Công Nghệ Nghĩ mãi không ra !

Hạng C
15/10/03
514
3
18
Thái Nguyên
RE: Nghĩ mãi không ra !

Hay là ở những giọt xăng cuối cùng ống hút ở chế hòa khí bị air lại có thể làm cho xăng phun vào được nhiều hơn chăng???[:-]
 
Tập Lái
15/7/05
2
0
0
RE: Nghĩ mãi không ra !

Theo em biết thì ở bộ chế hòa khí có một bình chứa xăng ở dưới. Lượng xăng được hút lên để hòa với không khí được điều chỉnh bởi kim xăng, nối với dây ga (theo bác thợ máy xe 2 chỗ mui trần nhà em). Lúc xăng đầy, mức xăng trong bình chứa luôn ngập khỏi ống chứa xăng. Do đó xăng không thể lên quá nhiều do kim xăng chặn lại.
xang10kr.jpg


Khi hết xăng, mức xăng nằm dưới ống hút xăng
xang29sh.jpg


Khi đó, xăng sẽ tự bốc hơi và kim xăng không thể chặn lại (do không khí dễ chui qua hơn) nên dù không tăng ga máy vẫn bị rồ lên.

Em nói đúng không bác Đè ra phá [8|]
 
VETERAN
15/3/05
731
10
0
Cà Mau
RE: Nghĩ mãi không ra !

Trích đoạn: tdangkhoa
xang29sh.jpg

Theo em biết thì ở bộ chế hòa khí có một bình chứa xăng ở dưới. Lượng xăng được hút lên để hòa với không khí được điều chỉnh bởi kim xăng, nối với dây ga (theo bác thợ máy xe 2 chỗ mui trần nhà em). Lúc xăng đầy, mức xăng trong bình chứa luôn ngập khỏi ống chứa xăng. Do đó xăng không thể lên quá nhiều do kim xăng chặn lại.
xang10kr.jpg


Khi hết xăng, mức xăng nằm dưới ống hút xăng


Khi đó, xăng sẽ tự bốc hơi và kim xăng không thể chặn lại (do không khí dễ chui qua hơn) nên dù không tăng ga máy vẫn bị rồ lên.

Em nói đúng không bác Đè ra phá [8|]

Hehe! tui tán đồng ý kiến của bạn , có điều theo ngu ý của tui , xin được đánh chánh đôi chút
1/ đối với 2 chỗ mui trần , thì bình chứa xăng thuờng cao hơn bộ CHK để cho xăng tự chảy xuống ( chớ hổng phải hút vô _ một vài model xe đời mới họ dùng nguyên lý khóa xăng bằng van chân không, khi Pít sờ tông di chuyển tạo ra chân không mói cho phép xăng chảy xuống)

2/Kim xăng chỉ chặn đường xăng từ bình xăng tới bộ CHK, còn xăng được hút vô xi lanh theo các gíc lơ rồi phun ra trên các họng hút ( hổng thong với nhau ) Tuy nhiên theo như hình vẽ của bạn , khi xăng đầy kim xăng liên tục đóng mở để luôn đảm bảo lượng xăng ở 1 giới hạn đã xác định trước nên tạo cho ta thấy 1 "cảm giác " xăng bị bít 1 đầu nên khó hút vô trong họng hút của bộ CHK hơn . còn khi hết xăng , kim xăng đã mở xăng trong bộ CHK lúc này được thông với khí trời ( chịu áp lực 1 át mốt phe) nên xăng dễ dàng được hút vô trong họng hút hơn .( giống như các bác chứa đầy ống ti ô nước , một tay bập bập 1 đầu còn đầu kia thì hút sẽ thấy khó hút hơn là bỏ đầu kia ra )

Nói như zậy , thì hai thì chớ tám thì dùng CHK thì cũng có hiện tượng róng lênn như zậy , dưng mà hai thì nó rống to hơn vì nó là .... Động cơ hai thì . :D , Phỏng ạh?!

dạo này vô đây thấy bác Đè hay có những câu đố zui hấp dẫn như là Show game trên ti vi zậy , hay thiệt!!!
 
Bác sĩ
20/4/04
3.488
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Nghĩ mãi không ra !

Pác Hailúa lại hiểu lầm ý của nhà thơ Trần Đăng Khoa rồi...! :D
Ý pác Khoa nói không phải muốn đề cập tới cái Kim của bình giữ mực (Pointu) đâu bác ạ, mà là muốn nói tới cái Kim ga gài trong Trụ ga của loại CHK tiết diện biến đổi mà xe gắn máy ngày nay hay dùng cơ bác ạ...! Khái niệm "hút vô" của bác í cũng nói tới việc hút Hoà Khí vào buồng đốt chứ không phải là hút xăng vào Bình Giữ Mực đâu bác...!
Tuy nhiên, Giải thích của bác Khoa vẫn bị vướng 1 số vấn đề như : Khí thì dễ thoát lên hơn Xăng nhưng Hoà khí nhạt (thiếu xăng!) quá làm sao nổ máy được hả bác?
@ bác Hailúa : CHK nào cũng phải có 1 cái ống gọi là " ống thông hơi bình giữ mực" chứ pác, cái Pointu có thông với khí trời hay không thì áp suất mặt thoáng của xăng trong bình giữ mực cũng thế thui...!:)
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Nghĩ mãi không ra !

Trích đoạn: Der Fahrer

Tại sao động co hai thì , trước khi chạy đến giọt xăng cuối cùng thì máy bao giờ cũng rồ lên rất lớn rồi mới tắt ??? Hết xăng , dư không khí thì phải lịm đi chứ ? [8|]
Lâu lâu mới dám thò mặt vô box bác Đè, em xin ngỏ vài lời ngắn gọn, sai thì bác đè em lun nha.
Em sử dụng 2 nhân tố: chỉ số kích nổ và áp lực khí đường hút gió.
Khi còn xăng do đường dẫn xăng còn chất lỏng xăng nên áp lực cao hơn, khí vào chế chỉ qua ống hút gió có tấm lọc, cùng với xăng hòa khí vào cổ hút.

Khi sắp hết xăng, đường dẫn xăng hở, xăng lẫn khí, áp lực ở đường dẫn xăng bằng áp lực bình xăng, bằng áp lục ngoài trời, nhỏ hơn áp lực khí phải hút qua tấm lọc, do không còn nút chất lỏng xăng bịt kín đường dẫn xăng, (thông thẳng với bình xăng lớn bé).
So sánh tương đối với đường hút khí thì áp lực đường hút khí cao hơn do còn có tấm lọc.
Cho nên lúc này khí vào cổ hút chủ yếu là từ bình xăng nhiều hơn từ đường hút khí có tấm lọc.

Vấn đề là khí ở bình xăng chủ yếu là khí xăng, tức là thành phần nhẹ hơn trong xăng (ốc tan -> mê tan) dễ bay hơi hơn và đồng thời có chỉ số kích nổ ở nhiệt độ, áp suất thấp hơn đi vào xy lanh.

Vào xy lanh 2 thì, hỗn hợp khí này bị nén nổ sớm nên gây ra tiếng nổ lớn hơn bình thường. RỒ lên đến khi hết hẳn xăng và khí xăng.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Nghĩ mãi không ra !

Bác Datsun , Bác đang đứng ngay trước cửa của chân lý , mọt bước nữa là chân lý ngã vào vòng tay của Bác đó !:)
Điều tra theo hướng phân tích tình trạng của xăng có bọt trong ống hút và việc thay đổi áp suất nén hòa khí trong buồng dưới của Piston máy 2 thì ngay trước khi hết xăng là trúng quá rồi !
 
Hạng B2
17/9/05
361
23
18
RE: Nghĩ mãi không ra !

Trích đoạn: Der Fahrer

Bác Datsun , Bác đang đứng ngay trước cửa của chân lý , mọt bước nữa là chân lý ngã vào vòng tay của Bác đó !:)
Điều tra theo hướng phân tích tình trạng của xăng có bọt trong ống hút và việc thay đổi áp suất nén hòa khí trong buồng dưới của Piston máy 2 thì ngay trước khi hết xăng là trúng quá rồi !
Em chịu rùi bác ơi, đêm qua cũng có cảm giác như bác nói, nhưng lâu ngày em quên hết rùi.

Em bó tay rùi, mời các bác, em nhận làm "con dê" hì hục húc bức tường, mời "bác thỏ" vô nhẹ nhàng đạp đổ bức tường đê.
Thương tình thì nhường cho em 10% lợi tức là rộng tay lắm rùi.:D
Nhiều khi đứng trước cửa... mà bất lực. [:eek:]
Thôi thì chân lý cao xa em không dám mơ, nếu có gì trần tục hơn ngã vào vòng tay em thì nhắm mắt em ôm liền :D
 
Hạng B2
8/5/06
346
162
43
RE: Nghĩ mãi không ra !

Tui đoán như thế nầy:
Khi chạy những giọt xăng cuối cùng , bình giữ mực xăng trong bộ chế hòa khí (nơi chứa xăng và phao xăng) lúc nầy không chứa toàn xăng mà còn có không khí từ bình xăng, bơm xăng theo ống dẫn xăng tràn vào. Áp thấp ở họng bộ chế hòa khí lúc nầy vẫn tạo ra lực hút nhưng xịt từ lổ tia ra là một hổn hợp xăng+không khí được trộn xoáy rất mạnh, đây là một hiệu ứng giống như TUBOCHARGE vậy. Nhờ bị vậy mà trước khi tử trận con chim của chúng ta đã cất tiếng hót cuối cùng rất chi là lãnh lót. Từ hiện tượng nầy các nhà chế tạo đã nghiên cứu và sáng chế ra hệ thống phun xăng của các xe đời mới đấy các bạn ạ.
Ai hổng tin qua Đức hỏi các kỹ sư của Mer. thì biết liền.

TB: Nếu họ trả lới là đúng thì thông báo lại cho tui hay với nhé.
 
Tập Lái
23/2/07
1
0
0
RE: Nghĩ mãi không ra !

Chào các bác,

Hôm nay em rảnh rỗi mới nhìn thấy cái topic này, cũng lâu quá rồi nhưng không thấy ai trả lời nữa. Theo em thì các bác giải thích đều chưa trúng.

Để giải thích trước hết em trình bày qua nguyên tắc hoạt động (có liên quan trực tiếp) của cái carburator. Dòng khí đi qua cổ hút bị thắt lại làm tăng tốc độ dòng khí tạo áp suất thấp HÚT xăng từ bình xăng con vào để trộn với không khí. Tùy thuộc vị trí của kim ga mà khe hút mở rộng hay hẹp làm lượng xăng phun vào nhiều hay ít. Trong bình xăng con có PHAO để khống chế MỨC XĂNG. Khi mức xăng đủ, phao này đóng chặt làm xăng từ bình xăng chính không tự chảy vào bình xăng con nữa, để tránh tràn ngược lên cổ hút và vào buồng đốt. Cũng vì lý do này mà không gian trong bình xăng con là một không gian kín và hẹp, áp lực hút ở cổ hút hút xăng ra vào tạo áp lực chân không tương ứng trong bình xăng con, nghĩa là bình xăng con luôn được duy trì một áp lực âm đáng kể khi hoạt động.

Bây giờ em giải thích vì sao lại bị rồ máy trước khi hết xăng. Khi gần hết xăng, mức xăng trong bình xăng con xuống thấp và mở van đầu vào để lấy thêm xăng từ bình xăng chính. Nhưng bình xăng chính không còn xăng nên không khí tràn vào. Mà không khí thì không làm tăng mực xăng để đóng van mà chỉ làm tăng áp suất trong bình xăng con, dẫn đến xăng bị phun mạnh vào khu vực hòa trộn mặc dù vị trí kim xăng không thay đổi. Đến khi lượng xăng trong bình xăng con bị phun hết và xuống dưới ngưỡng có thể vào được lỗ hút thì động cơ ngừng hoạt động.

Đó là giải thích của em, các bác xem có hợp lý không nhé.

Nếu giải thích do cấu tạo ống xả thì bác cứ tháo ống xả ra rồi thử xem, không có ống xả vẫn bị như thường.

Giải thích do hiện tượng hòa khí trước khi phun cũng không hợp lý vì lỗ phun rất nhỏ, khí + xăng thì cần tiết diện lớn hơn rất nhiều mới đảm bảo.

Giải thích của em chỉ áp dụng cho chế hòa khí dùng bình xăng con thôi nhé, dùng bơm xăng thì câu chuyện khác hẳn rồi, nên không có hiện tượng rồ ga khi hết xăng đâu.

PS: Áp suất và áp lực là khác nhau, nhưng do thói quen em vẫn dùng lẫn và mọi người vẫn hiểu vì với chất lỏng thì chỉ có áp suất là có ý nghĩa chính :D
 
1/4/07
21.905
16.705
113
0913168658
RE: Nghĩ mãi không ra !

Theo T hiện tượng rồ lên do điều chỉnh đậm đặc hòa khí.
Để ổn dịnh người ta điều chỉnh đậm hơn chế độ hòa khí tối ưu một ít. Khi xe hết xăng thì hòa khí sẽ rơi vào mức độ tối ưu khiến ga tự động lớn lên. Nếu tiếp tục hòa khí vượt qua nồng độ tối ưu thì công suất sẻ giảm hẳn, nếu muốn tiếp tục nổ máy thì phải giảm số- hạ công suất.

Hôm nào bạn đi xe gắn máy hết xăng, thử làm xem. ( T đi xe gắn máy- bị hết xăng rất thường- xăng tăng giá quá mình đổ 50k mà quên răng 50k bây giờ thua xa lúc trước :( )

Trích đoạn: bibong

Chào các bác,

Hôm nay em rảnh rỗi mới nhìn thấy cái topic này, cũng lâu quá rồi nhưng không thấy ai trả lời nữa. Theo em thì các bác giải thích đều chưa trúng.

Để giải thích trước hết em trình bày qua nguyên tắc hoạt động (có liên quan trực tiếp) của cái carburator. Dòng khí đi qua cổ hút bị thắt lại làm tăng tốc độ dòng khí tạo áp suất thấp HÚT xăng từ bình xăng con vào để trộn với không khí. Tùy thuộc vị trí của kim ga mà khe hút mở rộng hay hẹp làm lượng xăng phun vào nhiều hay ít. Trong bình xăng con có PHAO để khống chế MỨC XĂNG. Khi mức xăng đủ, phao này đóng chặt làm xăng từ bình xăng chính không tự chảy vào bình xăng con nữa, để tránh tràn ngược lên cổ hút và vào buồng đốt. Cũng vì lý do này mà không gian trong bình xăng con là một không gian kín và hẹp, áp lực hút ở cổ hút hút xăng ra vào tạo áp lực chân không tương ứng trong bình xăng con, nghĩa là bình xăng con luôn được duy trì một áp lực âm đáng kể khi hoạt động.

Bây giờ em giải thích vì sao lại bị rồ máy trước khi hết xăng. Khi gần hết xăng, mức xăng trong bình xăng con xuống thấp và mở van đầu vào để lấy thêm xăng từ bình xăng chính. Nhưng bình xăng chính không còn xăng nên không khí tràn vào. Mà không khí thì không làm tăng mực xăng để đóng van mà chỉ làm tăng áp suất trong bình xăng con, dẫn đến xăng bị phun mạnh vào khu vực hòa trộn mặc dù vị trí kim xăng không thay đổi. Đến khi lượng xăng trong bình xăng con bị phun hết và xuống dưới ngưỡng có thể vào được lỗ hút thì động cơ ngừng hoạt động.

Đó là giải thích của em, các bác xem có hợp lý không nhé.

Nếu giải thích do cấu tạo ống xả thì bác cứ tháo ống xả ra rồi thử xem, không có ống xả vẫn bị như thường.

Giải thích do hiện tượng hòa khí trước khi phun cũng không hợp lý vì lỗ phun rất nhỏ, khí + xăng thì cần tiết diện lớn hơn rất nhiều mới đảm bảo.

Giải thích của em chỉ áp dụng cho chế hòa khí dùng bình xăng con thôi nhé, dùng bơm xăng thì câu chuyện khác hẳn rồi, nên không có hiện tượng rồ ga khi hết xăng đâu.

PS: Áp suất và áp lực là khác nhau, nhưng do thói quen em vẫn dùng lẫn và mọi người vẫn hiểu vì với chất lỏng thì chỉ có áp suất là có ý nghĩa chính :D