Thật ra em thấy bác RedChip đưa ra những kênh đầu tư cùng với những mức giá trị lợi nhuận cũng đúng chứ bộ. Các bác cũng nhận thấy đó, cái gì lợi nhuận cao thì cũng đi kèm với nhiều yếu tố rủi ro thôi. Chúng ta là những nhà đầu tư thông minh sáng suốt thì cái này quá hiểu rồi mà.
Có điều là bác này so sánh bằng đem nhiều thời điểm trong quá khứ ra làm thước đo cho tương lai ( hihi một tương lai quá bất biến)
+ Vàng:
Có lẽ là bác đúng bởi những năm gần đây do bất ổn về kinh tế nên Vàng bị đẩy lên cao quá. Tuy nhiên trong so sanh của bác thì thời kỳ 2006 -2007 biến động là 0% nhưng nếu so với các thời kỳ hậu khủng hoảng những năm trước thì tỷ lệ tăng trưởng của Vàng là - ( âm)
+ $ :
có lẽ là ít biến động nhất: Có lẽ biến động chủ yếu phụ thuộc vào tương quan kinh tế của ta và Mẽo ( thế giới) và các chính sách điều hành kinh tế của CP mình thôi.
+ Gửi tiết kiệm:
cái này mà nói là đầu tư thì có nghĩa là " bèo" nhất rồi! bởi may chăng chỉ là cái bù lạm phát, mất giá tiền, đầu tư cái này hên thì gọi là 'Huề vốn'. Tuy nhiên trong những lúc khó khăn, rủi ro cao thì gửi tiết kiệm coi như lại là 1 biện pháp an toàn nhất.
+ Bất động sản:
Có lẽ chỉ ở VN hay các nơi mà nên kinh tế đang trong đà phát triển thì nhu cầu sử dụng BDS là có, mà đã có là có tăng. Tuy nhiên cũng cần nhìn vào bản chất thật sự , nhu cầu thật sự thì mới mong tìm ra cơ hội thật sự, hihihi mà cái gì là thật sự thì mới có "xiền"
. Trong thời kỳ phát triển thì những hệ quả bất lợi phát sinh là luôn luôn có từ những động thái chạy đua, đầu cơ, ngâm tôm, các chính sách bất nhất, thực lực bất minh, con người .... Vậy nếu muốn lựa chọn cái này thì đòi hỏi nhà đầu tư cần có kiến thức, thực lực ,.... nhưng có lẽ cái này dễ tìm nhà đầu tư và cũng là kên tương đối an toàn và tạo ra nhiều giá trị THẬT hơn so với những cái trên.
+ Chứng khoán:
Cái này thì em không rành lắm, nhưng bác RedChip thì chuyên gia rồi!
chả trách bác í phân tích kỹ gớm.
Tuy nhiên về góc độ nhận biết của em thì Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư tốt và hướng tới một nền kinh tế sản xuất thật sự. Tuy nhiên do là thị trường mới nhỏ, hẹp nên bị chi phối hơi nhiều bởi bởi các nhóm lợi ích.
Nếu đem so sánh Thị trường CK của TG mà áp vào VN thì em thấy nó hơi phiêu thế nào í. Sự tăng trưởng của các chỉ số một phần do nguồn cung tài chính bơm vào mà đẩy lên chứ đâu phải với chừng đó mà phình ra thêm chừng đó đâu ( kiểu như là cái bánh năm rồi giá 5 đồng năm nay nó là 10 đồng, tưởng để qua năm nó tăng gấp đôi nhưng thật ra thằng làm bánh phải bỏ thêm 3 đồng mới bán được 10 đồng đó). Ở VN chưa có việc “chơi” chứng khoán phái sinh đối với các chỉ số, nếu có thì cứ nhắm vào chỉ số mà quất các bác nhỉ
có điều lúc này nó toàn cắm đầu đi xuống, oánh ăn chỉ số chắc đi ăn mày sớm thôi.