Hạng D
2/12/03
1.950
4.606
113
Vietnam
Cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1 bắc qua sông Sài Gòn được thi công nâng tĩnh không thông thuyền lên 7 m, tổng vốn 245 tỷ đồng, đảm bảo cho tàu lớn qua lại.

Hai dự án được Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Sở Giao thông Vận tải TP HCM, khởi công sáng 31/12, dự kiến hoàn thành sau 8 tháng. Trong đó, dự án nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 tổng vốn 133 tỷ đồng và cầu Bình Phước 1 gần 112 tỷ đồng.

Tĩnh không thông thuyền của cầu được tính từ mực nước cao nhất đến gầm cầu. Tùy cấp đường thủy, tĩnh không các cầu có tiêu chuẩn chiều cao khác nhau. Sông Sài Gòn đoạn qua cầu Bình Phước 1 và Bình Triệu 1 thuộc cấp 2, tĩnh không phải đạt 7-9,5 m. Do xây dựng từ hàng chục năm trước, tĩnh không thông thuyền hai cầu này hiện chưa đến 6 m, làm hạn chế giao thông thủy trong điều kiện tàu thuyền cỡ lớn ngày càng phát triển.

Nâng tĩnh không hai cầu cửa ngõ TP HCM

Cầu Bình Triệu 1 (phải) tĩnh không chỉ gần 6 m. Ảnh: Hạ Giang

Cầu Bình Triệu 1 nằm trên quốc lộ 13, nối TP Thủ Đức với quận Bình Thạnh xây dựng từ trước năm 1975, được sửa chữa và mở rộng năm 2010. Theo phương án thi công, tĩnh không cây cầu này sẽ được nâng thêm hơn một mét trên tổng chiều dài cầu khoảng 770 m.

Cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1, nối Thủ Đức sang quận 12, cũng được nâng thêm 1,25 m trên tổng chiều dài 760 m, đảm bảo tĩnh không đạt tối thiểu 7 m.

Giải pháp thi công được các đơn vị đưa ra là sẽ kích nâng kết cấu nhịp của toàn cầu bằng hệ kích thủy lực, đảm bảo đồng bộ và an toàn công trình. Sau khi nâng tĩnh không thông thuyền, quy mô, tải trọng của cầu không thay đổi so với hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân Vinh, Giám đốc Trung tâm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, cho biết cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1 nằm trên các tuyến giao thông chính, xe dày đặc nên quá trình triển khai dự án có thể khó khăn do vừa thi công vừa đảm bảo giao thông. Tuy nhiên, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ cố gắng đảm bảo tiến độ, hạn chế tối đa ảnh hưởng đi lại của người dân.

Nâng tĩnh không hai cầu cửa ngõ TP HCM

Cầu Bình Phước 1 trên quốc lộ 1, nối Thủ Đức sang quận 12. Ảnh: Hạ Giang

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Bùi Xuân Cường cũng cho biết sông Sài Gòn có ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở thành phố và kết nối với các tỉnh lân cận. Hiện trên tuyến sông có 14 cầu, trong đó chỉ còn cầu Bình Triệu 1 và Bình Phước 1 chưa đảm bảo tĩnh thông thuyền.

"Việc nâng cấp các cây cầu này còn giúp tăng kết nối liên vùng, đảm bảo khai thác đồng bộ trên tuyến đường thủy quan trọng này", ông nói.

Các bác có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
 
Hạng C
19/8/13
540
8.112
93
59
Anh nào giải ngố cho em với, nâng tĩnh không là đập đi xây lại cao hơn, hay đôn cái chân móng nâng cầu cao lên???
 
Hạng C
5/12/16
600
922
93
41
Anh nào giải ngố cho em với, nâng tĩnh không là đập đi xây lại cao hơn, hay đôn cái chân móng nâng cầu cao lên???
Làm kiểu thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy á, nhưng chắc là lúc đó phải cấm xe 1 thời gian rồi, lúc nâng dàn chân lên thì thế nào cũng sẽ xuất hiện khoảng hở lớn, thay đổi kết cấu.
 
  • Like
Reactions: bluechatvn
Hạng C
19/8/13
540
8.112
93
59
Làm kiểu thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy á, nhưng chắc là lúc đó phải cấm xe 1 thời gian rồi, lúc nâng dàn chân lên thì thế nào cũng sẽ xuất hiện khoảng hở lớn, thay đổi kết cấu.
cây cầu giữa sông thì tựa vào đâu để gắn đội nâng lên như mấy clip thần đèn làm nhỉ? hay xây thêm trụ mới đội lên
 
  • Like
Reactions: kevinngva
Hạng B2
18/7/20
407
496
63
như kiểu kéo giò ra nhỉ; cắt chính giữa xong thêm 1 khúc vào; làm thành cái vòng cung, hehe
xưa thấy nhà thờ gì dưới đỗ xuân hợp nâng gầm. thấy đào xuống xong kích lên rồi đổ bên tông xg tiếp như kiểu kéo giò á
 
Hạng C
5/12/16
600
922
93
41
cây cầu giữa sông thì tựa vào đâu để gắn đội nâng lên như mấy clip thần đèn làm nhỉ? hay xây thêm trụ mới đội lên
Gắn dàn kích vào dàn trụ có sẵn đó anh, nhưng cái khó là khi nâng lên vậy sẽ có phần hở giữa các nhịp, kiểu gì cũng phải đóng cầu vài tháng để xử lý, kẹt càng thêm kẹt.
Trong khi cái đường XVNT mấy năm nay kẹt như điên rồi, giờ nó cho kẹt kéo dài qua tới cầu Bình Triệu 1 luôn :D
 
  • Like
Reactions: kevinngva