Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
31/5/12
188
8
0
43
Em nghĩ là có thể tính luôn, và tính luôn khoản nợ vay (nợ vay được xem như tiền mặt nhưng là số âm), tính tổng lại có lẽ ra số âm.
DGM nói:
yTuongMoi nói:
Cái vụ có tính bất động sản hay không em xin có chút ý kiến:
Về danh sách tỷ phú, triệu phú nó không tính đến giá trị bất động sản đang ở và các tài sản để dùng hàng ngày mà tính tiền mặt và các khoản đầu tư ( gồm tiền mặt, giá trị cổ phiếu, bất động sản mua để đầu tư...). Vì vậy căn nhà bác mua để ở thì không tính, bác mua thêm vài căn để đầu tư thì vài căn đầu tư vẫn được tính. Hôm trước có bác thắc mắc sao thế giới chỉ có 11 triệu phú thì em cũng đã giải thích điểm này rồi.
Thế em đem cái BDS đang ở đi thế chấp để lấy tiền mặt mua 1 căn, còn dư để đếm. Tiền mặt và BDS đó có tính k?
 
Hạng B1
Hình như các bác đang đi lạc đề với câu hỏi của Cụ bùi rồi.
Cái mà em lo nhất nếu ngày mai hết tiền là làm sao để lại có tiền. :D:D:D
hết.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
7/8/11
647
32
43
48
Xì Gòng
bravia nói:
Cụ Bùi nói:
Chất lượng đào tạo của mình chán lắm cụ Phóng Lựu ạ!
Khắc phục được cái này thì bằng cách nào nhỉ?
Theo em thấy thì 3 nguyên nhân sau:
- Do thả lỏng chất lượng đầu ra. Vậy muốn có được chất lượng thì tìm cách bao tiêu được "sản phẩm sau chế biến" này. Đồng thời dùng chính tiêu chuẩn chất lượng là công cụ đào tạo + kiểm soát trong suốt quá trình đào tạo. Do đó để làm là cần cái gì rồi! tìm ngay thằng sử dụng đi hỏi nó coi mày cần thể loại gì, như thế nào.

- Do cố gắng chay theo cái đào tạo. Cái này do Tiền Ít, muốn tổ chức cho quy mô bài bản nhưng không đủ lực, giật gấu vá vai nhanh chóng thu nhanh, xuất chuồng sớm.

- Do cơ chế quản lý nó gò ép phải tiêu hoá các món ăn không cần thiết. Tuy nhiên với cái quyền lực "nhão" kia thì có lẽ từ nay không đến nỗi là rào cản
Theo quan điểm của em, về vấn đề giáo dục. Bản thân nền giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề học vì sĩ diện từ thời phong kiến xưa. Nhu cầu học không phải lấy kiến thức, mà học là để điểm tốt, học để lấy cái bằng. Cái câu: "Học cho nó có cái bằng đi hẵng, rồi yêu đương sau" hay "cố mà kiếm lấy cái bằng, sau cho đỡ khổ con ạ" vốn là rất quen tai với chẳng riêng gì em mà cả với các cụ nữa.

Mà phàm cầu như nào thì cung sẽ đáp ứng y hệt. Việc sinh viên Việt nam lên giảng đường ngủ. Thằng dạy cứ dạy, thằng học cứ học diễn ra hằng ngày. Do vậy việc một chú sinh viên hay cô sinh viên mới ra trường mặt xanh như đít nhái khi em hỏi chi tiết về Luật, hay Lọc Hóa dầu hay Vận Tải biển là bình thường. Em có ông anh, xin được dấu tên nói: "Mịa, con của BT với CT đấy, ngu như con bò. Làm cái tờ trình đến 4 lần chả xong. Nói thì bảo trù dập, từ sau, có cái gì, mình bảo đứa khác làm"

Nghĩ vừa trách nhưng cũng tội cho bọn nó. Cái mớ lý thuyết trong trường ĐH nó chỉ được học thế, ra làm thế đêk nào được. Học phải đi đôi với hành! Học về hóa dầu mà chưa nhìn thấy nhà máy naptha cracking. Học về hàng hải mà chưa từng xuống cái tàu mẹ. Học về luật kinh tế mà không được tham gia một case nào ra hồn thì hỏi sau này nó thành cái gì?

Đâm ra riêng vụ giáo dục đại học và trên đại học, em đề nghị thống nhất cho các loại mầm non có điều kiện đi nước ngoài. Các mầm non không có điều kiện thì cứ vật vờ, lay lắt kiếm tí tiền, sang nước ngoài học Thạc sĩ hay học lại nốt. Còn loại không vật vờ sống nổi thì mời các cụ về quê, cầm bằng đó buôn than, buôn sắt gì đó cho thành phố rộng chỗ. Thế hệ tương lai đừng bắt con cái các cụ học cái bằng ĐH khổ bỏ mother ra làm gì.

Cái gì nó cũng phải có quá độ. Chả có ca mổ nào mà không đau. Nhưng thà đau một lần còn hơn là cứ lủng lỉu đeo cái cục trĩ ở đít.

Cách mạng từ tiểu học!

Làm đi!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
8/1/10
483
73
28
Em chuẩn bị cho cái vụ "Nếu ngày mai hết xèng..." này từ 2008 lận. Các bác có ném đá thì kệ nhưng em quả có tự hào mình nhìn hơi xa đoá. Hehe.

Em đã bán con xe ghẻ lấy tiền bỏ bank, nộp ít tiền ngu cho bọn SJC và quan trọng nhất là em thường xuyên nói với F1: Con ơi nhà mình nghèo lắm ... để lỡ một mai hết xèng, cháu khát sữa thì cũng không phải chuyện lớn với nó.

Còn chuyện làm gì thì em cũng hóng mấy bác thôi, tài cán gì hơn người ở cái thời loạn lạc này.
 
Hạng B1
20/2/11
77
2
8
HCM city
em cứ tưởng các cụ hết tiền thật... ngờ đâu là lại ... đầu tư vào cái gì đây !
 
Hạng D
18/7/11
1.013
5.688
113
Q7
- Do chất lượng GV không bảo đảm, kinh nghiệm thực tiễn k đủ: gv thường dạy cái mình biết, chứ k phải dạy cái sv cần.
- Chất lượng nguyên liệu không tốt, muốn có sản phẩm tốt không phải dễ

bravia nói:
Cụ Bùi nói:
Chất lượng đào tạo của mình chán lắm cụ Phóng Lựu ạ!
Khắc phục được cái này thì bằng cách nào nhỉ?
Theo em thấy thì 3 nguyên nhân sau:
- Do thả lỏng chất lượng đầu ra. Vậy muốn có được chất lượng thì tìm cách bao tiêu được "sản phẩm sau chế biến" này. Đồng thời dùng chính tiêu chuẩn chất lượng là công cụ đào tạo + kiểm soát trong suốt quá trình đào tạo. Do đó để làm là cần cái gì rồi! tìm ngay thằng sử dụng đi hỏi nó coi mày cần thể loại gì, như thế nào.

- Do cố gắng chay theo cái đào tạo. Cái này do Tiền Ít, muốn tổ chức cho quy mô bài bản nhưng không đủ lực, giật gấu vá vai nhanh chóng thu nhanh, xuất chuồng sớm.

- Do cơ chế quản lý nó gò ép phải tiêu hoá các món ăn không cần thiết. Tuy nhiên với cái quyền lực "nhão" kia thì có lẽ từ nay không đến nỗi là rào cản
 
Hạng C
21/4/11
596
199
43
Em hoàn toàn mất trí với quan điểm này của CB. Em thích mở 1 trường tiểu học dân lập song ngữ, bắt đầu từ 1 vài lớp (giống trường DTD nổi tiếng ở Hà nội mà em đã góp phần nhỏ cùng đi lên từ lúc có ba, bốn lớp), lấy chất lượng đào tạo làm đầu, sĩ số ít, giáo viên giỏi, học phí cao (chừng 300usd như CB nói là quá đủ). Ko cần vị trí trung tâm mà dựa vào hệ thống bus đưa đón. Em mà làm cái này thì sẽ chắc sẽ xin quyền trợ giúp thêm từ đám bạn cũ hiệu trưởng, hiệu phó toàn trường nổi ở HN :D
Em tâm huyết với mô hình này, ko chỉ vì tiền, bác nào có dự án hợp tác nào như vậy thì cho em tham gia với nhớ ! Còn không thì để em chiên trứng, khi nào mần kha khá sẽ lên dự án, mời gọi các bác tham gia :p

Cụ Bùi nói:
Cách mạng từ tiểu học!

Làm đi!
 
Last edited by a moderator:
Bò Hóng
13/12/06
8.361
76.185
113
Bởi vậy em mới nói, khó là khó đó. Nhưng thực tế bảo không có lời giải là không đúng.

Tắc ở chỗ là cái thằng chủ sử dụng nó có chấp nhận cái lò chăn cừu của mình hay không, hay bảo là mày xuất chuồng đủ cân nặng, đủ tuổi là được. Thằng chăn cừu và thằng muốn cạo lông cừu nó vẫn chưa tìm được tiếng nói chung bởi chả thằng nào chịu nhìn vào cái con cừu cả.

Giải quyết cái này giống cách nói của Cụ Bùi như là kêu mày muốn có con kiến đẹp giá 1000 thì tao với mày cùng nuôi kiến vậy. Ban đầu cứ phải chấp nhận vậy đi
 
Hạng B2
19/6/12
172
60
28
42
Các bác các mợ đang bàn về thực trạng xã hội VN để tìm kiếm cơ hội đầu tư hay xả xú páp?
CB đúng là khó bỏ kiểu mênh mênh mang mang phù vân Yên Tử, cũng may là spam ở FI còm nào gãy gọn còm đó, chứ không còn spam kiểu twitter nữa.

Kinh doanh giáo dục thì kiểu diễn nôm như CB với Bravia có mà húp cháo!
Đào tạo kiểu mua Format như ĐH Duy Tân mua của Mỹ, OK chất lượng cao để ra lãnh lương bao nhiêu? Đất nào để dụng võ?
Cao Thắng truớc đây nổi danh là một trường nghề chất lượng cao, nay đuối vì sao?
99% KTS ra trường làm hoạ viên cao cấp nếu còn yêu nghề là vì sao?
Ai cũng biết hàng năm hệ thống ĐHCĐ nội địa góp phần tạo thêm cho XH 1 lượng thất nghiệp cực lớn, nhưng nhà nhà vẫn mơ ước con em mình nối tiếp khoa bảng?
Một nền công nghiệp manh mún què quặt, đào tạo nghề gì đây cho phù hợp?
Thương mại dịch vụ thì ăn đong, chụp giật ....

Có thể CB có sẵn nhiều nền tảng may mắn, nên chưa bao giờ ngồi bệt dưới đất nên cứ nghĩ rằng thơ Trần Dần là sự cách tân thi ca!
 
Status
Không mở trả lời sau này.