Khu cầu Tham Lương mà giá 35-40 lận hả ta. Giá vậy chắc qua Gò Té phải 40-50 cho cùng điều kiện
E hỏi gần chục căn gần Nguyễn Văn Quá toàn vậy đó bác. Hẻm 6 m thì gần 40chai/m
hẻm 3.5m e hỏi căn 50m2 ma đòi 2.2 (đúc 1 lầu).
Khu cầu Tham Lương mà giá 35-40 lận hả ta. Giá vậy chắc qua Gò Té phải 40-50 cho cùng điều kiện
Chứng tỏ dân tình đang nóng lòng lên cho kịp tàu. Bong bóng chỉ nổ khi tiền đã chất lên tàu hết, không còn tàu ngầm ngồi rình, nhất là mấy anh đã thoát sớm giờ ngồi rung đùi mà thấy nóng đít nhảy lên lại.Bùm ko ko biết mà sáng nay mấy dự án Phúc Khang , Song ngọc mở bán hết hết từ 96% đến 100%
Giữa năm ngoái mình bán 1 căn NVQ hẻm 4m, 2/, 55m2, 1 lầu sân thượng, giá 1.7t. Giờ lên trên 2.2t rồi à? Kinh dị, tiền như lá mít nhỉ.E hỏi gần chục căn gần Nguyễn Văn Quá toàn vậy đó bác. Hẻm 6 m thì gần 40chai/m
hẻm 3.5m e hỏi căn 50m2 ma đòi 2.2 (đúc 1 lầu).
Bác qua khu tái định cư 10ha/33ha Tân Thới Nhất xem thế nào, khu này đẹp hơn bên NVQuá nhiều. Đầu năm thấy họ rao 33tr/m2, thấy đi coi ỳ xèo, cò cứ chạy đảo đảo hỏi xin mình số điện thoại chủ mấy miếng xung quanh nhưng cuối cùng không thấy đổi chủ. Đất thổ cư phân lô 5x20, 5x25, 4x20..., đường nhựa 5-6m chưa tính lề mỗi bên 2.5m. Hiện tại hết thấy ai đi coi đất rồi, cò cũng mất tăm.E hỏi gần chục căn gần Nguyễn Văn Quá toàn vậy đó bác. Hẻm 6 m thì gần 40chai/m
hẻm 3.5m e hỏi căn 50m2 ma đòi 2.2 (đúc 1 lầu).
Bác qua khu tái định cư 10ha/33ha Tân Thới Nhất xem thế nào, khu này đẹp hơn bên NVQuá nhiều. Đầu năm thấy họ rao 33tr/m2, thấy đi coi ỳ xèo, cò cứ chạy đảo đảo hỏi xin mình số điện thoại chủ mấy miếng xung quanh nhưng cuối cùng không thấy đổi chủ. Đất thổ cư phân lô 5x20, 5x25, 4x20..., đường nhựa 5-6m chưa tính lề mỗi bên 2.5m. Hiện tại hết thấy ai đi coi đất rồi, cò cũng mất tăm.
Hiện tất cả các lô xung quanh đều có giấy đỏ, lô của cty mình cũng có giấy, đã xây xong cuối năm ngoái, đang trong quá trình hoàn công. Mình chỉ biết mấy lô xung quanh trong khu 10ha, còn khu 33ha thì kô rành lắmĐây là khu tái định cư, năm 2013 mình lên thì phần giấy tờ khá là mơ hồ, chỉ làm được ủy quyền công chứng thôi
View attachment 670360
Diễn biến giá đất từ năm 2007 đến nay. Đồ họa: Việt Dũng
Cơn sốt đất nền lần này khác năm 2007 như thế nào?
Giá đất ở TP.HCM đã vượt đỉnh năm 2007 và cũng bị kích thích bởi hạ tầng, nhưng cơn sốt đất lần này đang có nhiều hướng khác biệt.
So với năm 2007, giá đất hiện nay đã vượt nhưng phần lớn vẫn là cơn say của người có tiền nhàn rỗi bị kích thích bởi các yếu tố hạ tầng, tạo cơ hội cho cò đất tung hứng giá lên cao để kiếm lợi nhuận. Trong khi đó, cơn sốt đất năm 2007 hình thành bởi sự liều lĩnh của giới đầu tư và công cụ đòn bẩy tài chính được giới này sử dụng rất chuyên nghiệp.
Cơn say của người mua
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM, cho rằng thời gian gần đây nhiều dự án đất nền có tới 70% nhà đầu tư vào mua bán, nhưng chưa thấy xuất hiện nhà đầu cơ chuyên nghiệp như năm 2007. Hình thức của giới đầu cơ 10 năm trước là tạo sóng, lướt sóng một cách nhanh chóng làm ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường.
Cơn sốt lần này bắt đầu bằng hàng loạt những tin tốt về hạ tầng, về vốn đầu tư FDI, về thông tin quy hoạch cũng như những “đại dự án” tại làm cho thị trường đón nhận hồ hởi, có cảm giác là thị trường nóng tại tất cả các vị trí và mọi phân khúc.
Đối với nhu cầu đầu tư, đất nền vùng ven đang là điểm nóng trong quý II này. Cụ thể các khu vực: Nhơn Trạch, Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, quận 8, quận 9 … đang là những điểm nóng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư cá nhân.
Đặc biệt cũng ghi nhận nhu cầu và xu hướng hình thành các nhóm đầu tư với lượng vốn lớn, từ vài chục tỷ cho đến hàng trăm tỷ để săn đất nền vùng ven. Đây là điểm mới đặc biệt trong việc tấn công vào phân khúc đất nền ở cơn sốt lần này.
Theo chuyên gia đầu tư cá nhân Phan Công Chánh, trong thời điểm này cần phải lưu ý thị trường đang sốt với giá tăng liên tục thì không phải lúc nào cũng có giao dịch. Một số nơi, một số chỗ có hiện tượng giá ảo, đó là rủi ro rất lớn vì độ chuyên nghiệp đầu tư trong giai đoạn này là không cao.
Tuy nhiên cơn sốt giá nào cũng có những điểm chung là thị trường vẫn diễn biến rất khó lường. Các nhà đầu tư đang bỏ tiền một cách vô tội vạ, không có định hướng và kiểm soát.
Quy mô thị trường sau 10 năm đã lớn hơn rất nhiều. Ở phương diện cá nhân, lượng vốn các nhà đầu tư bỏ vào cũng đã lớn hơn, nên mức độ thiệt hại nếu có cũng nặng nề hơn.
Khó xảy ra bong bóng
Các chuyên gia cho rằng trong lần tăng bất thường này của đất nền, việc tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư cá nhân là có cơ sở diễn ra, nhưng tác động mạnh đến nền kinh tế và tạo ra bong bóng BĐS là khó, vì tín dụng được kiểm soát chặt.
Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM, việc rót vốn vào lĩnh vực BĐS của các ngân hàng thương mại rất thận trọng, đảm bảo nguồn vốn an toàn, hiệu quả. Cơ chế chính sách tín dụng của ngành ngân hàng đã và đang góp phần hạn chế rủi ro, hạn chế tình trạng bong bóng xảy ra như những năm trước đây.
Từ tháng 4/2012, NHNN đã loại bỏ BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất và dỡ bỏ mức khống chế, cho vay trở lại bình thường. Sau quyết định này, thị trường thực sự khởi sắc và ấm dần lên từ năm 2013 tới nay.
Hiện nay, cho vay BĐS, kể cả đối với các dự án hay cá nhân mua nhà đều là cho vay trung và dài hạn. Trong khi đó, tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng có 86,4% là vốn huy động ngắn hạn, chỉ 13,6% vốn trung và dài hạn. Nhưng ngược lại, cho vay trung và dài hạn lại chiếm 54,6% trong tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn chỉ chiếm khoảng 45,4% tổng dư nợ.
Ngoài ra, việc kiểm soát rủi ro từ BĐS luôn được ngành ngân hàng tập trung tối đa. Từ năm 2017, các ngân hàng chỉ được sử dụng 50% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, đến năm 2018 chỉ còn được sử dụng 40%, trong khi chỉ số này từ năm 2016 trở về trước là 60%.
“Hậu quả của nợ xấu BĐS từ năm 2007-2010 đã để lại nhiều khó khăn cho ngành ngân hàng. Việc rót vốn cho BĐS hiện nay hết sức thận trọng để tránh bong bóng xảy ra”, ông Nguyễn Hoàng Minh chia sẻ.
Ông Lê Hoàng Châu cho rằng, để xảy ra bong bóng thị trường phải có 5 yếu tố để hình thành. Đầu tiên là khi nền kinh tế phát triển nóng, như năm 2007, mọi người dễ dàng kiếm tiền rồi đem đổ vào BĐS. Yếu tố thứ hai là buông lỏng tín dụng.
Thứ ba là lệch pha giữa các phân khúc nhà ở (thừa cao cấp, thiếu trung bình). Yếu tố thứ 4 là gia tăng nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp, đầu cơ, thứ năm là thiếu sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Tính đến cuối quý I, tổng dư nợ trên địa bàn TP.HCM hơn 1.500.000 tỷ đồng, có 56,4% tín dụng trung và dài hạn với khoảng hơn 800.000 tỷ đồng. Trong 800.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng trung và dài hạn có 164.100 tỷ đồng dư nợ dành cho các dự án BĐS. So với đầu năm, tín dụng BĐS tăng trên 4%, trong khi những năm 2013, 2014 và 2015, tín dụng BĐS tăng bình quân mỗi năm 11,7-12%.
http://cafef.vn/con-sot-dat-nen-lan-nay-khac-nam-2007-nhu-the-nao-20170506094659236.chn