Ủng hộ cho tinh thần sáng tạo nhưng việc áp dụng được hay không là chuyện khác. Các hãng xe luôn áp dụng những gì tiên tiến nhất nhằm đảm bảo an toàn và thoải mái khi lái xe nên mình nghĩ nếu cái này mà tốt thì họ đã làm từ lâu. Không đến lượt một quốc gia chưa có khả năng làm được một chiếc xe hơi mà làm được một bộ phận mang tính an toàn cao.
các bà vợ chạy mãi không sao, một hôm ông chồng lấy xe của vợ đi công việc thì bị tông banh đít.....! lý do vì ông chồng quên tắt cái chế độ mới gắn này trên xe.....!
- Vậy là phải nhớ cái thao tác tắt mở cái này nữa.....! Vậy thôi, lôi vợ ra khu đường vắng, bắt tập xe 1 tháng liên tục, khẩu hiệu " buông gas rà thắng " chắc cũng k khó nhớ lắm......!
Em góp thêm chút ý, xin đừng mắng em !
- Vậy là phải nhớ cái thao tác tắt mở cái này nữa.....! Vậy thôi, lôi vợ ra khu đường vắng, bắt tập xe 1 tháng liên tục, khẩu hiệu " buông gas rà thắng " chắc cũng k khó nhớ lắm......!
Em góp thêm chút ý, xin đừng mắng em !
Vớ vẩn, sao ko làm kiểu cảm ứng khoảng cách rồi thắng tự động có hơn ko?
Còn test thứ này? Nhiều khả năng lái để cảm ứng nhận rồi kết luận, thực tế ai lái như thế, bất ngờ thúc ga chỉ rơi vào trường hợp lái xe bỏ trốn vì lý do nào đó.
Có cảm ứng khoảng cách vs tốc độ rồi. Các hãng đang đưa vào sử dụng. Thế giới đang hướng tới tương lai, mấy ông Cục Sở Hữu Trí Tuệ muốn khuyến khích xã hội quay lại thời kỳ Đồ Đá.
Mình đang nhắm mắt tưởng tượng 1 ông mua chiếc X5 cho vợ. Bà vợ gắn thêm cái "gà là phanh" này.
Cái này gắn vào là thay đổi kết cấu, có cần xin phép và đăng kiểm lại không ?Bác nào thử cái này chưa? Cho các quánh giá
http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/nguoi-viet-sang-che-bo-chong-nham-chan-ga-3312586.html
Với chi phí khoảng 4 triệu, tài xế Việt có bộ chống nhầm chân ga, chân phanh với công tắc kích hoạt On/Off tùy ý.
Xuất phát từ thực tế có nhiều trường hợp nhầm chân ga-chân phanh khi lái ôtô, đặc biệt với xe số tự động, anh Nguyễn Long Uy Bảo cùng bạn tại Sài Gòn đã sáng chế ra hệ thống hạn chế rủi ro khi tài xế đạp nhầm chân ga, được Cục sở hữu trí tuệ cấp bằng sáng chế số 14087 ngày 18/5.
Hệ thống này gồm các bộ phận cơ khí và vi mạch điện tử kết hợp với nhau, sẽ phản ứng bằng cách tác động trực tiếp lên chân phanh khi người lái xe vô tình đạp nhầm lên chân ga với lực mạnh (hoặc hiểu là chân ga di chuyển quá nhanh), giúp giảm thiểu rủi ro, tai nạn do xe tăng tốc ngoài kiểm soát.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cấu tạo hệ thống. >> Xem video thử nghiệm{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Cụ thể, hệ thống lấy nguồn trực tiếp từ ắc-quy với công suất rất nhỏ, không ảnh hưởng tới những hệ thống dùng điện khác trên xe như trợ lực lái, ABS, ECU. Cấu tạo gồm cảm biến đo tốc độ đạp chân ga, truyền thông tin về bộ vi xử lý, từ đó ra lệnh cho một cần phanh tự động kéo chân phanh xuống để hạn chế tốc độ, đồng thời phát ra âm thanh và đèn cảnh báo.
Trong trường hợp tài xế đang vê ga, tức chân ga vượt qua ngưỡng theo dõi của cảm biến, nhưng bất ngờ đạp mạnh chân ga lút sàn, thì tại vị trí sát sàn có thêm một công tắc. Khi đó, chân ga tác động vào công tắc sẽ cho kết quả phản ứng tự động phanh tương tự như thông tin từ cảm biến.
Với hệ thống này, tài xế có thể chủ động chọn bật hay tắt bằng một nút bấm. Do đó, với tài xế thích phong cách lái thể thao hay trường hợp cần đạp ga lớn để vượt xe khác trên đường cao tốc sẽ không ảnh hưởng, vì chỉ cần tắt hệ thống là xe trở về bình thường như thiết kế ban đầu.
Anh Uy Bảo cho biết, đã lắp công nghệ này trên chiếc Ford Escape có động cơ tới 3 lít để thử nghiệm trên đường công cộng cho kết quả chính xác như thiết kế.
Một chuyên gia kỹ thuật của Ford cho rằng, để thực sự áp dụng thành công trên xe thương mại, cần lắp công nghệ này và chạy thử trong nhiều dạng địa hình và điều kiện lái khác nhau, bởi trong mỗi hoàn cảnh lại đòi hỏi tài xế có thao tác chân ga, chân phanh tương ứng. Công nghệ này hầu như chưa có hãng xe hay hãng phụ tùng nào áp dụng.
Hệ thống chống nhầm chân ga có thể được thiết kế điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu từng người, ví dụ tác dụng phanh mạnh như đạp gấp hay chỉ cần một lực vừa phải để từ từ giảm tốc, nhắc nhở tài xế. Mức giá cho một bộ chống nhầm chân ga khoảng 4 triệu đồng.
>> Xem video hệ thống chống nhầm chân ga
ko có ý bài xích nỗ lực của người Việt but cái phát minh này giống kiểu trẻ con mua đũa tre về làm súng bắn thun chơi. có nguyên lý, có ý tưởng but tất cả đều xuất phát trên nền tảng sai lầm.
gốc rễ của hiện tượng nhầm chân phanh ko phải yếu tố kỹ thuật mà là con người. về cơ bản, rất rất cơ bản là ông bà lái xe không đủ khả năng vận hành chiếc xe đúng cách và an toàn, trước khi bàn đến cấu tạo kỹ thuật hỗ trợ vận hành. nội chuyện các anh viện cớ hoảng hay gì đó mà đạp nhầm chân thì coi lại học lái kiểu gì đã. xe AT đã thiết kế chân ga hẹp trong khi chân phanh to bè đã là cố gắng để các anh chị ko nhầm đc. nội thao tác phản xạ dời mũi chân khỏi pedal ga cũng ko có thì cũng coi như chưa đủ khả năng vận hành chiếc xe. nếu thao tác đúng tức là vị trí gót đặt đúng thì thật sự đạp thắng còn dễ hơn đạp ga, phản xạ của cơ thể khi căng cứng sẽ trả về tư thế tự nhiên nhất. vậy nhầm là nhầm thế *beep* nào???
các hệ thống cảnh báo va chạm hiện đang phát triển hoặc đã ứng dụng và xe dân dụng đều độc lập với chân ga, tức độc lập với con người. nhầm hay ko nhầm ko quan tâm, hễ các phép đo rơi khỏi ngưỡng an toàn thì tự kích hoạt khống chế hoạt động của xe. lý do đơn giản: con người chính là rủi ro lớn nhất và khó lường nhất đối với bất kỳ hệ thống siêu xử lý nào.
gốc rễ của hiện tượng nhầm chân phanh ko phải yếu tố kỹ thuật mà là con người. về cơ bản, rất rất cơ bản là ông bà lái xe không đủ khả năng vận hành chiếc xe đúng cách và an toàn, trước khi bàn đến cấu tạo kỹ thuật hỗ trợ vận hành. nội chuyện các anh viện cớ hoảng hay gì đó mà đạp nhầm chân thì coi lại học lái kiểu gì đã. xe AT đã thiết kế chân ga hẹp trong khi chân phanh to bè đã là cố gắng để các anh chị ko nhầm đc. nội thao tác phản xạ dời mũi chân khỏi pedal ga cũng ko có thì cũng coi như chưa đủ khả năng vận hành chiếc xe. nếu thao tác đúng tức là vị trí gót đặt đúng thì thật sự đạp thắng còn dễ hơn đạp ga, phản xạ của cơ thể khi căng cứng sẽ trả về tư thế tự nhiên nhất. vậy nhầm là nhầm thế *beep* nào???
các hệ thống cảnh báo va chạm hiện đang phát triển hoặc đã ứng dụng và xe dân dụng đều độc lập với chân ga, tức độc lập với con người. nhầm hay ko nhầm ko quan tâm, hễ các phép đo rơi khỏi ngưỡng an toàn thì tự kích hoạt khống chế hoạt động của xe. lý do đơn giản: con người chính là rủi ro lớn nhất và khó lường nhất đối với bất kỳ hệ thống siêu xử lý nào.
Hạng D
Haha.. con Datsun 100 của em có lắp cái này cũng bằng thừa à.. đạp lút ga nó cũng đâu có lên ngay đâu mà lo..Hiếu làm chuột bạch đê !