Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Các bác ủng hộ thì ta tám tiếp về Hà lội, "thủ đô yêu dấu, một thời đạn bom, một thời hòa bình" :)

Hà nội "lổi tiếng" với nhiều địa danh và làng nghề như Cốm Vòng. Một địa danh khác mà ai đã từng ở Hà lội lâu cũng phải biết tới là làng Cổ nhuế. Xã Cổ Nhuế ngày nay nằm ngay chân cầu Thăng Long, "bên dòng Sông Hồng cuộn đỏ phù sa" :)

Thanh niên Cổ Nhuế nổi tiếng với nghề "hai sọt", nói nôm na ra là nghề buôn ... cxx và đã đi vào thơ ca với câu vè:
Thanh niên Cổ Nhuế xin thề,
Chưa đầy hai sọt chưa về quê hương

Giang hồ đồn rằng, TN Cổ nhuế sáng buôn phân, chiều buôn bánh mỳ và dùng luôn cùng một loại sọt cho tiện! "Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế", hình ảnh thanh niên Cổ nhuế vừa khoắng vừa mời chào "mua đi các bác ơi, phân em là phân xịn này" đã là đề tài của nhiều câu truyện vui đùa tuế của học sinh Hà nội thời xưa :)

Hình chỉ có tính chất minh họa, hề hề:


800px-Vietnam1973.JPEG



Bên cạnh nghề "hai sọt" thì Cổ Nhuế cũng là một làng cổ rất đẹp với nghề truyền thống là nghề may, tuy là sản phẩm may của làng Cổ Nhuế không có thương hiệu, vì tập trung vào việc làm hàng nhái (đi trước Tung cuốc một bước, hề hề!)

Đường vào làng Cổ nhuế, quê hương của các Thanh niên Cổ Nhuế anh hùng cũng đẹp như thi ca, như hội họa ... :)


u2_1.jpg



Những năm 80 người Việt Nam đi lao động hợp tác ở Đông Âu, Tây Âu thường cố gắng mua về áo bay, quần bò Li-vai, áo Nato, lông Đức ... nhiều người mua về đến Hà Nội mới biết mình đã mua phải đồ copy "made in Cổ Nhuế", hề hề:


u2_2.jpg



Về thăm làng Cổ Nhuế nhơ ghé chúng em chơi các bác ơi:


u2_7.jpg



u2_6.jpg



u2_8.jpg




Một fan của làng Cổ Nhuế, hề hề :)
 
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Quên mất là nói về Cổ nhuế là phải nói về đình chùa của Cổ nhuế như thờ Hoàng làng (Hoàng Tử con trai vua Thái tổ Lý Công Uẩn), Đền Bà chúa thờ Túc Trinh công chúa, con gái vua Lý Công Uẩn v.v...

Lễ hội của làng cũng rất hoành tráng và thường được tổ chức vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm. Còn lễ tế thành Hoàng làng là vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Ngoài ra ở thôn Viên (1 và 2) còn có Lễ Kị chúa (Công chúa Túc Trinh thời Lý) vào ngày 2 tháng 8 âm lịch hàng năm (hề hề mới điện thoại hỏi bác truongthon Xã Cổ nhuế!)

Vậy các bác khẩn trương đưa súng ống về tác nghiệp vào các ngày lễ hội này, trước khi làng Cổ nhuế biến mất khỏi bản đồ và lại thành đường Nguyễn Minh Tr. hay đại loại vậy, hix, buồn 5'!

Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm sẽ nằm trên Xã Cổ Nhuế, Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, Hà Nội:


conhue-chem.gif




Buồn là Hà lội vậy sắp tới sẽ lại mất thêm một nghề "truyền thống" đã từng ngát hương thơm :)
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
13/1/06
12.146
2.245
113
60
Bình Thạnh -Tp HCM
Hôm qua mới ngồi nói chuyện với cô chú tui ngoài HN vào chơi. Được biết làng Lai (Lai Xá-làng nghề ảnh-quê tui) nay đã đổi khác lắm lắm. Từ vài ba năm trước khi sáp nhập vào Hà Nội, làng quê của tui đã thay đổi đến không ngờ. Ruộng lúa vườn cây lần lượt biến thành những khu dân cư mới, đường làng biến thành con phố mới hiện đại, duy chỉ còn cái cổng làng và ngôi đình di tích VH là được giữ nguyên. Chú tui nói cái xe Asia của cháu đi vào "làng" ngon lành nhưng giờ cháu về làng sẽ chẳng biết đi lối nào để đến được nhà bà con xưa.
Mới đây tui đi làm cái chứng minh thư mới (vì đã qua 15 năm là các cơ quan nhà nước hay ngân hàng họ không chấp nhận giao dịch). Phần NGUYÊN QUÁN trước ghi là Hà Tây thì nay đã được sửa lại là Hà Nội. Tui đã chính thức được làm người Hà Nội rồi nhé!:)
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/nUz-TBTJFsg&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1%22%3E%3C/param%3E%3Cparam name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowScriptAccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/nUz-TBTJFsg&color1=0xb1b1b1&color2=0xcfcfcf&feature=player_embedded&fs=1" type="application/x-shockwave-flash" allowfullscreen="true" allowScriptAccess="always" width="425" height="344"></embed></object>
ôi, sao tui k làm được cái màn hình như các bác nhỉ!
xin các bác chỉ dùm, xong rồi sẽ del ngay để thớt tập trung ạ, xin lỗi bác Golf cho em học ké tý
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/10/06
1.830
26
48
3lan
Của mợ đây
[tube]http://www.youtube.com/watch?v=nUz-TBTJFsg[/tube]
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
hu hu, nhưng bác làm sao mà được vậy, em thì không...
20.gif

em nhờ các bác chỉ cách làm cơ mà, không phải làm hộ đâu...

YouTube=http://www.youtube.com/v/nUz-

[tube]http://www.youtube.com/v/nUz-[/tube]

răng vẫn khong được hè... em sai chỗ mô mấy bác?

YouTube=http://www.youtube.com/watch?v=5KXTioh1aE4&feature=PlayList&p=07771FDC3E9D228A&playnext=1&playnext_from=PL&index=46

[tube]http://www.youtube.com/watch?v=5KXTioh1aE4&feature=PlayList&p=07771FDC3E9D228A&playnext=1&playnext_from=PL&index=46[/tube]
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
15/10/06
1.830
26
48
3lan
Hạng D
1/12/06
3.029
100
38
Các bác chèn video thì chèn vầy:[tube]mylink[/tube]

Rồi, ta lại quay sang chiên môn chút là chủ điểm "em yêu quý Hà lội xưa của em". Hôm nay ta sẽ đề cập tới "chủ điểm mùa đông" là: Hà nội trong những bức tranh của Bùi Xuân Phái, hix :)

Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ lớn nhất của Việt nam. Sinh năm 1920, tốt nghiệp thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông đứng sánh vai cùng với những tên tuổi lớn nhất của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.

Tranh của BXP chuyên về chất liệu sơn dầu, với các đề tài chính như phố cổ, chèo, chân dung, nông thôn, khỏa thân, tĩnh vật. Tuy nhiên mảng đề tài phố cổ Hà Nội là mảng thành công nhất của ông, thành công tới mức ngay từ lúc sinh thời ông đã được quần chúng mến mộ gọi Phái Phố!

Tranh phố của Bùi Xuân Phái có nét riêng rất ... BXP và làm toát lên hồn cốt của phố cổ Hà Nội những thập niên 50-70. Các mảng mầu trong tranh Phái thường có đường viền đậm nét, phố không những trở thành chính nó mà còn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều có chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đă gửi gắm những kỉ niệm, những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác, tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ, như điềm báo về sự đổi thay và biến mất của từng mái nhà, từng con người mang hồn phách xưa cũ (lược wiki).

Ngày nay ai có "duyên" giữ được vài bức của BXP là có tài sàn cả chục, trăm ngàn đô-la. Nhưng giá trị thực của các bức tranh đó là tinh thần chứ không phải là tiền. Vì thế thông thường các bác chủ các bộ sưu tập này chỉ để thưởng thức cho riêng mình chứ không bán, thi thoảng hứng lên mới mở triển lãm cho bà con xem chút. Nhà sưu tầm tranh BXP lớn nhất nghe nói một ông tên Tuấn, rồi ông Lâm (cafe Lâm, đã mất), và last not least chính là GĐ của ông mà điển hình là họa sĩ BX Phương, con trai ông BX Phái.

Để thỏa mãn nhu cầu nghệ thuật của quần chúng, của rất nhiều người muốn mua tranh Phái Phố, trong đó có nhiều VK giàu có, thị trường tranh HN trong mười mấy năm gần đây xuất hiện rất nhiều tranh của các Phái nhái, Phái rổm, giá cả hợp lý, tất nhiên cũng có đầy đủ chữ ký lừng danh của ông Phái ở góc tranh, giá cả lại hợp lý nên người mua ... sướng, bỏ đống tiền ra sắm đem tranh giả về treo và ôm ấp ở các phòng khách sang trọng khắp TG :)

Vài tranh của ông họa sĩ Bùi Xuân Phái tức Phái Phố:

Phố Gia Ngư:

Pho1.jpg



Phố Tạ Hiền:

Pho3.jpg



Phố Nguyền Hữu Huân:

Pho3.jpg



Phố Mã Mây:

Pho4.jpg



Phố Hàng Đường:

Pho6.jpg



Phố Hàng tre:


Pho7.jpg



Phố Hàng Nón:


Pho8.jpg



Phố Hàng Muối:


Pho11.jpg



Ngõ Huyện:


Pho15.jpg



Phố Hàng Bè:


Pho16.jpg



Chợ Hàng Bè:


pho20.JPG



Phố Hàng Bạc:


hangbe6090.jpg




Ai đã gắn bó với những địa danh trên của HN khi xem tranh ông Phái đều nao nao mơ về một ... "ngày xưa xa lắm", hix!

Bonus: hai tranh nude của cụ Bùi Xuân phái

Chèo:


Cheo5.jpg



Giấc Mơ Ngoài Phố:


Pho13.jpg




Đủ các Phố Hàng về HN qua tranh ông Phái Phố rùi, nay chạy qua Hàng thơ chút với một bài thơ "lạ":

"Hà Nội bây giờ vời vợi nhớ mong
Em về nơi xa nắng có hồng đôi má
Anh bỗng nghe lòng mình thật lạ
Chẳng biết là có phải nhớ em không

Trời rồi vào đông hoa sữa sẽ thôi nồng
Vầng trăng kia đang tròn rồi sẽ khuyết
Như anh và em gặp nhau rồi ly biệt
Dẫu biết thế rồi lòng vẫn cứ bâng khuâng

Anh bỗng ghét Hà Nội thu liễu rủ ven hồ
Bỗng ghét đông trời không màu nắng
Bỗng ghét xuân mưa thăm từng góc phố
Bỗng ghét hè than thở những tiếng ve ..."

TG-unknown

Bởi nói ghét chính vì là muốn nói iu mà đã không nói được, hay là không dám nói, tiếc nữa là không kịp nói v.v.

"Nói vậy chớ không phải vậy" như thế cũng là một nét "đẹp" của người Hà nội chứ không phải chỉ là độc quyền của riêng ai :)