Giao Thông
22/3/19
1.115
2.720
131
34
Hai bộ Kế hoạch và Đầu tư, GTVT thống nhất nghiên cứu đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vừa chở khách vừa chở hàng, tốc độ thiết kế 250 km/h, khai thác 180-225 km/h. Theo đề xuất của Liên danh tư vấn thẩm tra, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam dự kiến có tổng mức đầu tư 61,67 tỷ USD, phân kỳ theo ba giai đoạn.

Screen Shot 2022-11-08 at 14.42.18.png

Đoàn tàu tốc độ cao vào ga ở nước ngoài

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn gửi Bộ GTVT thống nhất với đề xuất lựa chọn phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Vào tháng 10.2022, Bộ GTVT đã báo cáo 2 phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Cụ thể như sau:

Phương án 1 sẽ là nâng cấp tuyến đường sắt hiện có thành đường đôi khổ 1.435 mm (hiện là khổ đơn 1.000 mm) để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180 km/giờ, tàu hàng tối đa 120 km/giờ. Chi phí đầu tư khoảng 42 tỉ USD, tận dụng một phần hạ tầng hiện hữu như quỹ đất, kho bãi, mặt bằng, các doanh nghiệp trong nước có khả năng tiếp cận công nghệ, tỷ lệ nội địa hóa cao.

Phương án 2 là xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435 mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ khai thác tối đa 180 - 225 km/giờ, chi phí đầu tư khoảng 64,8 tỉ USD. Ưu điểm của kịch bản này là hình thành tuyến đường sắt mới để vận tải hành khách và hàng hóa có năng lực lớn, không làm gián đoạn vận tải đường sắt khi đầu tư xây dựng tuyến mới, vận tải hàng hóa trên cả khổ đường 1.000 mm và khổ 1.435 mm.

Tuy nhiên, trên cơ sở trình độ phát triển khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực, các điều kiện cụ thể trong nước, tham khảo ý kiến của Tư vấn thẩm tra được Hội đồng Thẩm định nhà nước lựa chọn, Bộ GTVT dự kiến kiến nghị lựa chọn kịch bản 2.

Screen Shot 2022-11-08 at 14.41.26.png


Ngoài 2 phương án trên, còn có đề xuất của liên danh tư vấn thẩm tra Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được đưa ra tại Hội thảo Kết quả thẩm tra Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi và đề xuất giải pháp phù hợp để phát triển Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua.

Ở phương án này Liên danh tư vấn thẩm tra đường sắt ước tính tổng mức đầu tư là hơn 61,67 tỷ USD (trong đó hơn 63% là đấu giá đất, 22% là đầu tư công, 15% là từ tư nhân đầu tư PPP). Dài 1.508 m tổng 70 nhà ga, hàng năm đón 163 triệu hành khách và 65 triệu tấn hàng hóa.

Dự án chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Từ năm 2025-2031, bắt đầu giải phóng mặt bằng và xây dựng từ Thủ Thiêm đến Nha Trang dài 361km tổng vốn 16 tỷ USD.
Giai đoạn 2: Từ năm 2031 - 2038 xây dựng đoạn từ Hà Nội đến Đà Nẵng dài 677km, tổng vốn 26 tỷ USD.
Giai đoạn 3: Từ năm 2038-2041 xây dựng đoạn từ Đà Nẵng đến Nha Trang dài 469km, tổng vốn là 18 tỷ USD.

Hiện những phương án trên bộ GTVT vẫn chưa chốt sẽ thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao theo phương án nào.

Xem thêm:
 
Hạng F
29/10/16
12.194
25.725
113
Pháp
Là do nhà đầu tư nước ngoài ....như tây âu, nhật ...hàn hay bắc mỹ, loại trừ những quốc gia như TQ là có thể lợi thời gian, chất lượng, công sức ...và nhất là không đội giá ....:):):):)
 
  • Like
Reactions: Perenco
Hạng D
22/1/19
4.460
8.240
113
Cách đây hơn 10 năm bắt đầu bàn, đến giờ vẫn chưa bàn xong và còn đề xuất ra 1 phương án hoàn toàn mới! Mười mấy năm trời! Nếu dùng thời gian đó để cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện tại, biết đâu đã giúp đất nước tiết kiệm được cả đống tiền, và việc vận chuyển hàng hóa sẽ không quá phụ thuộc vào đường bộ như lâu nay! Cũng không ai ngờ được là có một ngày, đi tàu khách từ SG ra HN mất hơn 30 tiếng, giá vé tàu ngày thường (không phải lễ tết) còn mắc hơn cả vé may bay ...
 
Hạng C
30/5/20
520
658
93
Hà Nội
requatroi.com
Cái này tôi đã phản đối bao nhiêu lần, nay viết lại. Với hiện tại của VN, chúng ta chưa cần đường sắt cao tốc bởi vì chúng ta chưa làm chủ được công nghệ, công nghệ đường sắt cao tốc rất đắt đỏ, nếu cái gì cũng nhập, phụ thuộc kỹ thuật của nước ngoài thì chúng ta chỉ có è cổ mà trả tiền theo những đòi hỏi phi lý của bên nhà cung cấp, thay vào đó chúng ta hoàn toàn có thể triển khai làm tuyến đường sắt mới với khổ 1.435mm. Ưu điểm của khổ này như sau:

Tốc độ từ 200 tới 250km/h
Dễ thi công, công nghệ không phức tạp, chúng ta hoàn toàn tự chủ được về công nghệ sau này

Với địa hình như VN thì Đường Sắt đáng nhẽ phải được ưu tiên đầu tư hàng đầu chứ không phải là đường Cao tốc như hiện nay. Nếu tuyến đường sắt khổ 1.435mm được triển khai, với tốc độ tối ưu nằm ở 240km/h thì để vận chuyển hàng từ Sài Gòn ra HN (1717km) thì chỉ mất 7 tiếng. Chúng ta sẽ tận dụng đường sắt cũ từ thời Pháp để vận chuyển hàng hóa cần đi chậm, tuyến đường sắt mới để chở người kèm hàng hóa tốc hành. Thử tưởng tượng giờ đây, hoa tươi ở Sa Đéc, Đà Lạt chỉ mất vài tiếng là tỏa khắp miền Bắc, Tết nhất hoặc các dịp không phải khổ sở trên các tuyến xe khách nhồi kín người hay trên các chuyến bay bị chém đắt đỏ :D .

Lại 1 lần nữa tôi phản đối đường sắt Cao tốc, không phải nó không tốt, mà nó ko phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của VN. Tiền rót vào đó quá nhiều, hàng mấy chục tỷ $. Trong khi chỉ cần làm tuyến mới với khổ khổ 1.435mm thì chỉ vài tỷ $, lợi ích quá rõ ràng.
 
Hạng D
22/1/19
4.460
8.240
113
Cái này tôi đã phản đối bao nhiêu lần, nay viết lại. Với hiện tại của VN, chúng ta chưa cần đường sắt cao tốc bởi vì chúng ta chưa làm chủ được công nghệ, công nghệ đường sắt cao tốc rất đắt đỏ, nếu cái gì cũng nhập, phụ thuộc kỹ thuật của nước ngoài thì chúng ta chỉ có è cổ mà trả tiền theo những đòi hỏi phi lý của bên nhà cung cấp, thay vào đó chúng ta hoàn toàn có thể triển khai làm tuyến đường sắt mới với khổ 1.435mm. Ưu điểm của khổ này như sau:

Tốc độ từ 200 tới 250km/h
Dễ thi công, công nghệ không phức tạp, chúng ta hoàn toàn tự chủ được về công nghệ sau này

Với địa hình như VN thì Đường Sắt đáng nhẽ phải được ưu tiên đầu tư hàng đầu chứ không phải là đường Cao tốc như hiện nay. Nếu tuyến đường sắt khổ 1.435mm được triển khai, với tốc độ tối ưu nằm ở 240km/h thì để vận chuyển hàng từ Sài Gòn ra HN (1717km) thì chỉ mất 7 tiếng. Chúng ta sẽ tận dụng đường sắt cũ từ thời Pháp để vận chuyển hàng hóa cần đi chậm, tuyến đường sắt mới để chở người kèm hàng hóa tốc hành. Thử tưởng tượng giờ đây, hoa tươi ở Sa Đéc, Đà Lạt chỉ mất vài tiếng là tỏa khắp miền Bắc, Tết nhất hoặc các dịp không phải khổ sở trên các tuyến xe khách nhồi kín người hay trên các chuyến bay bị chém đắt đỏ :D .

Lại 1 lần nữa tôi phản đối đường sắt Cao tốc, không phải nó không tốt, mà nó ko phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của VN. Tiền rót vào đó quá nhiều, hàng mấy chục tỷ $. Trong khi chỉ cần làm tuyến mới với khổ khổ 1.435mm thì chỉ vài tỷ $, lợi ích quá rõ ràng.
Đường sắt 250km/h cũng chưa chắc VN sẽ làm chủ được công nghệ đâu bác, chỉ là có khả năng hơn thôi. Vấn đề là bên nhà thầu họ có chịu chuyển giao hay không nữa. Toàn bộ dự án ước tính tốn ít nhất 61 tỷ thì sure là sẽ phải đi vay ODA rồi. Mà dự án dùng vốn ODA thì dễ gì mình được toàn quyền quyết định công nghệ, nhân lực hay phương án thi công. Em thấy không phải là VN hiện này chưa phù hợp để làm đường sắt 350km/h mà cả 250km/h cũng chưa phù hợp. Đơn giản nếu nó dễ thì mấy bác nhà mình đã chốt luôn từ 10 năm trước rồi chứ không phải đợi tới giờ. Lo cải tạo đường sắt Bắc-Nam hiện hữu, nâng tốc độ chạy tàu trung bình lên 100-120 km/h đi đã. Việc đó nó nằm trong khả năng của ngành đường sắt VN hiện tại, vì vấn đề chính không nằm ở kỹ thuật mà nằm ở chỗ đường sắt cắt đường dân sinh nhiều (giải pháp là xây cầu cạn qua các khu dân cư đông đúc, như từ thị xã trở lên), và thời gian chờ tàu quá lâu (giải pháp là làm thêm đường tránh, đường đôi ở các đoạn ít dân cư, chi phí GPMB thấp). Ngoài ra cũng cần phải siết chặt quản lý hành lang an toàn đường sắt, xử lý thật nặng các trường hợp lấn chiếm trái phép hoặc tự ý mở đường ngang. Một chuyện nữa là xây thêm các tuyến đường sắt kết nối ga hàng hóa vào cảng biển, giảm phụ thuộc vào vận chuyển đường bộ. Như việc kết nối giữa ga Sóng Thần với cảng Trường Thọ hoặc cảng Cát Lái, ga Diêu Trì với Cảng Quy Nhơn hay ga Đà Nẵng với cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) chẳng hạn ...
Làm sao để thời gian đi tàu giữa HN-SG rút xuống còn khoảng 15-16 tiếng, và thời gian chở hàng không quá 20 tiếng là đã tạo ra biết bao lợi ích kinh tế, xã hội rồi. Đường sắt cao tốc thì để cho thế hệ con cháu chúng nó quyết định cho phù hợp với điều kiện của tụi nó. Chính vì giờ mình không biết chọn cái nào cho phù hợp nên tốt nhất là không nên chọn. 61 tỷ đô vốn đầu tư thì không biết trả nợ đến bao giờ mới xong. Doanh thu 11 tỷ đô mỗi năm cũng chỉ là con số được viết ra, không ai dám cam kết hay cam đoan gì đâu ...