Traffic Jam
15/5/19
54
57
18
34
Đó là khẳng định của lãnh đạo UBND TP.HCM liên quan công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn TP.HCM trong thời gian tới.

Người đứng đầu địa phương ở TP.HCM chịu trách nhiệm nếu để tai nạn do lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

Các đơn vị ký kết giao ước thi đua trong công tác bảo đảm trật tự lòng, lề đường, vỉa hè năm 2024 - Ảnh: THẢO LÊ

Sáng 15-8, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông 6 tháng đầu năm, ký kết giao ước thi đua trong công tác bảo đảm trật tự lòng, lề đường, vỉa hè năm 2024. Qua đó đưa ra nhóm giải pháp nâng cao an toàn giao thông, xử lý nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

6 tháng đầu năm, TP.HCM chết 223 người do tai nạn

Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Thành Lợi - phó trưởng ban chuyên trách Ban An toàn giao thông TP.HCM - cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, TP.HCM xảy ra 808 vụ tai nạn giao thông, làm chết 223 người, bị thương 539 người.

So với cùng kỳ 2023 giảm 15 vụ, giảm 129 người chết (giảm 37%), tăng 83 người bị thương (tăng 18%). Ban An toàn giao thông nhận định số người chết do tai nạn giao thông tuy được kéo giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.

Các địa phương đã xây dựng kế hoạch chấn chỉnh, tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý nhưng chưa có chuyển biến mạnh.

Nói về xử lý điểm đen tai nạn giao thông, các đơn vị cũng thực hiện nhiều giải pháp nhằm khắc phục những bất cập xảy ra.

Đến nay, TP.HCM còn lại 9 điểm đen, trong đó có 1 điểm đen mới phát sinh tại cầu Kênh Một Tấn trên đường Võ Chí Công (TP Thủ Đức).

Đối với điểm đen ùn tắc giao thông, tính đến ngày 14-6 trên toàn TP có 24 điểm có nguy cơ ùn tắc giao thông, trong đó có 5 điểm chuyển biến tốt và vẫn còn nhiều điểm chưa có chuyển biến rõ rệt.

Theo ông Lợi, nguyên nhân tai nạn chủ yếu vẫn xuất phát từ ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của nhiều người dân còn kém.

Những hành vi vi phạm thường thấy như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... Đặc biệt là tình trạng lấn chiếm lòng lề đường cản trở giao thông...

Ở khu vực trung tâm, xe cộ dừng đỗ sai quy định chiếm đường đi lại xảy ra ở hàng loạt đường như Lý Tự Trọng, Nguyễn Du...

Trong khi lượng phương tiện cá nhân ngày càng tăng thì hạ tầng giao thông, vận tải công cộng chưa đủ đáp ứng.

Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM cũng cho biết thời gian qua, việc lòng đường, vỉa hè bị lấn chiếm cũng dẫn tới tai nạn giao thông, nhất là đối với người đi bộ cần phải sớm có giải pháp xử lý.

Siết quản lý nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

Người đứng đầu địa phương ở TP.HCM chịu trách nhiệm nếu để tai nạn do lấn chiếm lòng đường, vỉa hè

Lòng đường, vỉa hè trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 (đường Nguyễn Du, quận 1) bị chiếm dụng làm chỗ đỗ xe ô tô gây cản trở giao thông, dễ xảy ra va chạm cho người yếu thế - Ảnh: THU DUNG

Trước thực tế trên, ông Bùi Xuân Cường - phó chủ tịch UBND TP.HCM - cho rằng vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập như hạ tầng giao thông nhiều khu vực quá tải, lề đường vỉa hè bị tái lấn chiếm, nhiều nơi đường chưa thông, hè chưa thoáng. Số người chết có giảm nhưng số vụ và số người bị thương có tăng.

Trong thời gian tới, ông Cường đề nghị các sở ban ngành, địa phương tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật trong lĩnh vực giao thông, gắn trách nhiệm người đứng đầu với kết quả thực hiện đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.

"Đề nghị Sở Giao thông vận tải TP.HCM và cơ quan chức năng tiếp tục công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành giao thông vận tải. Tập trung quản lý vận tải hành khách xe ô tô, bến bãi không phép.

Sắp tới TP sẽ mời lãnh đạo, chủ tịch UBND các quận huyện lên trên cơ sở danh sách các bến bãi hiện nay hoạt động không phép để làm thế nào khắc phục", ông Cường nói.

Tiếp tục rà soát, đánh giá việc gương mẫu tuân thủ và chấp hành nghiêm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động liên quan đến quy định về nồng độ cồn, không can thiệp việc xử lý vi phạm của lực lượng chức năng.

Ông Cường giao Công an TP tăng cường tuần tra, xử lý các hành vi vi phạm. Thông báo định kỳ với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang vi phạm về giao thông hoặc can thiệp đến việc xử lý vi phạm.

Thủ trưởng các cơ quan quản lý phải tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật các trường hợp này, báo cáo UBND TP.HCM.

Liên quan đến lòng đường, vỉa hè, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đề nghị các đơn vị xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý đô thị, phải thực hiện thường xuyên.

"Khi xảy ra tai nạn giao thông, các đơn vị cần xem xét xác định có hay không nguyên nhân tai nạn do tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Qua đó xem xét trách nhiệm người đứng đầu địa phương để xảy ra lấn chiếm ảnh hưởng an toàn giao thông", ông Cường nói.

Tập trung hoàn thiện hạ tầng giao thông

Phó chủ tịch UBND TP.HCM cũng chỉ đạo tập trung đầu tư các công trình, dự án giao thông trọng điểm.

Từ đây đến cuối năm, TP.HCM cũng hoàn thành thông xe, đưa vào khai thác sử dụng số công trình như tháng 9 thông đường cầu Nam Lý, hầm chui thứ 2 của nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ và nhiều công trình lớn hoàn thành trong năm nay.

Đồng thời thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư cho vành đai 2, vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cầu Cần Giờ, cầu Thủ Thiêm 4…

Đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ trong phát triển quản lý hạ tầng giao thông trên địa bàn TP.HCM.
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao thế nào về thông tin trên?
 
Hạng D
18/2/10
3.272
3.122
113
Họp xong, mời cả Hội Nghị lên đoạn đường Phạm Văn Bạch xem thực tế. Buôn thúng bán bưng lấy luôn cả con đường chứ ko còn là lấn chiếm nữa :) . Nhiều năm nay rồi!
Buôn thúng bán bưng thực ra vẫn còn di động, chứ em thấy đậu xe đầy đường, đường có bảng cấm dừng-cấm đỗ cũng đậu, cái xe bành ki chứ có phải ca ve đâu ???
 
Hạng D
1/4/15
1.304
2.379
113
Gần đây thấy cái chợ chồm hổm gần nhà đúng là có ngăn nắp hơn hẳn, quận tráng nhựa mới láng on, bà con leo lên lề ngồi bán sạch sẽ gọn gàng hơn hẳn, chỉ còn mấy người xe đẩy ko cố định là đứng trên mặt đường, cũng giúp thông thoáng hơn, hi vọng phường duy trì dc lâu.
 
Hạng D
3/3/16
1.684
3.087
113
40
mấy năm nay phong trào xe thớt (xe máy lôi theo cái "romooc" tổ chảng chở đử thứ đồ) bán lấn chiếm hết 1 bên đường có anh lảnh đạo địa phương nào thấy đâu, mấy anh csgt cũng không thấy.

ngang nhiên chạy đầy đường luôn
 
Hạng D
24/2/20
4.890
8.330
113
37
Buôn thúng bán bưng thực ra vẫn còn di động, chứ em thấy đậu xe đầy đường, đường có bảng cấm dừng-cấm đỗ cũng đậu, cái xe bành ki chứ có phải ca ve đâu ???
Họp xong, mời cả Hội Nghị lên đoạn đường Phạm Văn Bạch xem thực tế. Buôn thúng bán bưng lấy luôn cả con đường chứ ko còn là lấn chiếm nữa :) . Nhiều năm nay rồi!
mấy năm nay phong trào xe thớt (xe máy lôi theo cái "romooc" tổ chảng chở đử thứ đồ) bán lấn chiếm hết 1 bên đường có anh lảnh đạo địa phương nào thấy đâu, mấy anh csgt cũng không thấy.

ngang nhiên chạy đầy đường luôn
Nói nhiều rồi, khẳng định nhiều rồi, họp nhiều rồi, đề xuất càng nhiều rồi, mỗi làm là dell thấy thôi
Mấy anh có biết luật ko? Thằng chạy ba gác chở nước đá chỗ em ở nó còn rành luật hơn mấy anh :)
 
Hạng B2
26/2/15
100
110
43
Saigon
Thời buổi này vẫn hô hào cho có phong trào.
Ra quận 1, quận 3, Phan Xích Long Phú Nhuận... chỉ vài nơi tôi hay qua lại. Cả ngày lẫn đêm, xe hơi đậu vô tư ngay đoạn có bảng cấm đậu. Mỗi xe có cái bảng chà bá ghi tên quán gác ngay kính sau (khỏi giải thích ai cũng hiểu). Không gác bảng thì xe cứ chớp đèn hazard làm như tự động hư mỗi khi có công an....
Tới tối còn khủng khiếp hơn, xe hơi xe máy nó lấn hết lề đường ra tới lòng đường luôn. Tui đi mua gói thuốc mà phải lấm lét đi xuống dưới đường nhìn trước ngó sau, nhớ lại y như thời xưa hút thuốc lén ở nhà trốn phụ huynh vậy đó.
 
Chỉnh sửa cuối: