người mua cầm giấy tờ xe bản chính rồi thì chủ cũ rất khó huỷ hợp đồng uỷ quyền đơn phương, trừ khi chủ có có cách nào đó mượn lại được giấy tờ xe bản chính.
 
Hạng D
11/5/09
1.047
3.010
143
Xe dap nói:
jungle nói:
Xe dap nói:
dawmgoodman nói:
Xe dap nói:
tttung2804 nói:
Gửi các cụ,
Mong các cụ tư vấn giùm vấn đề " mua xe cũ - không sang tên mà dùng giấy uỷ quyền" : có những rủi ro nào và sau này khi mình muốn tự sang tên thì liệu có khó khăn gì không.

cam ơn các cụ OS




Sẽ không có rủi ro nếu chủ xe không Chết trong thời gian còn ủy quyền.

và k làm tiền khi mình đề nghị sang tên cho người khác.
Khi đã ủy quyền rồi thì mình có quyền bán cho người khác mà không cần phải nguời đứng trên Cavet xe có đồng ý hay không , Đồng thời bác có thể ủy quyến tiếp cho người thứ 3.
Hợp đồng ủy quyền chỉ hết hiệu lực khi người Ủy quyền chết đi ,Nhưng mà ở Việt Nam mình người chết đi đâu có cập nhật trên mạng đâu mà mấy ông công chứng biết được chứ, Do đó nếu nghe tin ông chủ xe chết đi thì lo ra phòng công chứng chứng giấy bán cho rồi sang tên ---> Do đó hợp đồng ủy quyền vẫn an tòan cho bác nào muốn né thuế trước bạ xe cũ hết sức vô lý như hiện nay.

Bác xem lại nhé, không uỷ quyền cho người thứ 3 được đâu, chỉ được bán thôi, làm hơp đồng mua bán thì được.

Được UQ cho người thứ 3 bác ơi, Em mới làm giấy uỷ quyền cách đây 2 ngày ở Phòng công chứng tư Gia Định.
 
Cái này chỉ được khi trong hợp đồng uỷ quyền đầu tiên có nội dung cho phép uỷ quyền cho người thứ 3. Nếu không có thì gặp các phòng công chứng khó thì hầu như là không được.
 
Hạng D
3/3/08
2.182
37
48
49
Vương Quốc Campuchia
E đọc cũng thấy rắc rối đây và cũng xi tám tí :
- Người bán xe có quyền ủy quyền cho người mua (nhưng trên giấy chỉ là người được ủy quyền) nên có quyền không ủy quyền nữa nếu "chán hoặc ghét". Xe tui thì tui có quyền ủy hay không uỷ.
- Giấy tay thì có trị gì khi ra toà mà không có công chứng ?
- Người bán xe mất tích, chết hay phân chia tài sản thì chiếc xe đó vẫn còn là tài sản của người bán. Do đó, cơ quan toà án, thi hành án có quyền phân chia thừa kế hay kê biên chiếc xe để lấy tiền trả nợ (nếu có)
- Người ta sẽ dễ dàng tìm ra chiếc xe với những thông tin trên " giấy uỷ quyền." 
Do đó, người mua sẽ thiệt đủ bề nếu làm giấy ủy quyền.
Tại sao mua chiếc xe hàng trăm triệu được mà đóng trước bạ vài chục triệu thì né chi cho khổ và hồi hộp vậy trời ???.
Nếu ít tiền thì mua xe ít tiền và dành trước 1 khoản cho đóng phí TB. Ai biểu tham quá làm chi, có bi nhiêu xài hết bấy nhiêu.:D:D
 
 
Tập Lái
8/8/10
18
0
0
Quan điểm của em, dù là con xe cỏ nhưng khi lăn bánh thì nó vẫn cứ là ôtô và về mặt luật thì trị giá dù chỉ vài chục triệu cũng đã được xem là "tài sản lớn" => Sang tên để tự mình đứng chủ quyền cái tài sản của mình cho nó lành. Sau này có bán lại vẫn có thể mạnh miệng để rao "chính chủ" bảo đảm cũng dễ bán hơn.
 
Hạng D
13/2/09
3.392
20.116
113
Bình Dương
em có mua con xe cũ và làm HĐ UQ tại phòng công chứng số 5 bên GV,đồng thời có giấy viết tay có chữ kí và lăn tay của chủ sở hữu,và em thấy trong HĐ UQ theo mẫu cũng đầy đủ như vậy cũng an tâm với lại mua bán xe thông qua ủy quyền đã trở nên thành thói quen của nhiều người,do đó việc đòi lại xe hay đòi chia thừa kế thì các bác có thể an tâm.Em nghĩ các thói quen trở thành thông lệ thì pháp luật cũng điều chỉnh thôi
 
Hạng B1
2/10/10
75
0
0
41
TP Ho Chi Minh
em có ý kiến thế này : "cái xe cỏ vài chục chai = với cái SH 300i ca tram chai đúng ko? vậy em ghét thằng cò xe ở đường HVT,em ra bán xe = giấy tay,sau đó em ra CA em trình báo bị mất xe+biết cái xe đang ở đâu(chính chủ mà)....nói như bác nào đó thì giấy tay vô giá trị => em lấy đc cái xe + có thêm trăm chai xài chơi....các bác thấy hợp lý ko?"
(Trường hợp này chấp cả chơi luật rừng nha)
Em nghĩ tuỳ trường hơp cái giấy tay mới vô giá trị,chứ có chữ ky+số CMND+ng làm chứng+vv và vv(như dúi vài xị cho thằng CA phường nó làm chứng dùm) em nghĩ trc pháp luật vẫn có 1 giá trị nhất định!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/7/08
117
1
0
lamnguyen_ttt nói:
em có mua con xe cũ và làm HĐ UQ tại phòng công chứng số 5 bên GV,đồng thời có giấy viết tay có chữ kí và lăn tay của chủ sở hữu,và em thấy trong HĐ UQ theo mẫu cũng đầy đủ như vậy cũng an tâm với lại mua bán xe thông qua ủy quyền đã trở nên thành thói quen của nhiều người,do đó việc đòi lại xe hay đòi chia thừa kế thì các bác có thể an tâm.Em nghĩ các thói quen trở thành thông lệ thì pháp luật cũng điều chỉnh thôi
Trường hợp này vẫn rủi ro bác ah. Rủi ro ở đây nếu xảy ra tranh chấp, cái xe sẽ bị thu hồi, chờ xử lý, còn tiền bác "lỡ" đưa rồi thì cũng...chờ xử và thi hành án.... Nói chung 2 việc này sẽ tách bạch ra, xử lý theo 2 hướng. Về nguyên tắc tiền của bác bắt buộc sẽ phải được hòan lại (vì bác có giấy tay chứng minh đã đưa tiền), nhưng xe bác phải giao cho XX chờ xử lý... Thế là Wait & See. Nói chung đều mệt mỏi. Chưa kể nếu TA có xử xong, rồi thi hành án thế nào....