được 10s là đạt chuẩn 5 sao rồi đó anhKhi mở nước nóng để tắm. Dù gạt nóng nhất thì nước phun ra vẫn chưa nóng. Sau đó khoảng 10s mới nóng.
Sẵn thớt, e hỏi luôn
Không hiểu sao tụi chế tạo vòi sen nóng lạnh nó làm gì mà cái ống nóng/lạnh bé tí... làm nước chảy iếu xìu như ...chó ái
E súc/tháo ra coi hoặc thay vòi sen nóng lạnh mới thì kết quả không khả quan. Cuối cùng, e câu thêm ống nước nhựa 21, làm cái vòi sen dạng bình dân, vậy mà tắm nó sướng gì đâu, nước chảy ngộp luôn.
nhớ anh Đào có cái hình thay các ống mềm bằng ống to hơnAnh thật tài năng
Đào lại phát ạ, Bác tham khảo ở đây nhé bác, nguyên lý em có nêu rõ ạ. Rất mong được thảo luận cùng Bác. ^_^Hiện tại, e đang sài nước nóng năng lượng mặt trời (NNMT), e tò mò, đã hỏi nhiều người thợ, tuy nhiên họ không trả lời câu hỏi của e, anh e nào rành thì giúp e:
Theo hình dưới thì lõi bình bảo ôn sẽ "chứa chung" nước nóng & nước lạnh. Giả sử cả ngày không sài thì nước nóng. Tuy nhiên, khi mình sử dụng, nước nóng sẽ chảy xuống, nước lạnh tự động sẽ chảy vô, nếu sài ít nước nóng thì e không nói, nếu sài nhiều tí thì theo e nghĩ, nguyên tắc là nước mà đang nóng thì chỉ cần 1 ít nước lạnh chảy vô, nhiệt độ của nó sẽ giảm ngay, thực tế thì nước vẫn rất nóng. Theo hình này, có biên giới "vô hình" giữa nước nóng & lạnh hả mấy anh? Thực tế, nếu mình nấu nước nóng, chế nước lạnh vô thì làm gì có biên giới "vô hình" này.
Mong anh em khai sáng giúp.
E không rõ khái niệm "Hệ thống hoạt động theo nguyên lý đối lưu nhiệt tự nhiên và hiện tượng hiệu ứng lồng kính"
View attachment 1915825
https://www.otosaigon.com/threads/may-nuoc-nong-nang-luong-mat-troi-tong-hop-chi-tiet.8940408/
I.1 Nguyên lý đối lưu:
Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.
Cơ chế của sự đối lưu là trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét. Khi được làm nóng (truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt) lớp chất lỏng ở dưới nóng lên, nở ra, trọng lượng riêng trở nên nhỏ hơn trọng lượng riêng của lớp nước ở trên, nên nổi lên, còn lớp nước lạnh ở trên chìm xuống thế chỗ cho lớp nước này để lại được đun nóng.... Cứ thể cho tới khi cả khối chất lỏng nóng lên.
Nguồn: https://loigiaihay.com/ly-thuyet-doi-luu-buc-xa-nhiet-c59a10517.html#ixzz5ki7xMbkl
Mời các bác xem thí nghiệm thực tế với hai trường hợp, nước nóng ở phía dưới, và trường hợp sau là nước nóng ở phía trên trong clip sau:
https://youtu.be/z2OUpo0xsjk?t=237
Như vậy, áp dụng nguyên lý đối lưu để phần nước nóng nổi lên trên, phần nước lạnh chìm xuống dưới, nước được luân phiên làm nóng trong bộ phận thu nhiệt (collector) và áp dụng việc làm nóng nước từ phía trên thì khả năng trao đổi nhiệt, mất nhiệt của khối nước nóng phía trên cho khối nước lạnh phía dưới diễn ra rất chậm để làm bình bảo ôn (bồn nước nóng), hai bộ phận trên là hai phần chính quan trọng nhất của Máy nước nóng Năng lượng Mặt Trời (MNNNLMT)