Giờ tới mục Nghệ thuật thứ 7 của HN, về HN
Có ít thời gian nên ta bàn về một bộ film hay thôi, hay tới mức sau khi phát hành thì bị cấm ngay, nhưng vì
giá trị đích thực mà tác phẩm nghệ thuật này vẫn sống theo thời gian và hôm nay vẫn còn xem được
Đó là bộ film tài liệu "Hà nội trong mắt ai" của
đạo diễn tài ba Trần Văn Thủy, cũng là đạo diễn của một bộ film tiếng tăm khác là "Chuyện tử tế". Bộ phim "Hà nội trong mắt ai"
đã đưa người xem tham quan những danh thắng, di tích lịch sử nổi tiếng của Hà Nội, từ hồ Hoàn Kiếm, khu phố cổ, đến Hồ Tây mờ sương, một Hà Nội với tất cả vẻ đẹp của những năm 80 mà ngày nay người ta đang tiếc nuối. Trong phim cũng có cảnh họa sỹ Bùi Xuân Phái đang bo viền bức tranh phố của mình.
Như lời giới thiệu ngay từ đầu, bộ phim gần như chỉ đề cập đến Hà Nội năm cửa ô với những giá trị cổ xưa của nó. Nhờ đó người xem được biết đến Hồ Tây, ngoài cảnh quan quyến rũ, còn là "duyên kỳ ngộ" của những nữ sỹ như Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan ...
Có một hình ảnh đã được tác giả Trần Văn Thủy sử dụng làm trọng tâm của bộ phim, đó là cây bút "Tả Thanh Thiên" của Nguyễn Siêu được dựng trước cổng đền Ngọc Sơn. Cây bút này được miêu tả như một biểu tượng triết học của cốt cách "phú quý không gian tà, nghèo đói không đổi dạ, uy vũ không khuất phục" của những người dám viết tâm nguyện của mình lên trời xanh mà không cảm thấy hổ thẹn. Đó chính là những danh sỹ Bắc Hà một đời vì nước như Chu Văn An vì bản "thất trảm" mà phải từ quan, hay như Ngô Thì Nhậm vì hào khí "thời thế" mà bị đánh đến chết.
Đây cũng chính là những bài học lịch sử mà "Hà Nội trong mắt ai" muốn nhắc lại cho thế hệ sau, qua đó làm nổi bật vai trò của của người hiền tài trong sự tồn vong của đất nước. Trong phim có một đoạn thể hiện tinh tế cuộc đối thoại giữa Lê Lợi và Nguyễn Trãi. Tạo hình của Lê Lợi là bức tượng đồng sẫm màu, tay làm động tác phi thanh kiếm về phía trước. Ở phía đối diện, tượng Nguyễn Trãi cầm bút bằng thạch cao trắng. Trong cuộc đối thoại, Nguyễn Trãi đã giảng một bài về tầm quan trọng của "yên dân". Giảng cho Lê Lợi hay cho ai nữa tùy cách hiểu của người xem, chỉ biết "ý muốn của thiên hạ" của Trần Thủ Độ, hay kế "khoan sức dân" của Trần Hưng Đạo được trích dẫn khi bộ phim chiếu những hình ảnh mưu sinh trên con đường Nguyễn Trãi, nơi hội tụ đông đúc nhất người dân lao động ở Hà Nội đã mang một tính ẩn dụ cao nhưng lại rất dễ hiểu đối với người xem là đang ám chỉ tới các vấn đề của hôm nay
Nếu ở đầu phim tác giả Trần Văn Thủy còn đề cập một cách ẩn dụ, thì cuối phim ông đã nói thẳng quan điểm của mình về thực trạng bỏ phí người tài dẫn đến việc đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Vì vậy đã gần 30 năm kể từ ngày bộ phim ra đời, nhưng cho đến nay những vấn đề mà bộ film đã đặt ra vẫn còn nguyên tính thời sự, nếu không muốn nói là các vấn đề đó vẫn còn nguyên như vậy
Bộ film được
mở đầu bằng lời giới thiệu nghệ sỹ Văn Vượng, một nghệ sỹ mù nhà phố Hàng Giấy nhưng lại chuyên sáng tác những bản độc tấu ghi ta ca ngợi vẻ đẹp của Hà Nội. Nhạc sĩ Văn Vượng có một giấc mơ cháy bỏng là được nhìn thấy Hà Nội dù chỉ một lần trong đời. Cũng vì lẽ đó, đạo diễn Trần Văn Thủy đã đã sử dụng luôn tên của bản nhạc nền để đặt cho bộ phim của mình (lược giới thiệu bộ film từ 1 blog điện ảnh).
Dông dài rùi, mời các bác yêu Hà nội xưa, "yêu đồ cổ", yêu nghệ thuật thứ 7 coi lại bộ film. Film được up trên youtube thành 5 phần:
Hà nội trong mắt ai
Đạo diễn: Trần Văn Thủy
1.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=RNGNGkkosxo&feature=related[/tube]
2.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=R_v75jt3zKU&feature=related[/tube]
3.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=AeWY3-9H7zw&feature=related[/tube]
4.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=r_dSEpWjOKM&feature=related[/tube]
5.
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=eAVsqyFHvAI&feature=related[/tube]
Bonus: Hà nội ngày trở về - Phú Quang
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=I5hLuJ0dUSU&feature=related[/tube]