Cháu nó 9, 10 tuổi rồi. Cái tuổi mặc dù vẫn còn nhỏ nhưng bác vẫn cần tôn trọng nó, có nghĩa là vẫn để cháu nuôi dưỡng ước mơ (thi vào TĐN). Theo mình 2 cha con cần ngồi với nhau như bạn bè, và bác là người khuyến khích cháu nuôi dưỡng ước mơ đó bằng cách cố gắng học năm cuối tiểu học để thi vào TĐN.
Cháu nó không học VSC hay bất kỳ trường có đào tạo A-levels khác không đồng nghĩa với trình độ, khả năng tư duy của cháu không bắt kịp sang Anh như bác dự định. Tin em đi, nếu nó là đứa có cá tính và khá, giỏi, đồng thời có ý chí thì nó sẽ bắt kịp được môi trường mới dù học ở đâu, miễn là cháu chăm học (bất kỳ chương trình nào). Thống kê ở HN thì các trường công top trên (top ten) vẫn có tỷ lệ du học sinh vào các trường đh top 100 thế giới nhiều hơn nhóm trường tư/quốc tế đấy. Em nghĩ SG cũng chẳng khác.
Ý kiến cá nhân của em: nếu là em, em sẽ vẫn để cháu học như cũ, và tìm thầy cô về dạy bổ sung để cháu hoàn thành ước mơ. Và không trách phạt nếu cháu không đạt kỳ vọng.
Tư vấn thì nó vô chừng, em có diễn đạt thì cũng trùng ý với bạn bên OF, em trích lại cho bác đọc chơi:
......................................
Phe ủng hộ VS có vẻ bắt đầu đi sai hướng và bị phe bên ngoài dồn ép. Công bằng mà nói chương trình VS mới chỉ ở mức chạm vào tiêu chuẩn giáo dục quốc tế thôi chứ ko có gì phải thần thánh hoá quá, học phí ở mức phù hợp với tầng lớp thị dân trung lưu và đánh vào tâm lý cực tả, cực hữu. Cụ thể như có mợ chia sẻ vì quá sợ môi trường trường công mà mợ ấy mô tả một cách cực hữu nên VS phù hợp với những người vì thế mà chuyển sang cực tả ủng hộ, dù kết quả thế nào vẫn rất mơ hồ.
Em thấy nhiều phụ huynh VS ở thớt này quá yêu F1 vì thế nâng tầm VS lên hơi quá. Cứ như là VS đang ko chỉ giáo dục cho lứa tuổi học sinh mà còn đào tạo lại tư duy cho cả các phụ huynh nữa nên cái gì của VS đưa ra cũng trở thành mới lạ, hay ho. Điểm tích cực em thấy là nhiều ng (ko phải trg thớt này vì em chả biết ai cả) trc khi cho F1 học VS thì ăn nói cũng bạt mạng nhg sau khi join vào thì trở nên ăn nói "cầu kỳ" hơn Mặt tiêu cực là có phần nâng giá trị bản thân lên cao hơn các phụ huynh trường công, cho rằng họ ko tân tiến, ko thức thời, ăn nói thô lỗ... Phải chăng cũng là ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục đề cao tự chủ bản thân của VS???
Quan điểm giáo dục thì mỗi độ tuổi đều cần có một sức ép nhất định, ko thể để cho F1 tự nghĩ, tự làm tất cả đc vì chúng còn chưa đủ khả năng tự chịu trách nhiệm hoàn toàn cho việc chúng làm (chú ý đoạn bôi đậm này là ý nói nhiều cháu thích học VSC, bố mẹ chuyển trường nhưng không chịu). Em có đọc một cuốn sách có nhận xét so sánh rất hay là loài ng trg quá trình tiến hoá của mình đã rút ngắn thời gian mang thai để tránh rủi ro sinh tồn. Vì thế trẻ con sinh ra phải cần thêm nhiều năm mới học đủ các bản năng cơ bản để tự bảo vệ mình và vì là con ng nên cần thêm nhiều năm nữa để học hỏi kiến thức. So với loài vật sinh ra vài tiếng đã có đủ bản năng cơ bản như đi, chạy để theo kịp bầy đàn hoặc trốn tránh kẻ thù... Một sai lầm bản năng có thể phải trả giá bằng mạng sống. Với con ng thì sẽ chẳng có phụ huynh nào chấp nhận điều đó và sẽ đứng ra chịu trách nhiệm một phần/hoàn toàn cho F1. Đây là một điều rất logic tự nhiên của giống loài con ng nên việc để trẻ tự do thái quá chính là đang đi ngược và phản tự nhiên.
Mức độ sâu hơn nữa thì ko chỉ độ tuổi mà còn do tính cách mỗi đứa. Ngô Bảo Châu sẽ ko đc như bây giờ nếu ko có sức ép phải học chuyên từ bé, Đặng Thái Sơn sẽ ko thành nhạc công tài giỏi nếu chỉ biết chăm chăm luyện gà chọi những môn Toán, Văn... Ko có trường nào dù công dù tư là đủ cho việc giáo dục, các phụ huynh sẽ tự biết F1 nhà mình thiếu gì, cần gì để bổ sung thêm cho hoàn thiện. Những phụ huynh thấy công hoặc tư là quá đủ rồi thường là những ng rất phụ thuộc vào mô hình đào tạo mà họ chọn lựa cho F1 của mình, đây cũng là một hình thái khác của việc phụ huynh áp đặt ý chí bản thân lên cho F1. Nếu vậy thì mô hình giáo dục dù là tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế cũng sẽ là phản tác dụng
..............................