GiadinhNet – Sau khi Báo GĐ&XH đăng tải bài viết “Khách hàng dọa kiện Mazda vì xe mới mua đã… “chết”, trên trang cá nhân của Kỹ sư Lê Văn Tạch người từng được biết đến khi đấu tranh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có những phân tích đáng quan tâm.
Kỹ sư Tạch viết: “Mình đọc kỹ nội dung bài báo và đặc biệt là phần nội dung trả lời của TGĐ Mazda Việt Nam ông Bùi Kim Kha cho anh Thông về sự cố xe BT50 của anh Thông bị gãy tay biên và thủng lốc máy (engine housing) cảm thấy thật sự không thuyết phục.
Thứ nhất là TGĐ Mazda cho rằng xe này đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật. Tuy nhiên thực tế là những hạng mục bị che khuất như tay biên thì cơ quan đăng kiểm không thể đánh giá được nên xác nhận của Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật trong vụ việc này là không có giá trị.
Thứ hai là TGĐ Mazda Việt Nam kết luận nguyên nhân là do nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên. Động cơ hoạt động sau một thời gian dài với tay biên bị cong khiến tay biên bị cong khiến tay biên bị gãy làm vỡ lốc máy.
Kết luận này khó thuyết phục! Bởi nếu nước vào qua đường lấy khí đi qua máy nén khí để tăng áp suất (hệ thống turbo tăng áp suất khí nạp) rồi qua bộ phân phối khí rồi đi vào cả 4 buồng đốt (động cơ này có 4 xi- lanh) chứ không phải chỉ vào buồng đốt số 2 như vụ việc này.
Niềm vui, niềm tin giữa khách hàng với đơn vị phân phối xe Mazda tại Việt Nam ngắn chẳng tày gang. Ảnh: Facebook nhân vật
Mặt khác, nếu nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên thì động cơ khó có thể nổ được. Bởi vì nước không nén được nên để cong được tay biên thì thể tích nước vào buồng đốt phải xấp xỉ hoặc lớn hơn thể tích buồng đốt thiết kế.
Khi đó tay biên bị cong để làm tăng thể tích của buồng đốt sao cho đủ để chứa lượng nước và một phần nhỏ thể tích khí bị nén với áp suất rất cao. Do áp suất buồng đốt rất cao làm cho chênh lệch áp suất giữa nhiên liệu trong kim phun với áp suất buồng đốt nhỏ khiến cho nhiên liệu khó hoá hơi để cháy và nhiên liệu dễ bị trộn vào nước”.
Cuối bài viết, kỹ sư Tạch đưa ra nghi vấn: “Theo mình, trường hợp này có khả năng tay biên số 2 có vết nứt tế vi và không được phát hiện trong quá trình sản xuất. Vết nứt này phát triển dần theo thời gian hoạt động của động cơ đến khi đủ lớn để làm gãy tay biên”.
Trước đó, anh Thông đã đưa ra hàng loạt câu hỏi nhằm yêu cầu Mazda trả lời trong buổi làm việc ngày 14/4 gồm: “Xe BT50 của tôi bị nguyên nhân gì? Đối tượng bảo hành của Mazda là ai, những đối tượng nào không được bảo hành?
Xe tôi không được bảo hành thì thuộc trường hợp nào trong các trường hợp nào không được bảo hành trong sổ bảo hành? Định nghĩa xe ngập nước là như thế nào? Định nghĩa xe bị nước vào qua đường lấy gió là như thế nào...?
Yêu câu Mazda làm rõ nguyên nhân và tại sao nước vào được bộ phận lọc gió và lỗi của ai trong trường hợp này?( chứng minh bằng cơ sở kỹ thuật và các con số).
Hệ thống cảnh báo cho người sử dụng khi xe có sự cố nằm ở đâu và hệ số cảnh báo an toàn là bao nhiêu trong trường hợp này? Nếu xe tôi không được bảo hành thì nằm trong điều khoản nào của sổ bảo hành và phải chứng minh điều khoản đó (có biên bản làm việc và audio đính kèm)”.
Anh Thông cho biết, đến ngày 15/4 Mazda gửi trả lời bằng văn bản nhưng nội dụng không nhằm trả lời những câu hỏi như trong buổi làm việc ngày 11/4 mà anh đưa ra ngược lại văn bản trả lời nhằm bỏ rơi khách hàng và chối bỏ trách nhiệm của mình.
“Tôi thấy quyền lợi của mình đang bị xâm hại. Vậy tôi mong sự đoàn kết tất cả mọi người tiêu dùng Việt Nam và cùng ủng hộ tôi để tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôi nói riêng và của người tiêu dùng Việt Nam nói chung” – anh Thông chia sẻ.
Cùng lên tiếng sau khi Báo GĐ&XH đăng tải bài viết về vụ việc, anh Thông khẳng định anh sẽ đi tới cùng của vụ việc để đảm bảo quyền lợi của mình.
Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới độc giả.
Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội
Kỹ sư Tạch viết: “Mình đọc kỹ nội dung bài báo và đặc biệt là phần nội dung trả lời của TGĐ Mazda Việt Nam ông Bùi Kim Kha cho anh Thông về sự cố xe BT50 của anh Thông bị gãy tay biên và thủng lốc máy (engine housing) cảm thấy thật sự không thuyết phục.
Thứ nhất là TGĐ Mazda cho rằng xe này đã được Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật. Tuy nhiên thực tế là những hạng mục bị che khuất như tay biên thì cơ quan đăng kiểm không thể đánh giá được nên xác nhận của Cục Đăng Kiểm Việt Nam xác nhận đủ an toàn, kỹ thuật trong vụ việc này là không có giá trị.
Thứ hai là TGĐ Mazda Việt Nam kết luận nguyên nhân là do nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên. Động cơ hoạt động sau một thời gian dài với tay biên bị cong khiến tay biên bị cong khiến tay biên bị gãy làm vỡ lốc máy.
Kết luận này khó thuyết phục! Bởi nếu nước vào qua đường lấy khí đi qua máy nén khí để tăng áp suất (hệ thống turbo tăng áp suất khí nạp) rồi qua bộ phân phối khí rồi đi vào cả 4 buồng đốt (động cơ này có 4 xi- lanh) chứ không phải chỉ vào buồng đốt số 2 như vụ việc này.
Niềm vui, niềm tin giữa khách hàng với đơn vị phân phối xe Mazda tại Việt Nam ngắn chẳng tày gang. Ảnh: Facebook nhân vật
Mặt khác, nếu nước vào qua đường lấy khí đi vào buồng đốt làm cong tay biên thì động cơ khó có thể nổ được. Bởi vì nước không nén được nên để cong được tay biên thì thể tích nước vào buồng đốt phải xấp xỉ hoặc lớn hơn thể tích buồng đốt thiết kế.
Khi đó tay biên bị cong để làm tăng thể tích của buồng đốt sao cho đủ để chứa lượng nước và một phần nhỏ thể tích khí bị nén với áp suất rất cao. Do áp suất buồng đốt rất cao làm cho chênh lệch áp suất giữa nhiên liệu trong kim phun với áp suất buồng đốt nhỏ khiến cho nhiên liệu khó hoá hơi để cháy và nhiên liệu dễ bị trộn vào nước”.
Cuối bài viết, kỹ sư Tạch đưa ra nghi vấn: “Theo mình, trường hợp này có khả năng tay biên số 2 có vết nứt tế vi và không được phát hiện trong quá trình sản xuất. Vết nứt này phát triển dần theo thời gian hoạt động của động cơ đến khi đủ lớn để làm gãy tay biên”.
Trước đó, anh Thông đã đưa ra hàng loạt câu hỏi nhằm yêu cầu Mazda trả lời trong buổi làm việc ngày 14/4 gồm: “Xe BT50 của tôi bị nguyên nhân gì? Đối tượng bảo hành của Mazda là ai, những đối tượng nào không được bảo hành?
Xe tôi không được bảo hành thì thuộc trường hợp nào trong các trường hợp nào không được bảo hành trong sổ bảo hành? Định nghĩa xe ngập nước là như thế nào? Định nghĩa xe bị nước vào qua đường lấy gió là như thế nào...?
Yêu câu Mazda làm rõ nguyên nhân và tại sao nước vào được bộ phận lọc gió và lỗi của ai trong trường hợp này?( chứng minh bằng cơ sở kỹ thuật và các con số).
Hệ thống cảnh báo cho người sử dụng khi xe có sự cố nằm ở đâu và hệ số cảnh báo an toàn là bao nhiêu trong trường hợp này? Nếu xe tôi không được bảo hành thì nằm trong điều khoản nào của sổ bảo hành và phải chứng minh điều khoản đó (có biên bản làm việc và audio đính kèm)”.
Anh Thông cho biết, đến ngày 15/4 Mazda gửi trả lời bằng văn bản nhưng nội dụng không nhằm trả lời những câu hỏi như trong buổi làm việc ngày 11/4 mà anh đưa ra ngược lại văn bản trả lời nhằm bỏ rơi khách hàng và chối bỏ trách nhiệm của mình.
“Tôi thấy quyền lợi của mình đang bị xâm hại. Vậy tôi mong sự đoàn kết tất cả mọi người tiêu dùng Việt Nam và cùng ủng hộ tôi để tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tôi nói riêng và của người tiêu dùng Việt Nam nói chung” – anh Thông chia sẻ.
Cùng lên tiếng sau khi Báo GĐ&XH đăng tải bài viết về vụ việc, anh Thông khẳng định anh sẽ đi tới cùng của vụ việc để đảm bảo quyền lợi của mình.
Báo Gia đình & Xã hội sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc tới độc giả.
Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội