Công Nghệ Nghĩ mãi không ra !

Tập Lái
21/9/07
29
11
8
Biên Hòa, Đồng Nai
RE: Nghĩ mãi không ra !

Chào các bác,
Theo suy nghĩ của em thì hiện tượng máy xe bị rồ lên khi sắp hết xăng chỉ còn vài giọt (cả 2 thì lẫn 4 thì) là do hổn hợp hòa khí (xăng + gió) bị nghèo xăng. Nên nhớ là lúc này ta không lên ga vị trí của bướm ga (hoặc trụ ga) là ở mức thấp nhất, hổn hợp hòa khí chỉ theo đường zích-lơ garangti để vào buồng đốt. Nếu lúc này các bác lên ga thì máy xe sẽ lịm đi chứ không rồ lên vì lượng gió vào nhiều mà xăng thì quá ít hổn hợp quá ngèo xăng.
Để kiểm chứng các bác làm như sau:
Để xe nổ máy ở chế độ không tải lượng hòa khí hút vào buồng đốt chỉ giớ hạn theo đường zich-lơ garangti, nếu các bác vặn vít gió vào (bớt gió) thì lượng hổn hợp hòa khí sẽ giàu xăng máy xe sẽ lịm đi nổ không đều. Ngược lại nếu nới vít gió ra (thêm gió) thì lượng hổn hợp hòa khí sẽ nghèo xăng máy xe sẽ rồ lên nhưng nổ cũng không đều. Khi hổn hợp hòa khí ở mức thích hợp nhất (xăng + gió đều nhau) thì máy xe sẽ nổ tròn và đều.
Trích đoạn:bibong
Cũng vì lý do này mà không gian trong bình xăng con là một không gian kín và hẹp, áp lực hút ở cổ hút hút xăng ra vào tạo áp lực chân không tương ứng trong bình xăng con, nghĩa là bình xăng con luôn được duy trì một áp lực âm đáng kể khi hoạt động.
Theo em là không đúng vì bình xăng con nào cũng có một ống thông hơi với không khí bên ngoài.
Trích đoạn: truong195
Theo T hiện tượng rồ lên do điều chỉnh đậm đặc hòa khí.
Để ổn dịnh người ta điều chỉnh đậm hơn chế độ hòa khí tối ưu một ít. Khi xe hết xăng thì hòa khí sẽ rơi vào mức độ tối ưu khiến ga tự động lớn lên. Nếu tiếp tục hòa khí vượt qua nồng độ tối ưu thì công suất sẻ giảm hẳn, nếu muốn tiếp tục nổ máy thì phải giảm số- hạ công suất.
Theo em thì ngược lại hổn hợp hòa khí ngèo xăng như đã giải thích ở trên.
Trích đoạn: phuni56
Tui đoán như thế nầy:
Khi chạy những giọt xăng cuối cùng , bình giữ mực xăng trong bộ chế hòa khí (nơi chứa xăng và phao xăng) lúc nầy không chứa toàn xăng mà còn có không khí từ bình xăng, bơm xăng theo ống dẫn xăng tràn vào. Áp thấp ở họng bộ chế hòa khí lúc nầy vẫn tạo ra lực hút nhưng xịt từ lổ tia ra là một hổn hợp xăng+không khí được trộn xoáy rất mạnh.
Em đồng ý với bác phuni56 ở điểm này, lúc này lượng không khí (gió) lọt vào buồng đốt qua lổ zich-lơ garangti nhiều hơn nên hổn hợp nghèo xăng.
Tất cả những điều lý giải trên đây là theo suy nghĩ của em, nếu có gì không phải mong các bác bỏ qua. Chủ yếu là chúng ta cùng nhau suy nghĩ đễ đưa ra một lời giãi tâm phục khẩu phục nhất.
Xin chào các bác.
 
RE: Nghĩ mãi không ra !

khuyết điểm đặc biệt của động cơ Otto hai thì là thất thoát nhiên liệu hình thành qua sự pha trộn một phần giữa hỗn hợp khí mới và khí thải

vì thế một phần của hỗn hợp nhiên liệu và không khí thoát ra ngoài theo ống thoát khí gây ô nhiễm môi trường

ngược với động cơ bốn thì và động cơ diesel hai thì

động cơ Otto hai thì thường không có nhớt bôi trơn thường xuyên mà dùng một hỗn hợp pha trộn giữa xăng và nhớt dùng làm nhiên liệu và chất bôi trơn

vì nhớt chỉ được đốt cháy một phần nên động cơ Otto hai thì gây ô nhiễm môi trường nhiều hơn động cơ bốn thì

cách bôi trơn động cơ này là một ưu điểm cho những động cơ hay thay đổi tư thế như máy cưa hay máy cắt cỏ

vì ở những động cơ này việc bôi trơn bao giờ cũng được bảo đảm

[8|]hết xăng nên giảm độ bôi trơn cho máy ==> rồ điên điên do khô máy