- Status
- Không mở trả lời sau này.
pigeon nói:Lúc nào thấy tình hình êm êm chỗ nào thì thò ra chơi 1 chút , không êm ta lại rút vào cái vỏ vàng cố thủ cho lành,hihi
Cao thủ
anhluulinh nói:pigeon nói:Lúc nào thấy tình hình êm êm chỗ nào thì thò ra chơi 1 chút , không êm ta lại rút vào cái vỏ vàng cố thủ cho lành,hihi
Cao thủ
Em sợ nhất ra đường cầm mấy thỏi bán, đau tim lắm mất mạng như chơi Các bác có để gấu đi một mình không? hay gấu còn "gấu" hơn anh em ta
bác là cao thủ rồi e không dám có ý kiến ý cò gì !pigeon nói:Lúc nào thấy tình hình êm êm chỗ nào thì thò ra chơi 1 chút , không êm ta lại rút vào cái vỏ vàng cố thủ cho lành,hihi
duonglao nói:Cập nhật lãi suất TK 1 chút để các bác phân tích theo Sịp đỏ
Hôm nay 25/7
VND: 18.5%
USD: 4%
Rồi chém nhau tiếp đi em đứng ngoài dòm !!!!
Để em bổ sung thêm hộ bác là xxx mới thông báo LP năm nay khó dưới 18%
Cảm ơn bác Bravia nhiều.
Chuyện lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao là đương nhiên rồi, tuy nhiên có những thời điểm xác suất rủi ro giảm xuống và xác suất lợi nhuận cao tăng lên, thì đó là Cơ hội. Còn việc dựa vào quá khứ để dự đoán tương lai là phương pháp thường hay sử dụng mà.
Em ví dụ về Vàng : Rõ ràng vàng đang ở trong một chu kỳ tăng giá dài và có lẽ chỉ khi nào nó giảm thật sâu, lúc đó người ta mới có thể quay lại và nhìn ra nó lập đỉnh tại thời điểm nào trong quá khứ. Trong 5 năm gần nhất, thế giới có rất nhiều sự biến động, tuy nhiên giá vàng chỉ dao động quanh mức từ 0% tới tăng 33%. Như vậy xác suất để năm nay giá vàng nằm trong khoảng đó lớn hơn nhiều so với việc vàng sẽ tăng 40-50% hay giảm 15 - 20%. Bởi vì để những điều đó xảy ra, thế giới phải có những biến cố lớn và không lường trước được, và thường thì những biến cố như thế sẽ không là trọng tâm của việc dự báo. ( Nên khả năng rủi ro ở Vàng trong năm tới sẽ không cao). Nó giống như việc một công ty, năm trước EPS của nó 5000 đ/cp, năm ngoái EPS là 5000 đ/cp, với việc nó không mở rộng nhà máy, không thêm đối tác... thì dù có lạc quan cũng chỉ dự đoán năm nay EPS là 5200 đ/cp. Đột nhiên thằng Chủ tịch nó bán miếng đất trống bên hông nhà máy. Thế là năm nay EPS vọt lên 10.000 đ/cp. Vậy thì nó là biến cố bất ngờ và năm sau nếu có dự báo và nếu bản chất công ty không có gì thay đổi thì EPS của công ty đó chỉ ở khoảng 5300 đ/cp mà thôi. Nên những gì thể hiện trong quá khứ gần cộng với những yếu tố sẽ xảy ra có thể coi là thước đo cho tương lai của nó.
Về USD em đồng ý là chả có gì thay đổi nhiều.
Về gửi tiết kiệm : Tiền thì lúc nào nó cũng phải nằm ở một dạng nào đó để sinh lời, chứ chả nhẽ cất trong tủ, nên vẫn có thể gọi là Đầu tư. Cái này thì an toàn nhất rồi .
Về BĐS : Nhu cầu về cái này thì luôn luôn nhiều. Nhưng do việc thắt chặt tiền tệ, ở thời điểm hiện tại và tương lai gần, nhìn chung mức độ rủi ro là khá cao. Tuy nhiên. món này là sở trường của bác Bravia mà. Bằng kiến thức và thông tin của mình, bác có thể phân tích đưa ra khả năng mảng BĐS nào , vị trí, khoảng giá ... có độ rủi ro thấp. lợi nhuận cao trong thời gian tới cho mọi người tham khảo được không ạ?
Về Chứng khoán : Đúng là TTCK VN bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, từ khi gia nhập với TG , nhất là vào WTO, VN không còn là ốc đảo như anh bạn Cu Ba hay Bắc Hàn nữa. VN đã chính thức là một ngôi nhà trong ngôi làng toàn cầu. Do vậy những ảnh hưởng, nhất là về kinh tế, có tác động gần như tức thì ( Cái này có thể so sánh tác động giữa cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và đợt khủng hoảng vừa rồi) Và chứng khoán cũng là một phần trong đó. Khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đã gián tiếp đầu tư vào các công ty VN thông qua nó. Cả TG đi theo chỉ số CK Mỹ thì Việt Nam sẽ không còn là ngoại lệ. Tất nhiên em đưa ra việc so sánh lúc đầu không phải ý là nếu DJ lên lại 14.000 điểm thì HNX sẽ phải về 374 điểm, mà là tại thời điểm đó, nếu nội tại nền kinh tế VN có chuyển biến, HNX sẽ phải ở mức tăng tương đối.
Hai năm qua CK VN lao đầu, nhiều CP mất đến 70-80% giá trị. Xét về một mặt nào đó, mức độ rủi ro đã giảm đi nhiều, dù vẫn chưa hẳn là thấp. Nhưng chắc chắn một điều cơ hội khi nó mang lại sẽ là rất lớn.
@ Bác Duonglao : Bác phải vào chém cùng anh em chứ. Ai lại đứng xem thế.
@ Bác Scorp8x : Lạm phát thì ai cũng biết năm nay rất cao rồi. Nhất là những người hay đi chợ. Nhưng khá buồn cười là chỗ nào cũng chửi trình độ dự báo của Chính phủ quá kém, thay đổi liên tục… mà chả thấy đặt ra câu hỏi tại sao cả ban bệ hùng hậu đó còn kém hơn cả mình. Giờ nhìn ngược lại, điều gì sẽ xảy ra nếu đầu năm nay Chính phủ tuyên bố kiềm chế lạm phát dưới 20%? Thì thực tế giờ này chắc toàn Đảng, toàn dân đã đẩy lạm phát thực của VN lên cao nhất thế giới rồi. Chính phủ cũng phải lựa chọn thôi.
Với TTCK, lạm phát là khắc tinh, nhưng có những thời điểm cũng cần một cái nhìn khác.
@ All : Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bác.
Chuyện lợi nhuận cao đi kèm với rủi ro cao là đương nhiên rồi, tuy nhiên có những thời điểm xác suất rủi ro giảm xuống và xác suất lợi nhuận cao tăng lên, thì đó là Cơ hội. Còn việc dựa vào quá khứ để dự đoán tương lai là phương pháp thường hay sử dụng mà.
Em ví dụ về Vàng : Rõ ràng vàng đang ở trong một chu kỳ tăng giá dài và có lẽ chỉ khi nào nó giảm thật sâu, lúc đó người ta mới có thể quay lại và nhìn ra nó lập đỉnh tại thời điểm nào trong quá khứ. Trong 5 năm gần nhất, thế giới có rất nhiều sự biến động, tuy nhiên giá vàng chỉ dao động quanh mức từ 0% tới tăng 33%. Như vậy xác suất để năm nay giá vàng nằm trong khoảng đó lớn hơn nhiều so với việc vàng sẽ tăng 40-50% hay giảm 15 - 20%. Bởi vì để những điều đó xảy ra, thế giới phải có những biến cố lớn và không lường trước được, và thường thì những biến cố như thế sẽ không là trọng tâm của việc dự báo. ( Nên khả năng rủi ro ở Vàng trong năm tới sẽ không cao). Nó giống như việc một công ty, năm trước EPS của nó 5000 đ/cp, năm ngoái EPS là 5000 đ/cp, với việc nó không mở rộng nhà máy, không thêm đối tác... thì dù có lạc quan cũng chỉ dự đoán năm nay EPS là 5200 đ/cp. Đột nhiên thằng Chủ tịch nó bán miếng đất trống bên hông nhà máy. Thế là năm nay EPS vọt lên 10.000 đ/cp. Vậy thì nó là biến cố bất ngờ và năm sau nếu có dự báo và nếu bản chất công ty không có gì thay đổi thì EPS của công ty đó chỉ ở khoảng 5300 đ/cp mà thôi. Nên những gì thể hiện trong quá khứ gần cộng với những yếu tố sẽ xảy ra có thể coi là thước đo cho tương lai của nó.
Về USD em đồng ý là chả có gì thay đổi nhiều.
Về gửi tiết kiệm : Tiền thì lúc nào nó cũng phải nằm ở một dạng nào đó để sinh lời, chứ chả nhẽ cất trong tủ, nên vẫn có thể gọi là Đầu tư. Cái này thì an toàn nhất rồi .
Về BĐS : Nhu cầu về cái này thì luôn luôn nhiều. Nhưng do việc thắt chặt tiền tệ, ở thời điểm hiện tại và tương lai gần, nhìn chung mức độ rủi ro là khá cao. Tuy nhiên. món này là sở trường của bác Bravia mà. Bằng kiến thức và thông tin của mình, bác có thể phân tích đưa ra khả năng mảng BĐS nào , vị trí, khoảng giá ... có độ rủi ro thấp. lợi nhuận cao trong thời gian tới cho mọi người tham khảo được không ạ?
Về Chứng khoán : Đúng là TTCK VN bị chi phối bởi các nhóm lợi ích. Tuy nhiên, từ khi gia nhập với TG , nhất là vào WTO, VN không còn là ốc đảo như anh bạn Cu Ba hay Bắc Hàn nữa. VN đã chính thức là một ngôi nhà trong ngôi làng toàn cầu. Do vậy những ảnh hưởng, nhất là về kinh tế, có tác động gần như tức thì ( Cái này có thể so sánh tác động giữa cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và đợt khủng hoảng vừa rồi) Và chứng khoán cũng là một phần trong đó. Khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đã gián tiếp đầu tư vào các công ty VN thông qua nó. Cả TG đi theo chỉ số CK Mỹ thì Việt Nam sẽ không còn là ngoại lệ. Tất nhiên em đưa ra việc so sánh lúc đầu không phải ý là nếu DJ lên lại 14.000 điểm thì HNX sẽ phải về 374 điểm, mà là tại thời điểm đó, nếu nội tại nền kinh tế VN có chuyển biến, HNX sẽ phải ở mức tăng tương đối.
Hai năm qua CK VN lao đầu, nhiều CP mất đến 70-80% giá trị. Xét về một mặt nào đó, mức độ rủi ro đã giảm đi nhiều, dù vẫn chưa hẳn là thấp. Nhưng chắc chắn một điều cơ hội khi nó mang lại sẽ là rất lớn.
@ Bác Duonglao : Bác phải vào chém cùng anh em chứ. Ai lại đứng xem thế.
@ Bác Scorp8x : Lạm phát thì ai cũng biết năm nay rất cao rồi. Nhất là những người hay đi chợ. Nhưng khá buồn cười là chỗ nào cũng chửi trình độ dự báo của Chính phủ quá kém, thay đổi liên tục… mà chả thấy đặt ra câu hỏi tại sao cả ban bệ hùng hậu đó còn kém hơn cả mình. Giờ nhìn ngược lại, điều gì sẽ xảy ra nếu đầu năm nay Chính phủ tuyên bố kiềm chế lạm phát dưới 20%? Thì thực tế giờ này chắc toàn Đảng, toàn dân đã đẩy lạm phát thực của VN lên cao nhất thế giới rồi. Chính phủ cũng phải lựa chọn thôi.
Với TTCK, lạm phát là khắc tinh, nhưng có những thời điểm cũng cần một cái nhìn khác.
@ All : Cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bác.
Cảm ơn những chia sẻ của bác Redchip. Em thì trước đây cũng tham gia Hosino và Hasino chút chút và giờ thì cũng đang canh me nhảy vô lại, Tuy nhiên hiện tại thì em vẫn chưa thấy ánh sáng le lói. Trong 6 tháng - 1 năm tới thì có thể tình hình sẽ khác, nếu có chuyển biến thì những nhận định của bác về chứng là hoàn toàn có thể, nhưng chẳng ai biết về tương lai chính xác cả.
Trong giai đoạn trước mắt thì em nghĩ kênh vàng sẽ là kênh ổn định nhất và an toàn nhất mặc dù lãi suất thì sẽ không cao lắm. Thế giới bất ổn thì vàng luôn là kênh đầu tư được giới đầu tư ưa thích.
USD: tại Việt Nam thì không có gì để đáng nói vì luôn bị can thiệp bằng biệp pháp hành chính của CP do vậy sẽ không có biến động nhiều.
Tiết kiệm VND: thì chỉ là tiết kiệm để bù đủ lạm phát mà thôi.
BĐS: Cái này thì em thấy luôn có cơ hội dù là trong tình hình khó khăn hiện nay. Tuy nhiên chơi anh này ở thời thời điểm hiện tại thì không dễ. Tuy nhiên nếu hiện giờ mà tìm được BĐS tốt của người rất muốn bán và bán cho người rất muốn mua thì vẫn là cơ hội tốt cho mình.
Chứng khoán: THeo em thì hiện tại chưa có tín hiệu hỗ trợ, tình hình kinh tế chưa thấy khả quan. Tuy nhiên nếu chờ thị trường thay đổi mạnh thì nhiều khi mình nhảy vô không kịp. Em thì thích những cái có sự biến động mạnh và Chứng thì luôn là một kêng ưa thích của em bên cạnh BĐS, nhưng cái này cũng làm em bạc tóc quá.
Trong giai đoạn trước mắt thì em nghĩ kênh vàng sẽ là kênh ổn định nhất và an toàn nhất mặc dù lãi suất thì sẽ không cao lắm. Thế giới bất ổn thì vàng luôn là kênh đầu tư được giới đầu tư ưa thích.
USD: tại Việt Nam thì không có gì để đáng nói vì luôn bị can thiệp bằng biệp pháp hành chính của CP do vậy sẽ không có biến động nhiều.
Tiết kiệm VND: thì chỉ là tiết kiệm để bù đủ lạm phát mà thôi.
BĐS: Cái này thì em thấy luôn có cơ hội dù là trong tình hình khó khăn hiện nay. Tuy nhiên chơi anh này ở thời thời điểm hiện tại thì không dễ. Tuy nhiên nếu hiện giờ mà tìm được BĐS tốt của người rất muốn bán và bán cho người rất muốn mua thì vẫn là cơ hội tốt cho mình.
Chứng khoán: THeo em thì hiện tại chưa có tín hiệu hỗ trợ, tình hình kinh tế chưa thấy khả quan. Tuy nhiên nếu chờ thị trường thay đổi mạnh thì nhiều khi mình nhảy vô không kịp. Em thì thích những cái có sự biến động mạnh và Chứng thì luôn là một kêng ưa thích của em bên cạnh BĐS, nhưng cái này cũng làm em bạc tóc quá.
Các bác ơi đã là nhà đầu tư thì không nên nói chung chung được, phải lập bài toán cụ thể con số, mục tiêu, mức độ chấp nhận rủi ro mới được.
Giả sử bài toán của em là có 1 tỷ muốn đầu tư trong 1 tháng chọn kênh nào để đạt lợi nhuận cao nhất với điều kiện là vốn của em phải đảm bảo thu hồi 100%, cần lấy lại vốn phải có ngay trong ngày thì BĐS, CK, vàng, ngoại tệ sẽ bị loại ngay, chỉ có gửi TK mới đáp ứng được tiêu chí không rủi ro lỗ vốn mà thôi.
Giả sử bài toán của em là có 1 tỷ muốn đầu tư trong 1 tháng chọn kênh nào để đạt lợi nhuận cao nhất với điều kiện là vốn của em phải đảm bảo thu hồi 100%, cần lấy lại vốn phải có ngay trong ngày thì BĐS, CK, vàng, ngoại tệ sẽ bị loại ngay, chỉ có gửi TK mới đáp ứng được tiêu chí không rủi ro lỗ vốn mà thôi.
- Status
- Không mở trả lời sau này.